Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………34 tử, giao tử đực và giao tử cái tạo hợp tử sau đó phát triển thành hạt và từ hạt phát triển thành cây con. Thực tế trên thế giới việc nghiên cứu vể cây phong lan đã được biết đến từ năm 1973, song đến năm 1844, Newman một nhà vườn pháp mới làm nảy mầm hạt lan bằng cách rắc hạt lên các cục đất quanh gốc cây lan to và sự thành công này được lan rộng nhưng chưa có lời lý giải cụ thể. Năm 1904, Noel Bernard thực hiện phương pháp gieo hạt cộng sinh với nấm để gây sự nảy mầm, ông nhận thấy rằng các cây lan con nảy mầm trong rừng đều bị nhiễm nấm, ông đã cô lập các nấm ở rễ cây lan con và cấy vào hạt lan, chính bằng cách này ông là người đầu tiên làm cho 100% hạt lan nảy mầm. Năm 1909, Hans Burgff đã làm nảy mầm được hạt của Laelio Cattleya trên môi trường dinh dưỡng 0,33% đường saccarose trong điều kiện hoàn toàn bóng tối, năm 1922, Lewis Krudso, một nhà khoa học người Mỹ lại thành công trong việc gieo hạt ở môi trường thạch và ông nhận thấy rằng sự nẩy mầm của hạt còn phụ thuộc vào thời gian hái quả. Dựa vào phương pháp nhân giống hữu tính người ta có thể lai tạo để tạo ra các con lai mang những đặc tính tốt của bố mẹ. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp nhân giống hữu tính là thời gian cây mọc đến khi ra hoa kéo dài, mặt khác đặc tính di truyền của con lai là không ổn định do đó phương pháp này chỉ được áp dụng trong chọn lọc mới.
+ Nhân giống vô tính cây hoa lan, trên thế giới việc nhân giống vô tính hoa lan bằng hình thức tách chiết thông thường rất ít được áp dụng, do kĩ thuật phát triển mạnh nên phương pháp nhân giống vô tính cây hoa lan bằng nuôi cấy mô tế bào ra đời, từ một tế bào với các tác nhân nhân tạo có thể tạo ra một cơ thể hoàn chỉnh, phương pháp này có thể nhân giống lan nhanh với tốc độ cao. Ban đầu Morel khám phá ra phương pháp nuôi cấy mô thành công loài lan đa thân. Năm 1970, N. vajrabhaya và T. vajrabhaya đã cấy mô thành công loài lan đơn thân. Năm 1974 các nhà khoa học đã cây mô
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………35 thành công hầu hết các loại lan thuộc nhóm đơn thân khác và cũng nhờ có phương pháp nuôi cấy mô tế bào các cây lan đã chọn lọc từ phương pháp lai hữu tính được nhân với tốc độ cao có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, môi trường có vai trò rất quan trọng trong quá trình nuôi cấy, nó cung cấp chất dinh dưỡng đảm bảo cho sự sinh trưởng của mô cấy. Môi trường dinh dưỡng thích hợp cho việc nuôi cây là môi trường MS (Marushige – Shoog, 1962), V W (Vacine – went, 1949), KC (Knudsonc)…[16]