Tình hình sản xuất hoa la nở Việt Nam

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT HOA LAN VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐBIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAN HỒĐIỆP ỞTHỜI KỲVƯỜN ƯƠM TẠI TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 41 - 42)

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm rất thuận lợi cho việc trồng hoa, cây cảnh. Tuy nhiên chưa được đầu tư thích đáng nên ngành trồng hoa nói chung và ngành trồng lan nói riêng vẫn chưa thực sự phát triển, sản xuất lan ở Việt Nam mới chỉ phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Hồ Chí Minh có khí hậu ấm áp quanh năm là trung tâm văn hóa kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật của miền Nam có một tiềm năng lớn về nuôi trồng và kinh doanh hoa lan.

Từ năm 1980 Việt Nam đã xuất khẩu lan sang Liên Xô, Tiệp Khắc. Năm 1987 ở thành phố Hồ Chí Minh đã có các vườn lan quốc doanh và tư nhân cùng với sự ra đời của nhiều hội lan, cây cảnh và có nhiều cơ sở nghiên cứu ra đời. Theo số liệu điều tra bước đầu tính đến năm 1986 thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 15 gia đình có vườn lan với số lượng 1000 – 7000 chậu và đến năm 1987 ở thành phố Hồ Chí Minh đã có vườn quốc doanh tư nhân: vườn lan T78, vườn lan Hàng Không dân dụng, từ năm 1980, năm nào thành phố cũng tổ chức Hội Hoa Xuân. Hội Hoa Xuân là nơi hội tụ những tác phẩm đặc sắc và độc đáo nhất của các vườn lan. Mới đây thành phố Hồ Chí Minh dự kiến, giai đoạn 2005 – 2006 thực hiện đầu tư 20ha nuôi trồng hoa lan và 20ha trồng cây kiểng (Dự án đầu tư, cây và cá kiểng tại thành phố Hồ Chí Minh, T7/2005), đặc biệt là phải kể đến trang trại Risun tại Gia Hiệp – Di Linh –

Trường Đại hc Nông nghip Hà Ni – Lun văn thc s khoa hc Nông nghip ………33 Lâm Đồng đã đầu tư trang thiết bị hiện đại có thể tự tạo ra nguồn cây giống để sản xuất, sản phẩm đặc biệt ở đây là lan Hồ Điệp với 16 – 17 màu khác nhau.

Ở Hà Nội, mười năm gần đây, khi đời sống người dân thủ đô nâng cao, nhu cầu thưởng thức hoa lan tăng, nhiều khi cung không đủ cầu và phong trào nuôi trồng lan tự phát lan rộng cả đến các vùng phụ cận khiến các nhà khoa học phải vào cuộc, đi sâu nghiên cứu và sản xuất, kinh doanh hoa lan.

Tại Viện Sinh học Nông nghiệp thuộc Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội đã cho ra đời hàng vạn cây giống hoa lan có giá trị kinh tế như: Hồ Điệp (Phalaenopsis), Cát lan (Cattleya), lan Thái (Dendrobium)… Ngoài ra viện còn làm cố vấn kỹ thuật, chuyển giao qui trình nuôi trồng một số giống lan có hiệu qủa kinh tế ở các tỉnh như Hải Phòng, Bắc Giang, Lạng Sơn… và tại Trung tâm Kỹ thuật Rau – Hoa – Quả Hà Nội, 2 năm trở lại đây, phòng nuôi cấy mô hoạt động cho ra đời mỗi năm hàng vạn cây lan Hồ Điệp giống và hàng vạn cây giống khác, đặc biệt đã thành công trong việc nhân giống lan Hài, lan Kiếm (Hoàng Vũ, Bạch Ngọc…).

Tại Trung tâm Kỹ thuật Rau – Hoa – Quả thường tín Hà Tây, tiền thân là liên doanh hoa JAVECO được thành lập năm 1997, năm 2000 phía Nhật đã chuyển giao, để lại toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật (phòng cấy mô hiện đại, 2 nhà kính trồng lan, 30 nhà ống Vinyl và một số thiết bị khác…).

Ngành sản xuất hoa lan ở các tỉnh, thành phố phía Nam phát triển mạnh hơn miền Bắc. Nói chung vấn đề sản xuất – kinh doanh – xuất khẩu hoa lan ở Việt Nam từ trước đến nay vẫn còn ở mức tiềm tàng, trong khi đó sức cạnh tranh thị trường trên thế giới là rất lớn, những hoạt động, kinh doanh và xuất khẩu trong thời gian qua chỉ có ý nghĩa khởi động và hứa hẹn sự phát triển trong tương lai.

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT HOA LAN VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐBIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAN HỒĐIỆP ỞTHỜI KỲVƯỜN ƯƠM TẠI TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 41 - 42)