2.1.4.1. Giai đoạn lấy từ trong ống nghiệm ra
Đây là thời điểm rất quan trọng cần phải chú ý nhưng trong thực tế hầu hết các người trồng lan đều xem thường và ít để ý. Vì làm không cẩn thận sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây con sau này, việc lấy cây con ra phải nhẹ nhàng, tránh dập lá gẫy rễ và phải rửa sạch môi trường bám vào cây, lá, rễ. Sau đó ngâm vào nấm với nồng độ pha loãng (1g/lít) với mục đích sát khuẩn (Dinatham M45). Sau đó ta cần phân loại cây to, nhỏ khác nhau để thuận tiện cho việc chăm sóc.
Giai đoạn ở chung trong chậu là giai đoạn khó khăn nhất và quan trọng nhất của việc trồng lan.
Theo Rebecca Tysun Northen trong cuốn Home orchid Growing (1974) chỉ dẫn lan con lấy ra từ ống nghiệm sau đó đưa ngâm vào dung dịch sát khuẩn, tiếp đó là trồng cây con vào chậu chung, pha loãng dung dịch phân bón, một phần từ dung dịch phân bón với 4,5 lít nước ngay tức khắc sau khi trồng tưới vào cây.
Theo Water Richer (người Đức): cho rằng để trồng cây từ ống nghiệm ra người ta chuẩn bị than bùn, than củi với tỷ lệ ngang nhau, đồ đựng là các chậu đất hoặc dĩa và 1/3 phía dưới người ta cho mảnh sành, phía trên là các chất nuôi cây để khoảng cách từ 2 - 3cm. Người ta lấy cây con từ ống nghiệm ra một cách cẩn thận rồi cho vào bể rửa sạch môi trường dinh dưỡng và trồng tương đối chặt vào chậu và chú ý giữ gìn cẩn thận, khi trồng ấn nhẹ chất nuôi cây xuống, giai đoạn trong chậu chung đối với các loại lan là khác nhau về chế độ ánh sáng.
2.1.4.2. Giai đoạn trồng vào chậu
Sau khi cây trồng trong chậu ổn định một thời gian cần thiết là phải trồng vào chậu nhỏ và giai đoạn này cần hai thứ là chậu và chất liệu trồng.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………30 + Chậu: có thể dùng chậu đất, chậu nhựa mềm, nhựa cứng có đường kính 3 – 5cm, cao 5 – 10cm và có lỗ thoát nước ở dưới.
+ Giá thể: tùy theo điều kiện và các loại lan khác nhau mà giá thể cũng khác nhau (rễ bèo, than củi, gạch, dương sĩ, rêu…)
2.1.4.3. Giai đoạn thay chậu nhỏ và trồng vào chậu lớn
Việc chuyển chậu có thể thực hiện trong khoảng thời gian cây con đã ở trong chậu nhỏ 10 – 24 tháng, khi chuyển cây không nên căn cứ vào tháng tuổi của cây ở trong giai đoạn nhỏ mà phải căn cứ vào tình trạng của từng cây, nếu cây bé trồng vào chậu lớn, cây lớn trồng vào chậu bé thì cũng tương tự (cây không phát triển), trong quá trình chuyển chậu cần phải nhẹ nhàng và tránh hư hại cho bộ rễ.
Sau khi chuyển chậu được một tuần trở lại mới được bón các loại dinh dưỡng cho cây, vì quá trình chuyển chậu ít nhiều bộ rễ cũng bị tổn thương do đó nếu bón phân hóa học ngay sẽ làm luộc rễ. Duy trì cường độ ánh sáng 40.000lux trong 6 tháng – 1 năm sau đó mới chuyển cây ra nơi có cường độ ánh sáng 50.000lux và để 6 tháng thì cây bắt đầu ra hoa.