- Tr ần mộng Cymbidium ensifolium 600
4 Đai Trâu 10 – 12 35 – 0 5,0-5,5 Lá dày, màu xanh có trắng dọc 5 Hoàng Thảo giả hạc
4.3. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá Pomior đến sinh tr ưởng của Lan Hồ Điệp trên 4 giá thể khác nhau
Để cây hoa phong lan nói chung và hoa lan Hồ Điệp nói riêng trở thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao, ngoài những ứng dụng thành công, công nghệ sinh học, nông học hiện đại như chọn tạo giống mới, lai tạo, cải tiến kỹ thuật … một trong những nhân tố góp phần tạo nên thành tựu trên là sử dụng công nghệ nhân giống invitro để sản xuất cây con, phương pháp này hiện nay được dùng phổ biến ở các nước trồng lan, phương pháp này cho hệ số nhân giống cao, trong một thời gian ngắn có thể cho ra một lượng cây giống lớn, đồng đều và sạch bệnh, ngoài những vấn đề trên, sử dụng phương pháp này vì lan rất khó nhân giống bằng các phương pháp khác hoặc có thể nhân nhưng hệ số nhân rất thấp, như tách chiết hay gieo hạt.
Hồ điệp là cây ưa ẩm vì vậy giá thể trồng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của cây, một giá thể được đánh giá thích hợp, khi nó có các điều kiện thuận lợi cho sự hình thành rễ của cây cũng như sự tăng trưởng về lá, thân … với Hồ Điệp giá thể rêu được xem là lý tưởng, nhưng với loại giá thể này ở Việt Nam chủ yếu là nhập từ Trung Quốc, Đài Loan, có giá trung bình 70.000đ/1kg – 150.000đ/1kg, do đó, để góp phần hạ giá thành sản phẩm chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số giá thể khác có đặc tính gần giống như: Rễ bèo tây, mút xốp kết hợp với rễ bèo tây … so sánh ảnh hưởng của các giá thể này đến sinh trưởng (đường kính thân, dài rễ, chiều dài lá, rộng lá ..) và tỷ lệ sống.
Quy trình nhân số invitro gồm nhiều giai đoạn trong đó giai đoạn chuyển cây từ ống nghiệm (bình mô) ra ngoài vườn ươm là giai đoạn quan trọng nhất, vì giai đoạn này quyết định khả năng ứng dụng toàn bộ quy trình nhân giống vào sản xuất, giai đoạn này cây chuyển từ trạng thái sống dị
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………59 dưỡng sang tự dưỡng hoàn toàn, bởi vì trong điều kiện môi trường nhân tạo rất thuận lợi nhưng khi ra môi trường tự nhiên bên ngoài có nhiều yếu tố biến động: thời tiết, giá thể, sâu bệnh … chính vì điều này đã gây không ít khó khăn trong việc đưa cây invitro ra ngoài vườn ươm. Do đó để tạo điều kiện thuận lợi cho cây con khỏe mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt ở ngoài vườn sản xuất, nhất thiết và vô cùng quan trọng là cây invitro phải được chuyển tiếp qua giai đoạn vườn ươm, ở đây có thể chủ động hạn chế một số tác nhân bất lợi của môi trường bên ngoài, dần dần tạo ra cho cây thích nghi với điều kiện sản xuất. Để cây đạt tỷ lệ sống cao, cần phải chăm sóc kỹ và có giá thể phù hợp, giá thể đối với lan rất quan trọng nó có tác dụng giữ cho cây đứng vững, vừa cung cấp nước, dinh dưỡng … Đặc biệt là lan ở giai đoạn vườn ươm, mỗi loại lan yêu cầu có một giá thể thích hợp, đối với lan Hồ Điệp thích hợp với giá thể có khả năng giữ ẩm, thoát nước tốt và thoáng, để xác định giá thể phù hợp chúng ta tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của lan Hồ Điệp ở thời kỳ vườn ươm được trình bày ở các bảng sau.
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của giá thể và phân bón Pomior (0,3%) đến tỷ lệ
sống của lan Hồ Điệp loài P.amabilisở thời kỳ vườn ươm Chỉ tiêu Công thức Số cây sống (cây ) Tỷ lệ (%) Số cây xuất vườn Tỷ lệ (%) CT I 329 91,38 317 88,05 CT II 314 87,22 288 80,00 CT III 322 89,44 305 84,72 CT IV 343 95,27 334 92,70
Tỷ lệ sống sau trồng là một trong những yếu tố quan trọng đối với cây trồng nói chung và cây hoa lan nói riêng. Tỷ lệ sống cao sẽ làm giá thành cây giống giảm, đảm bảo độ đồng đều của cây, tỷ lệ sống của cây cao hay thấp phụ
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………60 thuộc vào bản chất di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh, biện pháp kỹ thuật.
Qua kết quả bảng 4.7 ta thấy giá thể ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống của cây con ở thời kỳ vườn ươm, trong 4 công thức thì công thức IV (CT IV) có nền giá thể là rêu Trung Quốc tỏ ra thích hợp cho cây lan Hồ Điệp ở giai đoạn vườn ươm với tỷ lệ sống đạt 95,27% giá thể này đảm bảo được độ ẩm cần thiết cho cây cũng như độ thông thoáng khí để tạo bộ rễ hoạt động tốt, tiếp sau là CTI (rễ bèo tây) đạt tỷ lệ sống 91,38%, CTII (mút xốp) có tỷ lệ sống thấp nhất 87,22%.
Sau 60 – 90 ngày ra ngôi tại vườn ươm cây lan con Hồ Điệp con có thể đem ra trồng ở ngoài vườn sản xuất, chúng tôi nhận thấy rằng CTIV có tỷ lệ xuất vườn cao nhất 92,70% sau đó là CTI 88,05% và thấp nhất là CTII 80%.
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến tốc độ tăng trưởng lá lan Hồ Điệp con ở thời kì vườn ươm
Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm)
Chỉ tiêu Công thức Bắt đầu thí nghiệm (02/2) Kết thúc thí nghiệm (02/5) Bắt đầu thí nghiệm (02/2) Kết thúc thí nghiệm (02/5) CT I 4,2 6,2b 2,0 3,5a CT II 4,0 5,6a 1,9 3,3a
CT III 3,7 5,8a 1,9 3,4a
CT IV 4,0 6,4b 1,9 3,8b
CV% 2,0 3,0 3,9 3,2 LSD5% 0,15 0,34 0,14 0,21 LSD5% 0,15 0,34 0,14 0,21
Từ bảng 4.8, hình 4.2a và 4.2b cho thấy ở các công thức giá thể khác nhau có động thái tăng trưởng lá lan Hồ Điệp như sau: chiều dài lá cao nhất là CT IV 6,4cm và tiếp là CT I 6,2cm; sau đó đến CT II và CT III: 5,6cm và 5,8cm theo kết quả xử lý thống kê với LSD 0,05 = 0,34. Giữa CT IV và CTII có sự sai khác rõ rệt.
Cũng cho kết quả tương tự đối với chỉ tiêu chiều rộng lá CT IV có chiều rộng lớn nhất 3,8cm, tiếp đến là CT I 3,5cm, thấp nhất là CT II và CT III với
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………61 LSD 0,05 = 0,21, có sự sai khác có ý nghĩa rõ rệt giữa các CT IV, CT II và CT I. 0 1 2 3 4 5 6 7 02/2 02/3 02/4 02/5 Tháng theo dõi Ch i ề u dà i l á ( cm )
CTI:Rễ bèo tây CTII:Mút xốp
CTIII:Rễ bèo + mút xốp CTIV:Rêu Trung quốc
Hình 4.2a. Tăng trưởng chiều dài lá
0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 02/2 02/3 02/4 02/5 Tháng theo dõi Ch i ề u r ộ ng lá ( cm)
CTI:Rễ bèo tây CTII:Mút xốp
CTIII:Rễ bèo + mút xốp CTIV:Rêu Trung quốc
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………62 Để đi đến kết luận khẳng định rằng giá thể Trung Quốc có tác dụng tốt đến sinh trưởng của cây lan Hồ Điệp ở thời kỳ vườn ươm, chúng tôi tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu về động thái tăng trưởng của lan Hồ Điệp và được trình bày ở các bảng sau:
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của một số giá thể đến động thái tăng trưởng thân của lan Hồ Điệp ở thời kỳ vườn ươm
Đường kính cây (mm) Chỉ tiêu
Công thức Ngày 02/2 Ngày 02/3 Ngày 02/4 Ngày 02/5
CT I 3,0 3,3 3,7 4,5c CT II 3,1 3,2 3,5 3,8a CT III 3,0 3,3 3,6 4,3b CT IV 3,0 3,4 3,9 4,7d CV% 1,7 1,7 1,8 2,3 LSD5% 0,94 0,11 0,12 0,19
Qua bảng 4.9 ta thấy động thái tăng trưởng đường kính thân của lan Hồ Điệp sau trồng 1 tháng giá thể rêu Trung Quốc có đường kính thân cao nhất: 3,4 mm, tiếp đến là CT I (rễ bèo tây) 3,3 mm, thấp nhất là CT II là 3,2 mm. Sau trồng 2 tháng cũng nhận thấy động thái tăng trưởng về đường kính thân ở giá thể rêu Trung Quốc và rễ bèo tây.
Sau trồng 3 tháng CT VI cho đường kính thân lớn nhất: 4,7 cm, kế đến là CT I: 4,5 mm, sau đó là CT III: 4,3 mm, thấp nhất là CT II: 3,8 mm, với LSD 0,05 = 0,19 có sự sai có ý nghĩa khác giữa các công thức, CT IV cho kết quả cao nhất đạt ở mức d. Điều này được thể hiện ở hình 4.3.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………63 0 1 2 3 4 5 I II III IV Công thức Đườ n g kín h thân cây ( m m)
Hình 4.3. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến tăng trưởng thân của lan Hồ Điệp ở thờ kỳ vườn ươm
Các loại giá thể khác nhau có ảnh hưởng đến động thái tăng trưởng thân khác nhau, giá thể rêu Trung Quốc thích hợp cho sự tăng trưởng đường kính thân của lan Hồ Điệp ở thời kỳ vườn ươm hơn so với mút xốp, và mút xốp kết hợp với rễ bèo tây.
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến số lá trên cây của lan Hồ Điệp ở thời kỳ vườn ươm
Số lá/cây Chiều cao cây (cm) Chỉ tiêu Công thức Ngày 02/2 Ngày 02/3 Ngày 02/4 Ngày 02/5 Ngày 02/2 Ngày 02/3 Ngày 02/4 Ngày 02/5 CT I 3,6 4,0b 4,2b 4,5b 5,4 6,2b 6,4b 6,8b CT II 3,6 3,7a 3,9a 4,0a 5,4 5,7a 5,9a 6,1a CT III 3,7 4,0b 4,2b 4,3b 5,3 5,7a 6,0a 6,3a CT IV 3,6 4,3c 4,5c 4,8c 5,3 6,2b 6,5b 7,0b
CV% 3,1 2,5 2,5 2,6 2,2 2,4 2,0 2,0
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………64 Từ kết quả bảng 4.10 cho ta thấy giá thể ảnh hưởng rất rõ đến chỉ tiêu số lá trung bình/cây của phong lan Hồ Điệp, trong 4 công thức thì CT IV có chỉ số lá trung bình cao nhất 4,8 (lá), sau đó là CT I 4,5 lá/cây, thấp nhất là CT II với nền giá thể là mút xốp 4,0 lá/cây với LSD 0,05 = 0,22 có sự sai khác rõ ở các CT I, CT II và CT IV với LSD 0,05 = 0,22, ở CT I và CT III không có sự sai khác, điều này chứng tỏ cây trồng ở các nền giá thể khác nhau thì cho số lá/cây cũng khác nhau. Cũng từ bảng trên chiều cao cây ở các giá thể cũng khác nhau CT IV: 7,0 cm cao nhất, thứ đến là CT I: 6,8, thấp nhất là CT II: 6,1cm với LSD 0,05 = 0,25 thì CT II và CT III đạt ở mức a, CT I và CT IV đạt ở mức b. Qua kết quả của thí nghiệm 1 cho thấy: giá thể có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây lan Hồ Điệp cùng chế độ chăm sóc, giá thể rêu Trung Quốc sau 3 tháng theo dõi các chỉ tiêu, tỷ lệ sống, đường kính thân, chiều dài, rộng lá, số lá, chiều cao cây đều cao hơn các giá thể còn lại.