V. Nhiễm trùng sơ sinh mắc phải sau sinh
5.2. Nhiễm trùng sơ sinh mắc phải ở bệnh viện
Nhiễm trùng mắc phải ở bệnh viện thường xuất hiện sớm nhất 48 giờ sau sinh, ngược lại những nhiễm trùng đến sau 48 giờ của đời sống không phải đều là do nhiễm trùng mắc phải ở bệnh viện, có thể do nhiễm trùng truyền bằng đường mẹ- thai nhưng xuất hiện chậm. Nhiễm trùng mắc phải ở bệnh viện thường được gây ra do những vi khuẩn sau đây: Staphylococcus, Enterobacteria, Brahamella Catarrhalis
5.2.1. Yếu tố nguy cơ
Những đơn vị sơ sinh trong giai đoạn quá tải bệnh nhân Sơ sinh nhỏ cân, đau nặng
Đặt catheter trong trong mạch máu dễ bị nhiễm tụ cầu vàng hoặc tụ cầu trắng vì nó tạo ra một chất dính vào chất nhựa tạo thành catheter (Slime ).
- Nuôi dưỡng bằng dịch chuyền, glucose - Đặt nội khí quản
- Điều trị kháng sinh phổ rộng sau sinh dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn với nhiều loại kháng sinh cùng một lúc.
- Điều trị kháng sinh sau sinh là một điều kiện gây ra nhiễm nấm. Điều trị giảm sản phổi bằng corticoide cũng dễ gây ra nhiễm trùng mắc phải sau sinh.
5.2.2. Lâm sàng
Khi nào nghi ngờ nhiễm trùng mắc phải sau sinh:
Hiểu biết về những yếu tố nguy cơ là rất quan trọng. Không có những triệu chứng đặt biệt để phân biệt với những nhiễm trùng sơ sinh nói chung. Cần phải chú ý đến những biến đổi trên film phổi trên đứa trẻ sơ sinh đang được đặt nội khí quản, chú ý đến sự thay đổi tính chất của dịch tiết hút ra, nhu cầu oxy và áp lực trên máy thở tăng. Dấu hiệu ngưng thở cần phải được xem xét tùy theo tuổi thai.
Trẻ sơ sinh thường có những dấu hiệu như sau: - Biến đổi thân nhiệt.
- Nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim chậm. - Bụng chướng, phân lỏng.
Khi đứa trẻ có một trong những triệu chứng này thường phải làm ngay những xét nghiệm vi khuẩn học ( dịch tiết khí quản, cấy máu trên catheter, cấy máu ngoại biên, cấy phân đôi khi chọc dịch não tủy ), xét nghiệm sinh học như CTM, tiểu cầu và CRP. CRP tăng cao , Vì vậy có giá trị lớn trong chẩn đoán. Bệnh nhân đang được đặt nội khí quản phải soi cấy dịch tiết khí quản hàng
40
tuần. Soi cấy dịch hầu họng, cấy phân sẽ không hữu ích nếu trên lâm sàng không có dấu hiệu gợi ý.
5.2.3. Điều trị Kháng sinh:
Thật là quan trọng để biết sinh thái học của khoa sơ sinh. Điều này sẽ thay đổi từ khoa này đến khoa khác. Khoa ngoại nhi thường nhiễm Pseudomonas, khoa nội nhi thường gặp staphylococcus epidermidis, nhiễm trùng này được điều trị bằng Vancomycine (liều 50 mg/kg/ngày, thuốc cho bằng đường truyền tĩnh mạch) vì tụ cầu đề kháng cao với Meticilline. Kết hợp Vancomycine với Rifampicine (liều 50 mg/kg/ngày) có tác dụng ngấm qua phổi tốt, hiệu quả trên Staphylococcus epidermidis nhưng lại không hiệu quả trên staphylococcus aureus. Kết hợp với Aminoside làm tăng tính độc trên thận và tai nhưng hiệu quả trên lâm sàng không chắc chắn . Khi có kết quả kháng sinh đồ phải thay thế kháng sinh điều trị cho thích hợp. Thời gian điều trị từ 7 – 10 ngày tùy trường hợp, dựa vào xét nghiệm CRP để theo dõi đáp ứng trên lâm sàng.
Phương pháp điều trị khác:
Rút Catheter càng sớm càng tốt. Ngưng chuền dịch ưu trương càng sớm càng tốt.Không cần phải cách ly bệnh nhân mắc nhiễm trùng mắc phải ở bệnh
5.2.4. Dự phòng
Rửa tay là phương thức hữu ích để dự phòng nhiễm trùng mắc phải sau sinh, nhiễm trùng mắc phải ở bệnh viện. Rửa tay, rửa cổ tay, rửa cẳng tay, cởi hết vòng nhẫn để rửa tay trước khi chăm sóc mỗi một đứa trẻ. .
Phải sử dụng dụng cụ riêng khám cho bệnh nhân như ống nghe. Mang áo choàng vô khuẩn, đội mũ, mang gant đê đặc nội khí quản, catheter, sonde dẫn lưu.
Kết hợp với khoa vi trùng học để làm xét nghiệm định kỳ tìm hiểu về sinh thái học môi trường trong phòng sơ sinh.