Xử trí những tình huống đặc biệt

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN SÀNG LỌC & CHẨN ĐOÁN SƠ SINH potx (Trang 29 - 31)

30

Vàng da tan máu thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh do bất đồng nhóm máu hệ Rh hoặc hệ ABO mẹ - con hoặc thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh. Điều trị dưới đây được áp dụng cho mọi trường hợp vàng da tan máu bất không kể nguyên nhân.

- Nếu mức Bilirubine cần chiếu đèn, tiếp tục đèn chiếu - Cần thay máu:

+ Nếu mức bilirubine gần mức thay máu, Hb < 13 g/dl (Hct < 40%), test Coombs dương tính, chuyển trẻ đi gấp

+ Nếu không thử được bilirubine máu, test coombs không làm, chuyển cấp cứu nếu vàng da xuất hiện ngày 1 và Hb < 13 g/dl (Hct < 40%) + Nếu trẻ có chỉ định thay máu:

 Chuẩn bị phương tiện chuyển trẻ

 Chuyển trẻ đến trung tâm điều trị sơ sinh kỹ thuật cao  Xét nghiệm máu mẹ và con

 Giải thích cho mẹ và người nhà Khuyên mẹ:

- Nếu vàng da do bất đồng nhóm máu hệ Rh, cho bà mẹ những lời tư vấn cần thiết cho những lần mang thai sau.

- Nếu trẻ bị thiếu men G6PD, khuyên bà mẹ tránh xử dụng thuốc có thể gây tan máu: thuốc chống sốt rét, thuốc sulfa, aspirin, mothball, fava beans.

- Nếu Hb < 10g/dl (Hct < 30%), truyền hồng cầu khối nhóm O, Rh – - Nếu vàng da kéo dài ≥ 2 tuần ở trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh, hoặc ≥

3 tuần ở trẻ nhỏ cân ( < 2,5 kg hoặc < 37 tuần), điều trị vàng da kéo dài. - Theo dõi sau khi xuất viện, đo Hb hàng tuần trong 4 tuần. Nếu Hb < 8

g/dl (Hct < 24%), cho chuyền máu.

3.2. Vàng da ở trẻ sơ sinh đẻ non

Nếu Bilirubine ở mức cần điều trị chiếu đèn, chỉ định tiếp tục chiếu đèn Nếu trẻ < 3 ngày tuổi, theo dõi vàng da ở trẻ 24 giờ sau khi ngưng đèn chiếu

Nếu vàng da vẫn tồn tại ≥ 3 tuần, điều trị vàng da kéo dài

3.3. Vàng da kéo dài:

Ngưng chiếu đèn

Nếu phân trẻ xanh nhạt màu hoặc nước tiểu đậm màu, cần chuyển trẻ đến tuyến cao hơn có điều trị sơ sinh đặc biệt

31

Nếu trẻ bị nhiễm trùng như giang mai bẩm sinh thì cần điều trị

3.4. Vàng da nhân

Nếu vàng da nặng không được điều trị ngay, có khả năng làm tổn thương não trẻ. Triệu chứng khởi đầu của tổn thương não là: kém linh hoạt, mềm, bú kém. Sau một vài ngày, trẻ có thể bị co cứng ưỡn người, khóc khó chịu, co giật. Giai đoạn cuối là mềm, bú kém. Khó để xác định những dấu hiệu này là do vàng da nặng hay do những bệnh khác. Do đó cần phải điều trị trẻ bị vàng da ngay cả khi nghi ngờ trẻ bị vàng da nhân.

- Nếu trẻ có co giật, xử trí co giật

- Nếu bilirubine ở mức cần điều trị chiếu đèn, tiếp tục đèn chiếu - Thảo luận với mẹ tình trạng và tiên lượng trẻ:

+ Giải thích có thể thay máu + Chuẩn vị chuyển trẻ

- Nếu trẻ không cải thiện sau 1 tuần (trẻ tiếp tục kém linh hoạt, không bú hoặc bú kém, hoặc vẫn còn co giật), trẻ không nằm viện nữa, giải thích cho bà mẹ đem con về

- Nếu trẻ không co giật sau 3 ngày ngưng phenobarbital, cho ra viện.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN SÀNG LỌC & CHẨN ĐOÁN SƠ SINH potx (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)