Công tác xây dựng cơ chế quản lý nhàn ước và hệ thống dịch vụ khu công nghiệp

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH ĐỒNG NAI (1986 – 2005) (Trang 33 - 35)

Đầu những năm 1990, phát huy các lợi thế, đặc biệt là về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong vùng kinh tế năng động của cả nước, Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã ban hành nhiều chính sách hợp lý để hình thành và phát triển các khu công nghiệp. Tỉnh đã xem đây là nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế địa phương, là giải pháp quan trọng để thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Để giúp Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai quản lý điều hành hoạt động xây dựng các khu công nghiệp, ngày 6-4-1995, Thủ tướng Chính phủđã cho phép tỉnh thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp. Đây là cơ quan trực tiếp quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ban Quản lý khu công nghiệp Đồng Nai có nhiệm vụ và quyền hạn:

- Xây dựng điều lệ quản lý khu công nghiệp Đồng Nai trên cơ sở điều lệ mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, trình Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Tổ chức xây dựng, quản lý và thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng phát triển khu công nghiệp.

- Kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp liên quan để đảm bảo công tác xây dựng và đưa vào hoạt động đồng bộ theo đúng quy hoạch và tiến độ được duyệt.

- Hỗ trợ, vận động đầu tư vào khu công nghiệp.

- Tiếp nhận đơn xin đầu tư kèm theo dự án đầu tư, tổ chức thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài theo ủy quyền.

- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện giấy phép đầu tư, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng kinh doanh, các tranh chấp kinh tế theo yêu cầu của đương sự.

- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong việc kiểm tra, thanh tra các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, an toàn lao động, tiền lương.

- Quản lý hoạt động dịch vụ trong khu công nghiệp.

- Thỏa thuận với công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp trong việc định giá cho thuê lại đất gắn liền với công trình kết cấu hạ tầng đã xây dựng, các loại phí dịch vụ theo chính sách và pháp luật hiện hành.

- Được mời đại diện tham dự các cuộc họp của các cơ quan Chính phủ và Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai khi bàn về việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý khu công nghiệp.

- Báo cáo định kỳ, hàng năm theo quy định của pháp luật về tình hình xây dựng, phát triển và quản lý các khu công nghiệp về Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, Ban Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam, các cơ quan Chính phủ có liên quan.

Sớm nhận thức và đánh giá đúng vai trò to lớn của hệ thống chính sách pháp luật trong tạo lập môi trường đầu tư, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai quan tâm triển khai thực hiện nghiêm túc các luật, pháp lệnh của Nhà nước, bảo đảm tính công bằng, minh bạch nhằm giảm đến mức thấp nhất các loại chi phí ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư (chi phí tiếp khách, tham quan, đàm phán, lệ phí hành chính…). Thực tế những khoản chi phí trên cũng gây ảnh hưởng không nhỏđến sự hấp dẫn của môi trường đầu tư. Sự ra đời của Ban Quản lý khu công nghiệp cùng với những chính sách thông thoáng, ưu đãi của Ủy ban Nhân dân tỉnh đã góp phần đáng kể giúp hoạt động xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp đạt được nhiều thành quả tích cực, thể hiện qua số lượng dự án và số vốn đầu tư nước ngoài vào Đồng Nai tăng mạnh năm 1995.

2.2.2.2 Công tác xây dựng dịch vụ khu công nghiệp

Giai đoạn từ 1991 – 1995 là thời kỳ xây dựng cơ bản các khu công nghiệp tại Đồng Nai. Quá trình đầu tư xây dựng và hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp đã thúc đẩy sự hình thành các dịch vụ như: dịch vụ tài chính - ngân hàng; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, khai thuế hải quan; dịch vụ tư vấn; dịch vụ vận tải hàng hóa; dịch vụ cung ứng việc làm; dịch vụ nhà ở …

Các khu công nghiệp đi vào sản xuất đã thu hút một lực lượng lớn lao động vào làm việc, đặc biệt là lao động đến từ các địa phương khác trong cả nước, đặt ra nhu cầu về chỗ ăn ở, đi lại…Tuy nhiên giai đoạn này, phần lớn nhà trọ trên địa bàn tỉnh đều hình thành theo hướng tự phát nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt của người lao động. Để khuyến khích tạo điều kiện phát triển dịch vụ này, tỉnh thực hiện chủ trương miễn tiền thuê đất cho các doanh nghiệp thuê đất để là nhà cho công nhân (không kinh doanh); đồng thời giảm mức thuế cho các đối tượng kinh doanh nhà trọ cho công nhân. Dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp cũng được quan tâm chỉ đạo. Đây là loại hình dịch vụ thường phát sinh sau khi các nhà đầu tưđã hoàn thành giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản, bắt đầu đi vào sản xuất. Thời kỳđầu nơi cung cấp dịch vụ này chủ yếu là một số các cơ sở kinh doanh cá thể. Đồng Nai cũng chủ trương xây dựng và bước đầu phát triển các dịch vụ tài chính ngân hàng, tư vấn, xuất nhập khẩu… để tạo nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai dự án, tổ chức sản xuất kinh doanh trong điều kiện chưa am hiểu nhiều về hệ thống luật pháp Việt Nam và chưa có đủ nhân sựđể thực hiện các công việc chuyên môn. Trong quá trình xây dựng các khu công nghiệp, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh cũng chỉ đạo Sở Thương mại và Du lịch cũng như các Ban, Ngành liên quan chú ý phát triển mạng lưới dịch vụ toàn diện không chỉ phục vụ các nhu cầu của nhà đầu tư mà còn nhằm đáp ứng nhiều đối tượng trong các khu công nghiệp, chuyên gia nước ngoài về tiêu dùng, vui chơi giải trí…Nhưng nhìn chung các dịch vụ giai đoạn này hầu như đang trong quá trình quy hoạch và bước đầu triển khai nên còn nhiều mặt hạn chế, chưa tạo thành một hệ thống.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH ĐỒNG NAI (1986 – 2005) (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)