Công tác xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH ĐỒNG NAI (1986 – 2005) (Trang 28 - 33)

2.2.1.1 Công tác xây dựng các khu công nghiệp

Với chủ trương xác định khu công nghiệp là mô hình tất yếu trong sự phát triển trọng điểm kinh tế địa phương, năm 1990 Đồng Nai đã nhanh chóng quy hoạch 17 khu công nghiệp với tổng diện tích 7.840 hecta. Cùng với công tác chỉnh trang, nâng cấp khu công nghiệp Biên Hòa 1 đã có sẵn cơ sở hạ tầng từ trước, Ủy ban Nhân dân tỉnh tiến hành chỉ đạo công tác xây dựng các khu công nghiệp mới: Biên Hòa 2, Gò Dầu, đẩy mạnh công tác mời gọi đầu tư phát triển khu công nghiệp Amata, Nhơn Trạch 1.

Khu công nghiệp Biên Hòa 1

Sau ngày 30 – 4 – 1975, khu công nghiệp Biên Hòa (tiền thân là khu kỹ nghệ Biên Hòa) được giao cho các Bộ, Ngành và Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai quản lý. Do không có một cơ quan quản lý thống nhất nên khu công nghiệp Biên Hòa ngày càng xuống cấp. Trước tình hình đó, theo đề nghị của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai cùng một số Bộ, Ngành Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã có quyết định (số 2727/TB-HĐBT ngày 22-8-1990) về việc tăng cường quản lý khu công nghiệp Biên Hòa và ủy quyền cho Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai ra quyết định thành lập Công ty phát triển Khu công nghiệp Biên Hòa (SONADEZI) để quản lý thống nhất, sử dụng và kinh doanh có hiệu quả hạ tầng sẵn có và đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng mới. Công ty có chức năng chính là: khôi phục, nâng cấp, phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Biên Hòa; kinh doanh dịch vụ tư vấn đầu tư, tiếp thị và các dịch vụ khu công nghiệp; khảo sát thiết kế và xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng. Công ty đã được giao nhiệm vụ xây dựng các khu công nghiệp: Biên Hòa 2, Amata, Gò Dầu.

Khu công nghiệp Biên Hòa (trước đây là khu kỹ nghệ Biên Hòa) được thành lập năm 1963 với diện tích 376 hecta. Khu công nghiệp này được xem là cái nôi của ngành công nghiệp Đồng Nai với một cơ sở hạ tầng kỹ thuật được xây dựng tương đối đầy đủ. Kết cấu hạ tầng gồm 15km đường nhựa, 10 km đường sỏi đá; 1 đường dây tải điện hạ thế 15KV; 5 nhà máy điện Diezel công suất 10.500 kVA dự phòng; một đường dẫn nước từ thành phố Sài Gòn về khu công nghiệp bằng ống bê tông dài 15km và 13km bằng ống gang nối tiếp đưa nước tới các nhà máy với lưu lượng 10.000 m3/ngày; ngoài ra còn có một thủy đài dự trữ 85.000 m3. Trong khu công nghiệp có một đường điện thoại 100 số và thiết bị viễn thông Farion 5 đường liên lạc thẳng với Sài Gòn; có một cư xá dành riêng cho 200 hộ gia đình công nhân, viên chức; có trường học, bệnh viện phục vụ cho cán bộ, công nhân khu công nghiệp; có Viện định chuẩn giúp cho các nhà máy kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.[46]

Các ngành nghề truyền thống của khu công nghiệp Biên Hòa bao gồm: dệt, da, may mặc, thủy tinh, sành sứ, ván ép, cao su, giấy, sơn, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng…Sau 4 năm củng cố (1991-1995), nhiều nhà máy xí nghiệp được xây dựng thêm. Khu công nghiệp Biên Hòa đổi tên thành Khu công nghiệp Biên Hòa 1. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có phương hướng hoạt động ổn định với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao. Tuy nhiên, hoạt động của khu công nghiệp 1 còn nhiều hạn chế. Kết cấu hạ tầng có sẵn từ trước giải phóng đã và đang xuống cấp, thiết bị kỹ thuật và công nghệ của các doanh nghiệp phần lớn lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa khai thác hết công suất. Khu công nghiệp tiếp tục được tỉnh chủ trương nâng cấp cơ sở hạ tầng và đầu tư thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại.

Khu công nghiệp Biên Hòa 2

Khu công nghiệp Biên Hòa 2 do Công ty phát triển Khu công nghiệp Biên Hòa (SONADEZI) làm chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Đây là một trong những khu công nghiệp hình thành sớm nhất cả nước, trước khi Nhà nước ban hành khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và phát triển khu công nghiệp. Năm 1988, tỉnh Đồng Nai được Chính phủ cho phép lập thủ tục xây dựng khu chế xuất trên khu đất xây dựng khu công nghiệp Biên Hòa 2. Trong quá trình nghiên cứu về dự án, do nhu cầu của nhiều nhà đầu tư muốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu (thay vì xuất khẩu toàn bộ sản phẩm) nên Chính phủ đã cho phép tỉnh Đồng Nai chuyển sang thành lập khu công nghiệp. Trước khi Chính phủ có quy chế về khu công nghiệp (1994), khu công nghiệp Biên Hòa 2 đã thu hút dự án đầu tư nước ngoài hoạt động, sử dụng 78,9 hecta đất, chiếm 30 % diện tích thuê đất toàn khu công nghiệp. Nguồn vốn đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Biên Hòa 2 ở thời điểm này chủ yếu dựa vào nguồn đóng góp của các nhà đầu tư vào khu công nghiệp (18,5 triệu USD).

Lĩnh vực thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Biên Hòa 2 bao gồm: may mặc và dệt sợi; thực phẩm và chế biến nông sản thực phẩm; hàng nữ trang, mỹ nghệ và các loại mỹ phẩm; giày dép, dụng cụ thể thao, các loại bao bì cao cấp; sản phẩm công nghiệp từ cao su, gốm sứ, thủy tinh; lắp ráp điện tử, phụ kiện máy tính, linh kiện điện tử; sản xuất dây điện các loại, đồ điện gia dụng; vật liệu xây dựng cao cấp, chế biến gỗ, sản phẩm từ gỗ; sản xuất phụ tùng, lắp ráp xe gắn máy, ô tô; dược phẩm, dụng cụ y tế và nông dược; hạt nhựa PVC và các sản phẩm từ nhựa; hàng kim khí, kết cấu kim loại, máy và thiết bị công nghiệp.

Ngay sau khi có chủ trương phát triển khu công nghiệp Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai đã tích cực chuẩn bị mọi mặt, làm công tác quy hoạch cụ thể, đền bù giải phóng mặt bằng, xúc tiến thu hút đầu tư nên tốc độ xây dựng khu công nghiệp khá nhanh. Nhờ ra đời sớm, được xây dựng đúng thời điểm, vị trí lại thuận lợi nên khu công nghiệp Biên Hòa 2 đã tận dụng được thời cơ, tranh thủ được môi trường thu hút đầu tư đang phát triển mạnh tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi các tỉnh lân cận vẫn chưa triển khai hoạt động xúc tiến đầu tư, khu công nghiệp Biên Hòa 2 đã tổ chức thu hút đầu tư rất thành công, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Ngay sau khi có phê duyệt của Chính phủ (8- 6- 1995), khu công nghiệp Biên Hòa 2 đã thu hút và lấp đầy hơn 91% diện tích đất cho thuê.

Khu công nghiệp Amata

(Vị trí: phường Long Bình, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)

Năm 1994, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai triển khai xây dựng khu công nghiệp Amata với tổng diện tích quy hoạch là 760 hecta, trong đó giai đoạn 1 là 129 hecta, tổng vốn đầu tư là 46 triệu USD. Khu công nghiệp do Công ty liên doanh phát triển Khu công nghiệp Long Bình hiện đại (liên doanh giữa Công ty phát triển khu công nghiệp Biên Hòa Sonadezi và Công ty Amata Corp. Public – Thái Lan) đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng.

Lĩnh vực thu hút đầu tư bao gồm: máy vi tính và các phụ kiện máy vi tính; thực phẩm và chế biến thực phẩm; chế tạo, lắp ráp điện, cơ khí và các sản phẩm điện tử; sản phẩm nhựa; thép xây dựng, côngtennơ bằng thép, phụ tùng xe hơi; kính nổi và kính xây dựng, hóa chất, cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông tươi, bình chứa ga; nhà máy bột mỳ, mỳ ăn liền, hàng tiêu dùng; sơn cao cấp các loại, keo dán công nghiệp.

Khu công nghiệp Gò Dầu và Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1:

Năm 1995, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai triển khai xây dựng hai khu công nghiệp Gò Dầu và Nhơn Trạch 1.

Khu công nghiệp Gò Dầu đặt tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai do công ty Sonadezi đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng với diện tích 210 hecta, vốn đầu tư 16,2 triệu USD. Lĩnh vực đầu tư bao gồm: sản xuất vật liệu xây dựng; hóa chất công nghiệp (axit, chất tẩy rửa, Amoniac,khí hóa lỏng…); dầu nhờn, keo công nghiệp; thuốc bảo vệ thực vật, găng tay cao su, phân bón tổng hợp NPK, nhựa PVC; bột ngọt…Đây là khu công nghiệp được quy hoạch chủ yếu dành cho các dự án hóa chất và công nghiệp nặng.

Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1(Tuy Hạ)đặt tại xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai do Công ty phát triển Đô thị và Khu công nghiệp (URBIZ) đầu tư xây dựng hạ tầng với diện tích 430 hecta. Lĩnh vực đầu tư bao gồm: sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí; điện tử; hóa chất công nghiệp; dệt may, giày da, hàng tiêu dùng…

Như vậy, đến năm 1995, cùng với khu công nghiệp Biên Hòa 1 đã sẵn có từ trước giải phóng, tỉnh Đồng Nai đã xây dựng được 4 khu công nghiệp: Biên Hòa 2, Amata, Gò Dầu, Nhơn Trạch 1. Các khu công nghiệp này đã thu hút đầu tư nhiều ngành nghề: dệt may, giày da, chế biến thực phẩm, hóa chất công nghiệp, vật liệu xây dựng, luyện kim và gia công kim loại, cơ khí, điện, điện tử, giấy, máy vi tính và phụ kiện…góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp Đồng Nai nói riêng và nền kinh tế của tỉnh nói chung phát triển vượt bậc.

2.2.1.2 Công tác xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Trước năm 1986, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Đồng Nai còn nhiều hạn chế. Mạng lưới Bưu chính viễn thông chủ yếu phục vụ thông tin liên lạc cho các cơ quan Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành trong việc chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và thông tin dịch vụ cho xã hội. Tình hình cung cấp điện gặp nhiều khó khăn, nguồn điện cung cấp không đủ theo yêu cầu, hệ thống trang thiết bị ngành điện thiếu thốn, lạc hậu. Hệ thống giao thông xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng, đi lại gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các tuyến đường tỉnh còn là đường đất, đá; cầu cống bị hư hỏng nhiều. Các tuyến đường huyện chủ yếu ở dạng đường mòn, đường đất. Hệ thống giao thông thủy chỉ có

cảng Gò Dầu (3000 tấn) và cảng Đồng Nai (2000 tấn). Mạng lưới dịch vụ ngân hàng tài chính còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung và thu hút vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh các khu công nghiệp nói riêng, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã quan tâm trước hết đến công tác xây dựng kết cấu hạ tầng. Do được kế thừa một phần hệ thống kết cấu hạ tầng có từ trước giải phóng nên tiến độ xây dựng hạ tầng của tỉnh Đồng Nai diễn ra tương đối nhanh.

Về hệ thống giao thông:

Cùng với định hướng quy hoạch, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, mạng lưới lưới giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh đã được quy hoạch, đầu tư xây dựng từng bước phát triển đáp ứng kịp thời nhu cầu vận tải – đây cũng chính là một trong những tiêu chí hấp dẫn nhà đầu tư. Các tuyến quốc lộ (1A, 51, 20), tỉnh lộđược nâng cấp, mở rộng. Toàn tỉnh có 220 km đường quốc lộ, 313 km đường tỉnh. Đối với các tuyến đường huyện, thị xã, thành phố, tỉnh đã chỉ đạo xây dựng thêm nhiều tuyến đường ở trung tâm các khu vực này, nâng tổng chiều dài lên 2.642 km. Đối với các hệ thống đường chuyên dùng trong khu công nghiệp (Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, Amata, Gò Dầu, Nhơn Trạch 1), kết cấu mặt đường là bê tông nhựa nóng và bê tông xi măng. Cùng với giao thông đường bộ, tỉnh triển khai sửa sang, nâng cấp các cảng biển, cảng sông sẵn có (cảng Gò Dầu trên sông Thị Vải, cảng Đồng Nai), xây dựng và đưa vào khai thác cảng Long Bình Tân (1992). Ổn định hoạt động của cảng Long Bình Tân, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên địa bàn Đồng Nai và các tỉnh lân cận, tỉnh Đồng Nai bắt đầu đẩy mạnh xây dựng và phát triển hệ thống cảng, mở rộng dịch vụ cảng, xây dựng kho hàng, bến bãi, bốc dỡ hàng hóa bên trong và ngoài cảng, đại lý hàng hải. Năm 1995, Ủy ban Nhân dân tỉnh triển khai xây dựng hai cảng có quy mô lớn hơn là cảng Gò Dầu A, Gò Dầu B tại xã Phước Thái, huyện Long Thành. Đồng Nai đặt ra chỉ tiêu tăng nhanh năng lực vận chuyển để đáp ứng kịp thời nhu cầu vận chuyển vật tư, hàng hóa phục vụ phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn.

Về hệ thống cấp nước:

Năm 1991, ở Đồng Nai chỉ có nhà máy nước Biên Hòa với công suất hoạt động là 28.300 m3/ngày. Nhà máy được đầu tư phát triển để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và hoạt động của các nhà máy thuộc khu công nghiệp. Năm 1992, nhà máy được cải tạo mở rộng từ 24.000 lên 36.000 m3/ngày, đến năm 1994 công suất là 40.300 m3/ngày. Để mở rộng hệ thống cấp nước, tỉnh Đồng Nai triển khai dự án xây dựng nhà máy nước Thiện Tân (Biên Hòa) với công suất 100.000 m3/ngày [46]; đồng thời phát triển các nhà máy tại trung tâm các huyện, thị trấn khác để đáp ứng cho công nghiệp đã tiến hành theo từng bước phát triển của các khu công nghiệp; xây dựng hệ thống cấp thoát nước dọc theo trục lộ 51 như: các hồ chứa nước, đập Suối Cả, đập Phước Thái và hệ thống dẫn nước, các nhà máy nước ngầm tại Gò Dầu

(Long Thành), Tuy Hạ (Nhơn Trạch). Nhìn chung trong thời gian đầu, những khu vực chưa có nước máy có thể khai thác nước ngầm, nhưng khi có nguồn nước máy đều phải chuyển sang sử dụng nước máy. Quá trình phát triển của ngành cấp nước đã thực hiện theo từng bước phát triển của các khu công nghiệp, bước đầu đã đáp ứng được nguồn nước cho phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

Về mạng lưới điện và bưu chính viễn thông:

Trước năm 1991, công nghiệp Đồng Nai chỉ sử dụng điện từ 2 trạm biến áp trung gian 66/15kV – 20MVA – Đồng Nai và trạm 110/15kV – 40 MVA – Long Bình. Một số phụ tải còn lại chen lẫn trong khu vực dân cư được cung cấp điện bằng nguồn sinh hoạt công cộng. Đến năm 1991, khi việc thi công công trình nhà máy thủy điện Trị An 4x100MW và lưới điện, trạm truyền tải 220 KV, 110 KV liên quan đến công trình này hoàn tất như: trạm 220/110 KV – 125 MVA Long Bình, các trạm trung gian 110/15 KV – Long Bình, (40 MVA), Biên Hòa (40 MVA) đã tạo điều kiện cho phát triển sản xuất và thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn toàn tỉnh [46].

Cùng với hệ thống lưới điện, mạng thông tin bưu chính viễn thông cũng được nâng cấp, mở rộng. Về bưu chính, bưu điện tỉnh đã xây dựng thêm nhiều điểm bưu cục (Bưu cục Long Bình Tân năm 1992), điểm bưu điện văn hóa xã và các đại lý trong toàn tỉnh, nâng tổng số bưu cục trong toàn tỉnh từ 34 (năm 1990) lên 63 bưu cục năm (1995). Về viễn thông, năm 1992, bưu điện tỉnh Đồng Nai chính thức đưa vào hoạt động hệ thống tổng đài điện tử LINEA – UT 3000 số do Ý sản xuất, lắp đặt tại trung tâm thành phố Biên Hòa. Đây có thể xem là bước ngoặt lớn, đánh dấu sựđổi mới công nghệ thông tin liên lạc, chuyển đổi công nghệ ANALOG sang công nghệ DIGITAL, làm thay đổi phương thức khai thác tựđộng nội hạt sang tựđộng đường dài và quốc tế, đáp ứng nhu cầu thông tin cho mọi ngành, mọi đối tượng thuê bao từ thành thị đến nông thôn. Đến cuối năm 1993, toàn bộ các tổng đài trung tâm huyện đã được thay thế bằng tổng đài kỹ thuật số Starex từ 256 – 512 số do Hàn Quốc sản xuất. Để nâng cao chất lượng phục vụ và đảm bảo thông tin liên lạc, đáp ứng yêu cầu sử dụng các dịch vụ mới của khách hàng, bưu điện tỉnh Đồng Nai đã nhanh chóng đầu tưđưa các tổng đài trung tâm vào các khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các khu công nghiệp đang hình thành và phát triển. Năm 1992, toàn tỉnh có 2.237 máy điện thoại cố

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH ĐỒNG NAI (1986 – 2005) (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)