Những thành tựu và nguyên nhân của thành tựu trong quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp ởĐồng Nai giai đoạn 1986

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH ĐỒNG NAI (1986 – 2005) (Trang 87 - 88)

Đến năm 2005, Đồng Nai có 17 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập với tổng diện tích 5.124héc ta, tỉnh đang tiếp tục xin thành lập15 khu công nghiệp khác. So sánh số liệu thống kê với hệ thống khu công nghiệp trong cả nước đã được Chính phủ cho phép thành lập thì Đồng Nai có diện tích, số lượng khu công nghiệp nhiều nhất; tốc độ phát triển các khu công nghiệp nhanh. Các khu công nghiệp Đồng Nai thu hút số dự án và số vốn FDI nhiều nhất nước. Các chỉ số lấp đầy diện tích, suất đầu tư theo diện tích, theo dự án trong KCN đều cao hơn cả nước. Cho đến thời điểm năm 2005, Đồng Nai là nơi duy nhất Ban Quản lý khu công nghiệp tổ chức trưng bày sản phẩm để quảng bá cho những doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp của mình nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến thương mại. Đầu tư FDI tại các khu công nghiệp Đồng Nai đã giải quyết công ăn việc làm cho người lao động nhiều nhất (chiếm 34%) so với các địa phương khác trong cả nước.

Sự thành công của doanh nghiệp FDI trong các khu công nghiệp có vai trò to lớn đối với hoạt động ngoại thương của tỉnh. Đồng Nai có quan hệ hợp tác hữu nghị với nhiều địa phương thuộc 34 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

FDI các khu công nghiệp nói riêng và toàn tỉnh nói chung đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế của địa phương liên tục tăng trưởng cao trong nhiều năm, giúp cho cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch vững chắc theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp, vị thế của Đồng Nai ngày càng được nâng cao trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.

FDI tại các khu công nghiệp đã tạo điều kiện cho tỉnh Đồng Nai tiếp cận và từng bước nâng cao trình độ khoa học công nghệ, đáp ứng bước đầu cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn.

Bên cạnh đó, việc thu hút FDI vào các khu công nghiệp cũng kéo theo sự ra đời hệ thống dịch vụ phong phú, đa dạng và ngày càng có chất lượng cao. Các khu công nghiệp phát triển cùng với hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI đã góp phần đáng kể vào việc thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Tóm lại, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp ởĐồng Nai đã đóng góp vai trò to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa của tỉnh nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm nói riêng, biến vùng đất này trở thành vùng kinh tếđộng lực của cả nước.

Để đạt được những thành tựu nêu trên, ngoài môi trường chung của đất nước đang từng bước được cải thiện, Đồng Nai đã sớm nhận thức lợi thế so sánh về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của Đồng

Nai tương đối thuận lợi so với các địa phương khác, nên có chính sách hợp lý, nhất quán, đồng bộ và ngày càng hoàn thiện trong việc đề ra các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Đồng Nai, trong đó đặc biệt là các chủ trương :

- Nhất quán thực hiện qui hoạch phát triển các khu công nghiệp làm cơ sở bảo đảm cho sự phát triển bền vững và thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

- Thực hiện các ưu đãi đầu tưđối với địa bàn kinh tế xã hội khó khăn.

- Tôn vinh doanh nghiệp : Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tếđầu tư vào Đồng Nai đều được tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư, một số giấy phép đầu tưđược trao với những buổi lễ trang trọng. Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai nhận thức rất rõ vai trò của các nhà đầu tưđã có dự án vào khu công nghiệp, nhất là các nhà đầu tư lớn, có uy tín. Việc chăm sóc tốt các nhà đầu tư chính là mở ra cơ hội để đón nhận các nhà đầu tư tiềm năng mới. Vì thông thường, các nhà đầu tư mới có tâm lý sẽ tìm đến các khu công nghiệp nơi có sẵn các nhà đầu tưđến trước, đặc biệt nếu đó là nhà đầu tư lớn, có uy tín, lấy đó làm cơ sở cho lòng tin về sự lựa chọn.

- Thực hiện cơ chế "một cửa tại chỗ" và chính sách “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”, tích cực hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn của Doanh nghiệp, xem khó khăn của doanh nghiệp cũng chính là khó khăn của mình. Định kỳ hàng quý (đối với các ngành liên quan) và hàng năm (đối với Lãnh đạo tỉnh) đều có hội nghị gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp để trao đổi và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị.

- Thường xuyên cải tiến thủ tục hành chính và các dịch vụ công theo hướng công khai, tận tâm, minh bạch ; phối hợp tổ chức thanh kiểm tra định kỳ doanh nghiệp một năm không quá một lần.

- Thiết lập mối quan hệ hợp tác song phương với một số tỉnh, thành phố trong khu vực và một số nước trên thế giới, qua đó góp phần giới thiệu hình ảnh Đồng Nai ra nước ngoài.

- Trong hai năm gần đây để thu hút được các dự án có trình độ công nghệ kỹ thuật cao (sử dụng ít lao động phổ thông) và nhất là thu hút các tập đoàn lớn trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao… ở các nước phát triển, tỉnh đã chủ động tổ chức các đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan, Nhật bản, Singapore, Hàn quốc, Mỹ…nhằm trực tiếp giới thiệu hình ảnh của Việt Nam, của Đồng Nai là môi trường đầu tư có lợi nhất cho các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH ĐỒNG NAI (1986 – 2005) (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)