nước ngoài
Thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Đồng Nai chủ trương phát huy thế mạnh của tỉnh về nguồn nhân lực, tài nguyên, đất đai, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt là đầu tư nước ngoài cho mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Đại hội VI Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (1996) chỉ rõ: “Khai thác và tận dụng mọi
nguồn lực cho yêu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phấn xây dựng Đồng Nai thành một tỉnh công nghiệp phát triển…góp phần cùng cả nước thúc đẩy công cuộc
đổi mới phát triển một cách toàn diện và đồng bộ, tạo tiền đề cơ bản cho bước phát triển cao hơn trong những năm đầu của thế kỷ 21” [44, tr.46]
Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng bước vào những năm đầu của thế kỷ 21 trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và khu vực đang có những chuyển biến tích cực. Sau khoảng thời gian bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ (1997), nền kinh tế các nước Asean và châu Á đang dần phục hồi và tiếp tục phát triển năng động, tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác giữa các quốc gia. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (2001) xác định phương hướng và mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: “Tận dụng thời cơ, vượt qua thử
thách giữ vững ổn định chính trị, phát huy tối đa mọi nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực góp phần tích cực đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tập trung sức phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, có lợi thếở địa phương…tạo nền tảng để đến năm 2010 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam…”[ 45, tr. 62].
Thực hiện mục tiêu trên, Đảng bộ tỉnh Đồng Nai chủ trương “tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về
sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tếđểđẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa…” [45, tr. 63].
Nhiệm vụ chủ yếu của công nghiệp là đẩy mạnh phát triển sản xuất theo đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo môi trường thuận lợi và quản lý tốt để thúc đẩy công nghiệp trên địa bàn phát triển nhanh và ổn định. Quan điểm phát triển công nghiệp của Đồng Nai là hướng về sản xuất hàng xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu. Trong những năm tiếp theo phải tiếp tục giữ vững và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng cao: “Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp theo hướng ưu tiên các ngành công nghiệp mũi nhọn…Phát triển các ngành công nghiệp thế mạnh có lợi thế so sánh ởđịa phương như: công nghiệp chế
biến nông sản – thực phẩm gắn với nguồn nguyên liệu tại chỗ, công nghiệp giày da, dệt, may mặc. Chú trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài để mở ra các ngành công nghiệp có trình độ công nghệ cao như:
điện, điện tử, tin học ít gây ô nhiễm môi trường”[45, tr.67]. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm giai đoạn 1996 – 2000 là 28 - 30 %, giai đoạn 2001- 2005 là 25%.
Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nhiệm vụ trên, bên cạnh việc phát huy mạnh mẽ những yếu tố nội lực, Đảng bộ Đồng Nai nhận thức rõ là phải tiếp tục tranh thủ thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực tiễn giai đoạn 1991-1995 đã chứng minh sự tác động tích cực của nguồn vốn này đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Một trong những giải pháp hàng đầu được Đảng bộ Đồng Nai xác định từ rất sớm đã phát huy tác dụng và nay tiếp tục được đẩy
mạnh để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài: đó là xây dựng các khu công nghiệp. Đảng bộ Đồng Nai chủ trương:
Trước hết, ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng đảm bảo phát triển các khu công nghiệp.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VI (1996) xác định: “Hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng (đường giao thông, điện, cấp thoát nước…) đối với các khu công nghiệp đã hình thành…” [44, tr.51]. Để thực hiện được cần tăng cường quản lý Nhà nước về quy hoạch đầu tư kết cấu hạ tầng; hoàn chỉnh xây dựng, chỉnh trang đô thị các trung tâm huyện lỵ theo quy hoạch; phát triển, mở rộng mạng lưới điện, đường giao thông nông thôn, các vùng kinh tế trọng điểm, vùng sâu, vùng xa. Đầu tư tăng năng lực giao thông đường thủy và các cảng, xây dựng cảng có quy mô lớn ở Nhơn Trạch đảm bảo phát triển kinh tế của vùng. Đầu tư đổi mới phương tiện vận tải quốc doanh đường biển, đường bộ, phát triển thêm vận tải côngtennơ. Phát triển và nâng cấp mạng lưới điện cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Hoàn thành cơ bản cải tạo lưới điện thành phố Biên Hòa. Quy hoạch nguồn nước ngầm để bảo vệ và khai thác hợp lý. Nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải ở các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư. Trong những năm 1996 – 2000 và đến năm 2010 cần huy động vốn dưới nhiều hình thức đểđầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển hệ thống dịch vụ nhất là các khu công nghiệp, khu dân cư, thị trấn. Nâng cấp hệ thống bưu chính viễn thông đểđáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc thông suốt trên địa bàn với cả nước, với thế giới. Mục tiêu đến năm 2005 là xây dựng hệ thống bưu chính viễn thông hoàn chỉnh từ tỉnh đến xã và các khu công nghiệp. Bảo đảm các dịch vụ thông tin bưu chính có chất lượng cao nhất. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cáp điện thoại ngầm ở các huyện, các khu công nghiệp và trang bị tổng đài điện tửđủ dung lượng phục vụ rộng rãi mọi đối tượng trên địa bàn [46].
Khắc phục sự cố xuống cấp đồng thời nâng cấp mở rộng các tuyến đường hiện có: quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và hương lộ để đến năm 2010 quốc lộ đạt tiêu chuẩn đường nhựa cấp I và II, tỉnh lộ đạt tiêu chuẩn đường nhựa cấp III, đường huyện đạt tiêu chuẩn nhựa cấp IV và có trọng tải 10 -15 tấn, đường xã phổ biến là đường cấp phối và ở một số vùng trọng điểm sẽ láng nhựa. [46]
Phát triển hệ thống cấp, thoát nước bảo đảm phục vụ tốt nhất cho các khu công nghiệp. Đây là một trong những nhu cầu quan trọng có ảnh hưởng lớn đến tốc độ hình thành và hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp. Dự báo nhu cầu nước đến năm 2000 cho các khu công nghiệp và khu dân cư, đô thị là 370.000 đến 400.000 m3/ngày. Biện pháp giải quyết là mở rộng Nhà máy nước Biên Hòa lên 50.000 m3/ngày, Nhà máy nước Long Bình lên 40.000 m3/ngày. Đồng thời hoàn thành giai đoạn đầu Nhà máy nước Thiện Tân 100.000 m3/ngày. Ba công trình này sẽđáp ứng đủ nhu cầu nước cho khu vực thành phố Biên Hòa, các khu công nghiệp ở huyện Long Thành. Giai đoạn 2001 – 2010, nhu cầu sinh hoạt ở các khu
công nghiệp, khu đô thị là 900.000 – 1.000.000 m3/ngày, biện pháp giải quyết là mở rộng quy mô sản xuất của Nhà máy nước Thiện Tân giai đoạn II là 500.000 m3/ngày, sử dụng nguồn nước từ các đập, hồ lớn 300.000 m3/ngày; đồng thời với việc sử dụng nước ngầm, xây dựng thêm một số nhà máy nước ở Xuân Lộc, Trị An khoảng 100.000 m3/ngày đủ nhu cầu nước sinh hoạt trên địa bàn. [46]
Trong các khu công nghiệp, khu đô thị phải có phương án xử lý nước thải và nước mưa. Đây là vấn đề hết sức quan trọng có tính bắt buộc đối với các nhà đầu tư, kinh doanh, vì nếu không thực hiện tốt vấn đề này thì môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng trong 10 – 15 năm tới và xử lý rất tốn kém. Đối với các khu công nghiệp, trên cơ sở luật và hướng dẫn thi hành Luật về bảo vệ môi trường, xây dựng tiêu chuẩn và quy chế quản lý bảo vệ môi trường một cách triệt để và nghiêm ngặt trong từng nhà máy và trong toàn khu, bảo đảm xử lý cơ bản các nguồn ô nhiễm từ nước thải, chất thải rắn, ô nhiễm không khí, tiếng ồn …theo đúng tiêu chuẩn cho phép của Nhà nước.
Hai là, xây dựng quy hoạch và định hướng chức năng các khu công nghiệp làm cơ sở thu hút, bố trí các dự án đầu tư.
Quỹ đất của tỉnh Đồng Nai có điều kiện phát triển các khu công nghiệp khoảng 13.500 hecta. Tuy nhiên, việc phát triển các khu công nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vốn, kỹ thuật, nhân lực…nên phải có bước đi phù hợp với điều kiện cho phép. Dự kiến đến năm 2000 là 1.800 hecta, năm 2010 là 7.500 hecta. Trước mắt, giai đoạn 1996 – 2000 xây dựng hoàn chỉnh các khu công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt để đầu tư kết cấu hạ tầng điện, nước, đường giao thông nội bộ và phân khu chức năng để chủ động xây dựng và bố trí các dự án phù hợp. Tập trung quy hoạch, cắm mốc, vạch ranh giới các khu công nghiệp còn lại để tích cực kêu gọi vốn đầu tư.
Ba là, xây dựng cơ chế, chính sách khoa học để giải quyết nhanh, đồng bộ các vấn đề tài chính, đất đai, kết cấu hạ tầng, pháp lý, thủ tục hành chính, tạo môi trường hấp dẫn thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Đại hội VII Đảng bộĐồng Nai (2001) chỉ rõ: “Xây dựng các phương án và có biện pháp cụ thểđể
khuyến khích đầu tư. Vận dụng chính sách ưu đãi và trên cơ sở xem xét hiệu quả kinh tế xã hội để có giải pháp tích cực gọi vốn đầu tư. Chủ động xây dựng các dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài theo định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó chú trọng thu hút vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp vật liệu mới”.[45, tr.68]
Ở Việt Nam, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo khung pháp lý cho phát triển các khu công nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài: Luật đầu tư nước ngoài, Luật đất đai, Luật Lao động, Luật Xây dựng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và nhiều văn bản dưới luật. Ngày 24/4/1997, Chính phủ ban hành Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao.
Trên cơ sở những văn bản pháp luật của Nhà nước ban hành, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã thực hiện đầy đủ các mức ưu đãi theo quy định của pháp luật theoNghịđịnh số 24/2000/NĐ–CP (ngày 31- 7-2000) và Nghịđịnh số 164/2003/NĐ-CP (ngày 22-12-2003) của Chính phủ và những quy định cụ thể trong giấy phép đầu tư. Ngoài ra, tỉnh Đồng Nai có những ưu đãi riêng về đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp như: miễn thuế, giảm thuế, hạ giá thuê đất, miễn phí sử dụng hạ tầng… Ủy ban Nhân dân tỉnh giới thiệu các danh mục đầu tư cần khuyến khích theo thứ tự ưu tiên đồng thời với việc công bố công khai, rộng rãi định hướng quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tìm hiểu và tự do lựa chọn đầu tư.
Về giá thuê đất, các dự án đầu tư tại 16 xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn trong tỉnh không phân biệt ngành nghề, được miễn tiền thuê đất trong thời hạn thuê đất, giảm thuế, hỗ trợđầu tư xây dựng hạ tầng. Các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại các huyện: Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, thị xã Long Khánh được miễn phí sử dụng hạ tầng trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất kinh doanh nếu khu công nghiệp đó có đầu tư thu phí hạ tầng. Các dự án đầu tư thuộc danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tưđược miễn tiền thuê đất trong thời hạn thuê đất. Các dự án còn lại được miễn tiền thuê đất trong thời gian 15 năm kể từ khi ký hợp đồng thuê đất. Các doanh nghiệp thuê đất đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân của doanh nghiệp (không kinh doanh), được miễn tiền thuê đất trong thời hạn thuê đất.
Về thuế thu nhập doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp đầu tư dịch vụ trong khu công nghiệp nộp 20% trong 10 năm kể từ ngày sản xuất kinh doanh, miễn 2 năm và giảm 50% trong 6 năm tiếp theo, từ năm thứ 11 thuế suất 28%. Đối với các doanh nghiệp đầu tư sản xuất trong khu công nghiệp nộp 15% trong 12 năm, miễn 3 năm và giảm 50% trong 7 năm tiếp theo, từ năm thứ 13 thuế suất 28%. Đối với các doanh nghiệp đầu tư chế xuất trong khu công nghiệp hoặc khu chế xuất nộp 10% trong 15 năm, miễn 4 năm và giảm 50% trong 7 năm tiếp theo, từ năm thứ 16 thuế suất 28%. Doanh nghiệp đầu tư thuộc ngành nghề đặc biệt khuyến khích đầu tư nộp 10% trong suốt thời hạn hoạt động, miễn 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo. Doanh nghiệp công nghệ cao đầu tư vào khu công nghệ cao10% trong 15 năm, miễn 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo, từ năm thứ 16 thuế suất 28%. [62]
Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai cũng ban hành những chính sách nhằm đơn giản hóa, giảm thiểu các thủ tục hành chính, chếđộ công khai thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Theo quyết định 100/TTg năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ, Ban Quản lý khu công nghiệp Đồng Nai chuyển về trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, thực hiện cơ chế ủy quyền của các bộ, ngành Trung ương. Đồng Nai thực hiện cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” thông qua Ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai (đối với dự án trong các khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt) và Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với các địa bàn còn lại). Các nhà đầu tư chỉ cần liên hệ các cơ quan trên sẽđược hướng dẫn và được hỗ trợ
tất cả các vấn đề có liên quan. Theo cơ chế này, nhà đầu tư chỉ cần đến một nơi là Ban Quản lý khu công nghiệp Đồng Nai là đầu mối để giải quyết các thủ tục (cấp, điều chỉnh giấy phép đầu tư, giấy phép xuất nhập khẩu, giấy phép lao động, giải quyết tranh chấp lao động và các thủ tục có liên quan trực tiếp đến hoạt động của nhà đầu tư) một cách nhanh chóng, tiện lợi nhất. Các dự án thuộc thẩm quyền của Uỷ ban Nhân dân tỉnh và Ban quản lý khu công nghiệp cấp giấy phép, sẽđược xem xét cấp giấy phép không quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt sẽ cấp giấy phép ngay trong ngày. Quy chế 692/2001/QĐ.CT.UBT ngày 15- 3-2001của chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định: việc thực hiện thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp không quá một lần trong năm. Tất cả các cơ quan chức năng có nhu cầu thanh tra một doanh nghiệp, phải phối hợp tổ chức thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành và phải trình kế hoạch cho Ủy ban Nhân dân tỉnh xem xét và ra quyết định thanh tra. Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có cơ chế quản lý minh bạch tạo tâm lý an toàn cho các nhà đầu tư, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai xây dựng Quy chế phối hợp về quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp Đồng Nai (ban hành kèm theo quyết định số 3168/2000/QĐ/UB ngày 16-11-2000 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai).
Bốn là tiến hành công tác tiếp thị, xúc tiến đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp.
Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức công tác vận động, xúc tiến đầu tư bằng nhiều hình thức hợp lý. Hằng năm, Ủy ban Nhân dân tỉnh tổ chức gặp mặt các nhà đầu tư, đối thoại trực tiếp,