Những đề xuất, giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH ĐỒNG NAI (1986 – 2005) (Trang 90 - 95)

trong thời gian tới

Nhìn lại chặng đường 20 năm sau đổi mới (1986 – 2005) có thể khẳng định những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân Đồng Nai đã đạt được là rất to lớn và đáng tự hào. Từ một tỉnh thuần nông, thực hiện chính sách đổi mới mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế Đồng Nai đã có những bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp và trong 20 năm qua (1986 – 2005) Đồng Nai luôn nằm trong tốp các địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bộ mặt kinh tế xã hội của tỉnh không ngừng được nâng cao. Để đạt được những thành công này, không chỉ vì Đồng Nai có những ưu thế về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên mà đó còn vì lãnh đạo Đồng Nai đã biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, có sự nhạy cảm dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Thực tiễn của quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong 20 năm qua đã chứng minh điều đó. Tỉnh Đồng Nai đã và đang hết sức nỗ lực, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp. Tuy nhiên, đây là yếu tố cần nhưng chưa đủ, để đảm bảo việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và bền vững, Đồng Nai phải tiếp tục thực hiện những chủ trương, giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính thường xuyên cho suốt chặng đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa sắp tới. Trên tổng thể những giải pháp đã được các cấp lãnh đạo địa phương xác định, theo chúng tôi cần tập trung vào các vấn đề sau:

Th nht, qui hoch b sung quĩ đất khu công nghip để thu hút đầu tư ; đồng thi t chc tt hơn na công tác đền bù gii ta

Quy hoạch kinh tế xã hội thường xuyên được cập nhật điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Do vậy, quy hoạch các khu công nghiệp cần phải điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với các yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế. Trên địa bàn Đồng Nai trong thời gian tới sẽ xuất hiện nhiều nhân tố mới về quy hoạch như: dự án cầu đường từ quận 9 (TP..HCM) qua huyện Nhơn Trạch, dự án đường cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh qua Dầu Giây đến Lâm Đồng, dự án sân bay quốc tế Long Thành…Sự xuất hiện các dự án trọng điểm này đang mở ra cơ hội quy hoạch phát triển các vùng trước đây chưa đưa vào quy hoạch. Đồng Nai cần đa dạng hóa mô hình các khu công nghiệp hướng tới nhu cầu của các nhà đầu tư. Do đó cần nghiên cứu áp dụng một số mô hình khu công nghiệp sau: mô hình khu công nghiệp tập trung đầu ngành, khu liên hợp công nghiệp - dân cư - thương mại - dịch vụ, khu công nghiệp sinh thái, khu công nghệ

cao trên địa bàn tỉnh. Trong qui hoạch các khu công nghiệp, sẽ ưu tiên hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành như khu công nghệ cao tại địa bàn Huyện Nhơn Trạch, khu công nghiệp cơ khí - điện tử tại Giang Điền, các khu công nghiệp chuyên ngành khác dọc theo các trục đường cao tốc đang dự kiến xây dựng. Ngoài việc tăng nhanh qui hoạch quĩđất công nghiệp, việc phát triển các khu công nghiệp theo định hướng nâng cao chất lượng, xây dựng và phát triển khu công nghiệp theo các tiêu chí mô hình khu công nghiệp bền vững, đầu tư phát triển khu công nghiệp phải gắn liền với việc qui hoạch phát triển đồng bộ khu dân cư, các công trình dịch vụ…

Để công tác xây dựng khu công nghiệp, triển khai thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài diễn ra nhanh chóng cần tổ chức thực hiện tốt hơn nữa công tác đền bù giải tỏa bằng các biện pháp: xây dựng chính sách bồi thường tái định cư phù hợp, hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp và của người có đất bị thu hồi ; nên ưu tiên giải quyết nguyện vọng đầu tư kinh doanh các hoạt động dịch vụ tại các khu công nghiệp đã quy hoạch cho các hộ gia đình có đất bị Nhà nước thu hồi nếu họ có nhu cầu; quy định trách nhiệm của các nhà đầu tư có dự án vào khu công nghiệp trong việc đào tạo nghề và thu nhận lao động đối với các đối tượng có đất bị thu hồi có nguyện vọng làm việc tại doanh nghiệp; tăng cường hơn trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng đền bù cấp huyện, thị xã, thành phố vì đây là bộ phận quan trong nhất trong thực hiện đền bù, giải tỏa; cần thành lập tổ vận động để làm tốt công tác vận động nhân dân chấp hành nhận tiền đền bù và giải tỏa, công khai và dân chủ trong công tác đền bù, cố gắng giảm đến mức tối đa việc cưỡng chế giải tỏa…

Th hai, có s chn lc trong thu hút vn đầu tư FDI theo hướng nâng cao cht lượng d án

đầu tư

Với số lượng, qui mô dự án đã đạt được trong những năm qua, cùng với quĩ đất bố trí dự án đầu tư ngày càng khó khăn, việc nâng cao chất lượng dự án đầu tư ở Đồng Nai là hết sức cần thiết. Thực hiện điều này thông qua các giải pháp :

- Có lộ trình hợp lý tổ chức thực hiện dự án đầu tư khu công nghệ cao và các khu công nghiệp chuyên ngành với các chính sách ưu đãi thích hợp.

- Lập danh mục các dự án ưu tiên gọi vốn đầu tư, trong đó chú trọng các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các dự án có ý nghĩa lớn đối với địa phương để qua đó tổ chức vận động xúc tiến đầu tư và từng bước chủđộng trong gọi vốn đầu tư các công trình trọng điểm.

- Tiếp tục xây dựng danh mục ngành nghề khuyến khích đầu tư, theo hướng giảm dần các loại dự án có công nghệ gây nhiều ô nhiễm, các dự án nhỏ, lẻ, công nghệ lạc hậu, các dự án gia công sử dụng nhiều có công nghệ gây nhiều ô nhiễm, các dự án nhỏ, lẻ, công nghệ lạc hậu, các dự án gia công sử dụng nhiều lao động tại các trung tâm đô thị...và có lộ trình tổ chức thực hiện. Công ty hạ tầng KCN phải chọn lọc và thu hút các dự án có vốn lớn, công nghệ cao, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thấp.

- Tiến hành chọn lọc, điều chỉnh mục tiêu thu hút đầu tư, giảm thu hút những dự án có vốn đầu tư thấp nhưng diện tích thuê đất quá cao, dành quỹđất cho thuê đối với các dự án có vốn đầu tư lớn nhưng diện tích cho thuê đất vừa phải. Chuyển dần các dự án đầu tư nước ngoài vềđịa bàn nông thôn kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn.

- Đẩy mạnh vận động xúc tiến thương mại và đầu tư, nhằm hướng vào các thị trường trọng điểm như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Đài Loan, Hàn Quốc…, các đối tác có tiềm lực về công nghệ, tài chính.

Th ba, cn đa dng hóa các hình thc đầu tư nước ngoài

Theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư vào Việt Nam theo 3 hình thức: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Đến năm 2004, bổ sung thêm hình thức công ty cổ phần. Cho đến nay, tại các khu công nghiệp Đồng Nai, vốn FDI chủ yếu diễn ra dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ mới được phép tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Quy định hình thức đầu tư chủ yếu đề cập đến thành lập mới, chưa đề cập nhiều đến hình thức đầu tư mua lại doanh nghiệp đang hoạt động. Để khuyến khích nhiều thành phần kinh tế và đối tượng đầu tư vào các khu công nghiệp, Đồng Nai cần chủđộng thực hiện đa dạng hóa các loại hình đầu tưđể công tác thu hút vốn FDI hiệu quả hơn.

Th tư, tiếp tc thc hin ci cách th tc hành chính, nâng cao hơn na vai trò qun lý nhà nước; đồng thi đẩy mnh công tác, vn động xúc tiến thương mi và đầu tư

Một trong những nguyên nhân thành công về thu hút đầu tư FDI của Đồng Nai trong thời gian qua chính là cải tiến thủ tục hành chính theo hướng phục vụ, đồng hành cùng doanh nghiệp. Do vậy, cần tiếp tục quan tâm thực hiện nội dung này bằng các giải pháp :

- Tăng cường cải tiến thủ tục hành chính một cách đồng bộ từ khâu giới thiệu địa điểm, cấp phép, chếđộ thanh kiểm tra và các hoạt động quản lý sau giấy phép theo phương châm "Chính quyền đồng hành cùng Doanh nghiệp". Cần nghiên cứu xác định đúng vị trí của Ban Quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh trong hệ thống quản lý hành chính Nhà nước, chấm dứt tình trạng lơ lửng giữa Trung ương và địa phương. Từđó, đưa ra một mô hình tổ chức bộ máy phù hợp có thể vận hành thành công cơ chế một cửa, tại chỗ.

- Tổ chức thực hiện tốt cơ chế quản lý một cửa với thủ tục rõ ràng, công khai, minh bạch để loại bỏ những rào cản, những phiền hà cho nhà đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; tạo môi trường pháp lý ổn định để các nhà đầu tư yên tâm sản xuất, kinh doanh. Phải xử lý thật nghiêm minh các vi phạm trong quá trình hoạt động nhằm góp phần làm trong sạch môi trường đầu tư, hạn chế tiêu cực.

- Tăng cường thực hiện tin học hóa trong quản lý, nghiên cứu đầu tư xây dựng phần mềm thông tin doanh nghiệp, cung cấp thông tin kịp thời, chuẩn xác đồng bộ, và đối thoại qua mạng tin học với các nhà đầu tư.

Đểđẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư:

- Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, lãnh đạo tỉnh cần chú trọng việc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp, xem đây là biện pháp tiếp thị đầu tư trực tiếp, tiết kiệm và hiệu quả nhất, vì qua thực tế, tiếng nói các nhà đầu tưđang hoạt động có ý nghĩa rất lớn đối với các nhà đầu tư mới. Ngoài việc tổ chức đối thoại trực tiếp, sẽ duy trì hội nghị giao ban định kỳ hàng quí giữa các doanh nghiệp theo từng cụm địa bàn; tham gia những cuộc họp của các Hiệp Hội doanh nghiệp các nước có đầu tư tại Đồng Nai để hỗ trợ kịp thời các khó khăn mới phát sinh của các doanh nghiệp.

- Trước đây, các hoạt động xúc tiến đầu tưđều được tiến hành thông qua sự tài trợ của các doanh nghiệp. Để hoạt động này có hiệu quả hơn trong tương lai, tỉnh Đồng Nai cần hình thành quỹ xúc tiến thương mại - đầu tư của tỉnh trên cơ sở vốn ngân sách và huy động vốn đóng góp của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.

- Củng cố, tăng cường hoạt động của cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư của tỉnh theo hướng chuyên môn hóa cao. Đặc biệt cần tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn và ngoại ngữ của các cán bộ chuyên trách về lĩnh vực đầu tư nước ngoài.

Th năm, tiếp tc du tư phát trin đồng b h thng cơ s h tng k thut và dch v khu công nghip

Trước hết, phải xây dựng các công trình hạ tầng trong KCN đầy đủ, phù hợp với quy mô, diện tích và định hướng thu hút các dự án đầu tư. Các công trình hạ tầng này phải gắn kết với các công trình hỗ trợ ngoài hàng rào khu công nghiệp. Đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp (giao thông, cấp điện, nước, bưu chính viễn thông...) đặc biệt tại những KCN ở các huyện xa trung tâm để tạo điều kiện phát triển công nghiệp theo hướng cân đối trên địa bàn toàn tỉnh Đồng Nai. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật được xây dựng tốt sẽ là một tiêu chí quan trọng để hấp dẫn các nhà đầu tư.

Dịch vụ và công nghiệp là hai mảng tương trợ, gắn kết cùng phát triển. Nhưng thời gian qua, lĩnh vực được tập trung phát triển vẫn là sản xuất công nghiệp gắn liền với các KCN, còn lĩnh vực dịch vụ chưa phát triển tương xứng với công nghiệp. Cần phải xem xét, cân đối các lĩnh vực dịch vụ còn yếu ở Đồng Nai. Đó là các dịch vụ tài chính, công nghệ, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, trung tâm thương mại, vận tải, kho bãi, nhà ở, bệnh viện, trường đào tạo nghề, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng...Trong đó, cần giải quyết vấn đề cơ bản là nhà ở cho công nhân, xây dựng đời sống văn hóa cho người lao động tại các khu công nghiệp để đảm bảo an ninh trật tự xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.

Qua thực tiễn hoạt động của nguồn vốn FDI tại Đồng Nai, nhìn chung các nhà đầu tư đều cho rằng lợi thế so sánh lớn nhất của Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng là nền chính trị ổn định, nguồn nhân lực dồi dào, cần cù và một thị trường tiềm năng của một đất nước hơn 80 triệu dân và một tỉnh hơn 2,3 triệu dân. Tuy nhiên, về nguồn nhân lực, lợi thế lao động giá rẻ đang giảm dần, các nhà đầu tưđang trong xu hướng chú trọng đến chất lượng lao động, trong khi đây là vấn đề yếu kém của nguồn nhân lực nước ta. Do tính chất lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa là lao động đa ngành, đa lĩnh vực, việc đào tạo ngành chuyên sâu là cần thiết nhưng khó đáp ứng hoặc tương thích trước sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và nhu cầu đa dạng của người lao động, đặc biệt người sử dụng lao động là nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực là sự tổng hợp của nhiều giải pháp khác nhau, trong đó chú trọng các giải pháp:

- Nâng cao trình độ dân trí và thể chất của người lao động, thông qua phát triển giáo dục phổ thông, cùng với sự chăm sóc y tế, văn hóa, thể dục thể thao.

- Phát triển mạng lưới đào tạo nghề ngắn hạn, nâng cao trình độ tay nghề cho lực lượng lao động tại chỗ, trong đó chú ý sự liên kết giữa người sử dụng lao động, các trường dạy nghề, các trung tâm dịch vụ việc làm với nhà nước nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, tạo ra đội ngũ lao động có tay nghềđáp ứng được nhu cầu mà các doanh nghiệp đang cần.

- Đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn cao, khuyến khích các cán bộ công chức và người lao động nâng cao trình độ chuyên môn thông qua giáo dục trên đại học (đào tạo thạc sỹ, tiến sĩ), đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp với sựđa dạng của các loại hình đào tạo. Dành kinh phí hợp lý để tuyển dụng một số sinh viên, cán bộ, công chức giỏi đưa đi đào tạo ở nước ngoài thuộc các chuyên ngành chất lượng cao, cần thiết cho tỉnh.

- Bên cạnh đó phải có chính sách thu hút, trọng dụng người tài giỏi, có chủ trương thích hợp trong việc thu hút lao động có trình độ, có tay nghề cao về làm việc tại Đồng Nai, khuyến khích sự sáng tạo, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng.

Trong 20 năm đổi mới (1986 – 2005) tuy còn những hạn chế và khó khăn nhất định nhưng đánh giá một cách toàn diện cả những thành tựu, hạn chế và đặt trong hoàn cảnh tổng thể của Việt Nam thì những thành tựu mà Đồng Nai đã đạt được trong việc thu hút và thực hiện vốn đầu tư nước ngoài vào các khu

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH ĐỒNG NAI (1986 – 2005) (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)