Công tác quản lý nhàn ước và tiếp thị, xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH ĐỒNG NAI (1986 – 2005) (Trang 66 - 68)

3.2.3.1 Công tác quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp

Từ khi thành lập, Ban Quản lý khu công nghiệp Đồng Nai được Tỉnh ủy, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai quan tâm chỉ đạo kiện toàn, nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý. Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, thường xuyên cải cách thủ tục hành chính, tin học hóa công tác quản lý, thành lập trung tâm dịch vụ viễn thông khu công nghiệp.

Tỉnh Đồng Nai là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện quản lý các khu công nghiệp theo cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”. Mục tiêu của cơ chế này là tạo thuận lợi, giảm phiền hà, giảm đi lại, giảm chi phí, giải quyết nhanh hồ sơ cho các nhà đầu tư khi thực hiện các thủ tục đầu tư. Triển khai thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ”, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là nơi duy nhất có trách nhiệm nhận hồ sơ và trả kết quảđã giải quyết cho các doanh nghiệp khi đến Ban Quản lý khu công nghiệp Đồng Nai làm thủ tục. Bộ phận nhận và trả kết quảđược tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc công khai về thủ tục, thời gian, phí và lệ phí. Thực hiện cơ chế này, Tỉnh Đồng Nai đã rút ngắn thời gian cấp giấy phép xuất, nhập khẩu từ 15 ngày theo quy định của Bộ Thương mại xuống còn trung bình 3 ngày. Trong đó, 70% giấy phép được cấp trong một ngày, 27% được cấp trong 2 ngày. Giấy phép đầu tư, theo quy định được cấp trong thời gian 15 ngày, rút xuống 7 ngày với 2/3 hồ sơ, 3-5 ngày với 50% hồ sơ. Chứng chỉ xuất xứ hàng hóa được cấp trong 2 giờ.[60]

Thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ”, Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai đã chủ động xây dựng quy chế phối hợp với các cơ quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công nghiệp, Công an, Ngân hàng, SởĐiện lực, Hải quan. Nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư với phương châm coi khó khăn của các nhà đầu tư cũng là khó khăn của mình, tỉnh thực hiện khẩu hiệu: “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”.

3.2.3.2 Công tác tiếp thị, xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp

Công tác tiếp thị, xúc tiến đầu tư nhằm giới thiệu tiềm năng của tỉnh Đồng Nai với các nhà đầu tư trong khu vực và trên thế giới đã đóng góp một phần không nhỏ vào hiệu quả của việc thu hút đầu tư nước ngoài. Tỉnh chỉ đạo xây dựng quy trình khảo sát, thẩm định dự án hợp lý, rút ngắn thời gian cấp giấy phép đầu tư, quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ doanh nghiệp trong quá trình hoạt động tạo tâm lý an toàn cho các nhà đầu tư . Đây là biện pháp tiếp thị đầu tư trực tiếp, tiết kiệm và có hiệu quả. Thực tế cho thấy tiếng nói của các nhà đầu tưđang hoạt động tại địa bàn có tác động rất lớn đối với các nhà đầu tư mới. Đây là một giải pháp tiếp thị, xúc tiến đầu tư có hiệu quả nhất.

Năm 2001, Tỉnh ủy, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo thành lập Phòng trưng bày (Show room) thuộc Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai để giới thiệu sản phẩm, quảng bá đầu tư. Thông qua hoạt động của phòng trưng bày, các nhà đầu tư có điều kiện gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm xúc tiến thương mại. Ban Quản lý khu công nghiệp đã cung cấp thông tin để khách hàng gặp gỡ các doanh nghiệp. Có hàng ngàn lượt khách đến tham quan và tìm hiểu đầu tư tại tỉnh Đồng Nai. Riêng năm 2003 có khoảng 40 đoàn khách Trung ương, các tỉnh, khách nước ngoài và 300 lượt khách Doanh nghiệp khu công nghiệp Đồng Nai tham quan phòng trưng bày. Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai đã tiếp thị đầu tư với khoảng 170 nhà đầu tư các nước. Trong năm 2004, Tỉnh ủy, Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã tổ chức 3 cuộc đi xúc tiến đầu tưở nước ngoài (Đài Loan, Nhật Bản, Singapo). Sau các cuộc đi này, nhiều nhà đầu tưđã tìm đến tỉnh Đồng Nai để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Ban Quản lý khu công nghiệp Đồng Nai đã cung cấp bảng tổng hợp thông tin về sản phẩm của 50 doanh nghiệp có mặt tại Phòng trưng bày đến hội chợ đầu tư EMA Thụy Sỹ, hội chợ công nghiệp quốc tế tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bửu Long Biên Hòa. Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai phối hợp với Tham tán thương mại Việt Nam tại các nước để làm công tác xúc tiến thương mại. Năm 2004, Tỉnh ủy, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo hoàn thành bộ phim tài liệu, giới thiệu tiềm năng đầu tư tại Đồng Nai và các khu công nghiệp. Xây dựng trang website của Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai và của các khu công nghiệp để quảng bá cơ hội đầu tư và xúc tiến thương mại của tỉnh Đồng Nai.

Thực hiện mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp, Đồng Nai đã chủ động quan hệ hợp tác hữu nghị với một sốđịa phương thuộc nhiều nước trên thế giới. Được sự cho phép của Chính phủ, Đồng Nai thiết lập mối quan hệ hợp tác song phương với một số tỉnh, thành phố trong khu vực và trên thế

giới, dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. Tỉnh Đồng Nai đã thiết lập quan hệ với nhiều tỉnh, thành phố của nhiều quốc gia như: Vùng Rhone Alpes (Pháp), tỉnh Kyongsangnam (Hàn Quốc), tỉnh Ternopol (Ucraina), tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), tỉnh Chonburi (Thái Lan) và quan hệ hợp tác giữa thành phố Biên Hòa với thành phố Kim Hae (tỉnh Kyongsangnam Do, Hàn Quốc), thành phố Tương Đàm (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc). Nội dung quan hệ chủ yếu trong các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật và bảo vệ môi trường…

Tỉnh Đồng Nai đã tổ chức nhiều đoàn công tác đi vận động xúc tiến đầu tưở nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Singgapo…; tham gia nhiều hội thảo vềđầu tư tại Thụy Sỹ, Pháp…

Năm 2005, Trung tâm Dịch vụ và giới thiệu sản phẩm khu công nghiệp trực thuộc ban quản lý khu công nghiệp Đồng Nai đã đón nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu đầu tư; tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức Hội chợ Nhà thầu phụ công nghiệp lần thứ nhất tại trụ sở Ban quản lý khu công nghiệp Đồng Nai, tham gia đoàn khảo sát thị trường tại Nam Phi và Dubai, tham dự các hội chợ tại Tây Nguyên, Đắc Lắk và Hội chợ triển lãm do tỉnh Đồng Nai tổ chức.

3.3 Đánh giá về tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước (1996 – 2005)

Một phần của tài liệu QUÁ TRÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH ĐỒNG NAI (1986 – 2005) (Trang 66 - 68)