KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 79 - 83)

- Tổ chức thi đua và xây dựng tiêu chí đánh giá, khen thưởng các tổ chuyên môn, GV có thành tích xuất sắc trong việc ứng dụng CNTT.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận.

Qua nghiên cứu về lý luận và thực trạng quản lý ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN ở một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ, người nghiên cứu rút ra được một số kết luận như sau:

- Xác định được những vấn đề cốt lõi của quản lý, quản lý GD và những vấn đề có liên quan đến quản lý ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN ở một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ; đã khái quát được những nét đặc trưng của hoạt động dạy, hoạt động học, hoạt động quản lý có sử dụng CNTT ở các trường THPT trong thành phố.

- Xác định, đánh giá được một số thành tựu, ưu điểm, hạn chế trong quản lý ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN ở một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy các môn KHTN:

+ Thành tựu:

 Về nhận thức: tất cả CBQL, GV trong ngành GD của thành phố đều nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào dạy; quán triệt được chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước vềứng dụng CNTT vào GD, vào dạy.

 Về triển khai thực hiện: HT các trường THPT đều tuân thủ tốt chỉ đạo của các cấp quản lý cấp trên; triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của ngành GD; thực hiện đầy đủ các chức năng, quy trình, nội dung quản lý đối với việc ứng dụng CNTT vào dạy.

 Về kết quả thực hiện: tất cả trường THPT đều được kết nối internet, được trang bị máy tính và các thiết bị CNTT phục vụ cho nghiên cứu, tự học, dạy của GV, học của HS; CNTT được ứng dụng vào quản lý ngày càng hiệu quả; số lượng tiết dạy, bài giảng có sử dụng CNTT ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng cao góp phần làm tăng chất lượng GD.

+ Hạn chế:

 Quản lý của các HT trường THPT đối với ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN chưa được chú trọng đúng mức. Hiệu quả quản lý chưa cao. CSVC, thiết bị CNTT chưa được quản lý tốt, xuống cấp nhanh; chậm đổi mới, phổ biến phần mềm dạy học, phần mềm ứng dụng; tốc độ ứng dụng CNTT vào quản lý còn chậm.

 Nội dung, hình thức ứng dụng CNTT vào dạy của GV chỉ dừng lại ở việc soạn, giảng thông qua các phần mềm trình chiếu; sử dụng và phổ biến các phần mềm bộ môn cho GV, HS còn yếu. Internet chưa được phát huy hết công dụng của nó, chỉ dựng lại ở việc tra cứu thông tin là chủ yếu. E-Learning không phát triển.

 Công tác bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức về CNTT cho lực lượng quyết định hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào dạy là GV còn yếu.

 Không có hệ thống các tiêu chuẩn khoa học về ứng dụng và đánh giá chất lượng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học, các tiêu chí đánh giá việc ứng dụng CNTT vào dạy học; hệ thống các nguyên tắc khoa học về việc ứng dụng CNTT vào dạy học, quy định mối quan hệ giữa các tiêu chuẩn khoa học về ứng dụng CNTT vào dạy với các lĩnh vực GD, chuyên môn khác để các cấp quản lý GD căn cứ vào đó xác định mục tiêu cụ thể, xây dựng kế hoạch, đánh giá được hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào dạy.

2. Kiến nghị.

Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài, kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN tại một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ, người nghiên cứu xin kiến nghị với các cấp quản lý một số nội dung nhằm nâng cao chất lượng dạy các môn KHTN nói riêng, tất cả môn học nói chung như sau:

Bộ GD&ĐT.

- Ban hành hệ thống các tiêu chuẩn khoa học vềứng dụng và đánh giá chất lượng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học, các tiêu chí đánh giá việc ứng dụng CNTT vào dạy học; hệ thống các nguyên tắc khoa học về việc ứng dụng CNTT vào dạy học, quy định mối quan hệ giữa các tiêu chuẩn khoa học về ứng dụng CNTT vào dạy với các lĩnh vực GD, chuyên môn khác để các cấp quản lý GD căn cứ vào đó xác định mục tiêu cụ thể, xây dựng kế hoạch, đánh giá được hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào dạy tại các địa phương.

- Phân bổ nhiều hơn các dự án được nước ngoài tài trợ, kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia cho thành phố Cần Thơđể tăng cường trang bị CSVC CNTT cho ngành GD của thành phố.

- Triển khai các dự án bồi dưỡng vềứng dụng CNTT vào dạy cho cán bộ quản lý, giáo viên để họđạt chuẩn về trình độ CNTT, đáp ứng được yêu cầu thực tế.

- Tổ chức tham quan học tập các mô hình tiên tiến vềứng dụng CNTT trong GD ở nước ngoài cho lãnh đạo sở; lãnh đạo và chuyên viên các phòng chuyên môn; HT các trường THPT.

- Ban hành quy chếđổi mới hình thức, nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của HS, đặc biệt là thi tốt nghiệp thực sự theo hướng phát huy tích tích cực, chủđộng trong học tập của HS với sự hỗ trợ của CNTT.

- Xuất bản sách giáo khoa dưới dạng e-book và phổ biến miễn phí trên website của Bộ GD&ĐT. - Có kế hoạch chiến lược ứng dụng các thành tựu của CNTT và Truyền thông một cách hiệu quả lâu dài và bền vững vào GD.

UBND, HĐND thành phố Cần Thơ.

- Có chếđộ thu hút và đãi ngộ xứng đáng đối với người có trình độ cao về CNTT về công tác trong ngành GD; hỗ trợ và khen thưởng kịp thời đối với CBQL GD, GV có sáng kiến, kinh nghiệm, đạt hiệu quả cao trong ứng dụng CNTT vào quản lý, vào dạy.

Sở GD&ĐT thành phố Cần Thơ.

- Cấp đủ kinh phí cho hoạt động của trường THPT.

- Tăng cường đầu tư CSVC, thiết bị CNTT, phần mềm dạy học, phần mềm quản lý cho các trường THPT.

- Tổ chức, tạo điều kiện cho CBQL, GV tham gia các chuyên đề về ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy, đổi mới quản lý trong phạm vi thành phố và các địa phương phát triển về lĩnh vực này.

- Có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lại về CNTT, ngoại ngữ , ứng dụng CNTT trong GD cho GV. - Xây dựng kế hoạch chiến lược, quy chế về ứng dụng CNTT trong quản lý, trong tất cả lãnh vực chuyên môn.

- Quan tâm hỗ trợ về vật chất và tinh thần, tổ chức thi đua, khen thưởng kịp thời đối với các GV, CBQL có tâm huyết, có năng lực thực sự và có nhiều cống hiến trong việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu của CNTT vào GD nói chung, dạy học nói riêng.

- Thanh tra, kiểm tra định kỳ đối với việc ứng dụng CNTT ở các trường học, xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ chỉđạo của cấp trên.

- Quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm CBQL trẻ có năng lực chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ về ngoại ngữ và tin học.

HT các trường THPT.

- Triển khai, quán triệt tốt các chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về ứng dụng CNTT vào GD, vào dạy; thực hiện đầy đủ các chức năng, quy trình, nội dung quản lý đối với việc ứng dụng CNTT vào dạy ở mức độ tốt nhất; khắc phục các hạn chếđã nêu ở phần kết luận của đề tài; làm cho GV ý thức được trách nhiệm của mình đối với việc sử dụng các công nghệ GD mới trong đó có ứng dụng CNTT vào dạy.

- Tạo điều kiện cho GV tham gia các chuyên đề về ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy, các lớp bồi dưỡng về tin học và ngoại ngữ để GV đủ chuẩn về kiến thức, kỹ năng tin học, áp dụng hiệu quả vào dạy và hoàn thành trách nhiệm xã hội của mình.

- Thường xuyên nghiên cứu lý luận, khoa học quản lý, CNTT, vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lý, thực hiện tốt các nội dung quản lý về chuyên môn có ứng dụng CNTT vào dạy của GV, học của HS và ứng dụng CNTT hiệu quả vào quản lý.

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học GD, tiêu chuẩn, tiêu chí phục vụ cho ứng dụng CNTT. - Tích cực đổi mới quản lý về nội dung lẫn hình thức kiểm tra, đánh giá HS.

- Sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị CNTT, phần mềm được Sở và Bộ trang bị, tạo được môi trường CNTT thuận lợi cho GV và HS sử dụng.

- Đẩy mạnh xã hội hóa trong việc trang bị thêm các thiết bị CNTT, phần mềm phục vụ dạy và học. - Quan tâm hỗ trợ về vật chất và tinh thần, tổ chức thi đua, khen thưởng kịp thời đối với các GV có tâm huyết, có năng lực thực sự và có nhiều cống hiến trong việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu của CNTT vào GD nói chung, dạy học nói riêng đồng thời với việc thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT ở các tổ chuyên môn và GV; có biện pháp xử lý kịp thời các vi phạm của GV, tạo động lực để thực sự có sự hài hòa giữa các phương pháp dạy học truyền thống và các phương pháp dạy học hiện đại, tích hợp một cách hiệu quả các thành tựu của CNTT vào dạy của GV.

- Tham mưu với Sở GD&ĐT, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, các lực lượng xã hội giám sát tốt việc sử dụng internet của HS; hoàn thiện môi trường CNTT của trường và xã hội theo hướng phục vụđể nâng cao chất lượng GD.

- Xây dựng và thực hiện quản lý ứng dụng CNTT dựa trên các tiêu chuẩn khoa học, tiêu chí xác định và theo hệ thống để nâng cao chất lượng dạy có ứng dụng CNTT của các môn KHTN nói riêng, tất cả môn học nói chung./.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)