Quản lý giảng dạy của GV có ứng dụng CNTT.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 25 - 28)

Bảng 2.2. Đánh giá chung của CBQL và GV việc quản lý giảng dạy của GV có ứng dụng CNTT của HT. Quản lý chương trình, kế hoạch dạy của GV có ứng dụng CNTT TB ĐLTC Thứ bậc Yêu cầu lập kế hoạch và duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT 3,33 1,07 3 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT từng tuần, tháng, học kỳ 3,28 1,08 4 Xử lý GV thực hiện không đúng kế hoạch. 2,93 1,18 5

Khen thưởng GV thực hiện tốt, sáng tạo trong ứng dụng CNTT. 3,48 1,14 2 Phối hợp với PHT chuyên môn để quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy của GV 3,56 1,08 1 Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy có ứng dụng CNTT của GV

Hướng dẫn các quy định và yêu cầu về soạn bài và chuẩn bị phần cứng, phần mềm đối với các tiết dạy có sử dụng CNTT

3,43 1,08 1 Cung cấp tài liệu tham khảo, phần mềm, máy tính để

GV chuẩn bị bài giảng, thử nghiệm trước khi dạy 3,28 1,22 3

Kiểm tra giáo án có ứng dụng CNTT định kỳ 3,18 1,20 4 Tổ chức khoa học để GV chủđộng trong việc chuẩn bị

tiết dạy 3,33 1,22 2

Quản lý giờ dạy và hồ sơ chuyên môn có ứng dụng CNTT của GV

Xây dựng kế hoạch quản lý giờ lên lớp của GV 3,53 1,08 5 Theo dõi giờ lên lớp có ứng dụng CNTT 3,58 1,02 3 Kiểm tra lịch báo giảng, sổđầu bài 3,83 1,12 1 Kiểm tra sử dụng phòng máy tính, các thiết bị CNTT

khi lên lớp của GV 3,65 1,08 2

Quy định việc ứng dụng CNTT thành tiêu chí thi đua

của GV 3,58 1,16 3

Quy định các loại phương tiện, phần mềm máy tính, nguồn tư liệu, … dùng để tham khảo, thực hiện soạn giảng với phương tiện CNTT 3,40 1,07 6 Kiểm tra định kỳ và đột xuất 3,22 1,23 7 Qua kết quả của Bảng 2.2 cho thấy: * Quản lý chương trình, kế hoạch dạy của GV có ứng dụng CNTT.

Kết quảđánh giá các nội dung quản lý của HT đối với chương trình, kế hoạch dạy của GV có ứng dụng CNTT của HT xếp theo thứ bậc giảm dần là:

- Phối hợp với PHT chuyên môn để quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy của GV được đánh giá khá với TB=3,56.

- Khen thưởng GV thực hiện tốt, sáng tạo trong ứng dụng CNTT được đánh giá trung bình với TB=3,48.

- Yêu cầu lập kế hoạch và duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT được đánh giá trung bình với TB= 3,33. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT từng tuần, tháng, học kỳ được đánh giá trung bình với TB=3,28.

- Xử lý GV thực hiện không đúng kế hoạch được đánh giá trung bình với TB=2,93

Kết quả khảo sát trên cho thấy HT đã phối hợp khá tốt với PHT chuyên môn trong quản lý chương trình, kế hoạch dạy của GV có ứng dụng CNTT vào dạy. Tuy nhiên, trong việc triển khai thực tế gồm các khâu: yêu cầu lập kế hoạch, duyệt kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch định kỳ theo tuần, tháng, học kỳ, năm học đối với mỗi GV chỉđạt mức độ trung bình (3,2  TB  3,48). Việc xử lý các trường hợp GV thực hiện không đúng kế hoạch được đánh giá thấp nhất (TB= 2,94) chứng tỏ HT chưa quản lý tốt nội dung này.

Hiện nay tại đa số các trường, các phương tiện CNTT phục vụ cho việc nghiên cứu, ứng dụng CNTT vào dạy của GV vẫn còn thiếu (số lượng máy chiếu, máy tính còn ít so với nhu cầu), nhiều trường chưa bố trí được phòng máy cho GV nghiên cứu, thử nghiệm. Mức độ thực hiện giữa các môn, giữa các GV trong cùng tổ bộ môn cũng không đều.. Do đó, HT chưa đặt ra các yêu cầu cao, thậm chí có nơi còn rất hình thức, chưa thực sự chú trọng đến chất lượng và hiệu quả, mang tính phong trào là chính, có trường trong chỉ tiêu ứng dụng CNTT vào dạy là: mỗi GV thực hiện 1 tiết dạy có ứng dụng CNTT/năm.

* Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy có ứng dụng CNTT của GV.

Đa số nội dung quản lý việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy có ứng dụng CNTT của GV của HT được đánh giá ở mức độ trung bình (3,18 TB  3,43) xếp theo thứ bậc giảm dần là:

- Hướng dẫn các quy định và yêu cầu về soạn bài và chuẩn bị phần cứng, phần mềm đối với các tiết dạy có ứng dụng CNTT được đánh giá mức trung bình với TB=3,43.

- Tổ chức khoa học để GV chủ động trong việc chuẩn bị tiết dạy được đánh giá mức trung bình với TB=3,33.

- Cung cấp tài liệu tham khảo, phần mềm, máy tính để GV chuẩn bị bài giảng, thử nghiệm trước khi dạy được đánh giá mức trung bình với TB=3,28.

- Kiểm tra giáo án có ứng dụng CNTT định kỳ được đánh giá thấp nhất so với các nội dung quản lý ứng dụng CNTT của HT đối với việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy có ứng dụng CNTT được đánh giá mức trung bình với TB=3,18.

Qua khảo sát thực trạng tại các trường và trao đổi về các nội dung quản lý việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy có ứng dụng CNTT của GV cho thấy kết quả khảo sát trên là sát với thực tế. Việc tạo điều kiện để

GV có thểứng dụng CNTT vào dạy hiện nay ở các trường được thực hiện ở mức độ khá đơn giản: HT cố gắng tạo điều kiện để GV truy cập internet tại trường để tìm thông tin (thường chỉ bao gồm: âm thanh, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài dạy), tích hợp vào bài trình chiếu được soạn thảo bằng phần mềm Microsoft PowerPoint của hãng Microsoft và sử dụng làm bài giảng trên lớp, xem đây chính là “giáo án điện tử”. Cùng với khái niệm “giáo án điện tử”, nhiều khái niệm có liên quan đến lĩnh vực ứng dụng CNTT vào dạy như: e-learning, thư viện điện tử,… chưa được các HT quan tâm tìm hiểu và thực hiện. Tuy nhiên, thời gian GV nghiên cứu, tự học chưa đủ để đảm bảo cho GV đảm bảo chất lượng cũng như các tiêu chuẩn khác của tiết dạy có ứng dụng CNTT. Hiện nay, một số không nhỏ GV vẫn chưa thuần thục trong việc sử dụng các thiết bị, sử dụng các phần mềm máy tính, từđó tạo nên tâm lý e dè, ngán ngại trong việc ứng dụng CNTT vào dạy.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)