- Báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về việc xây dựng và triển khai các đề án, dự án ứng dụng CNTT trên tinh thần hiệu quả, tiết kiệm, tránh trùng lắp và có công nghệ hiện đại, phù hợp.
- Tham mưu với UBND thành phố ưu tiên cấp kinh phí, triển khai mạnh mẽ công tác xã hội hóa tranh thủ các nguồn lực để đầu tư trang bị CSVC, thiết bị CNTT phục vụ dạy và học.
- Tiếp tục phối hợp với Chi nhánh của Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel tại Cần Thơ hoàn thành hợp đồng đã ký kết giữa UBND thành phố Cần Thơ với Tổng công ty Viettel chi nhánh phía Nam về kết nối internet đến tất cả cơ sở GD, cơ quan quản lý GD trong toàn thành phố; tiếp tục triển khai mạnh mẽ và cải tiến việc thực hiện kết nối Internet băng thông rộng đến các trường THPT; có kế hoạch chuyển đổi sang sử dụng cáp quang FTTH (tốc độ tải xuống khoảng 12 Mbps) hoặc nâng cấp lên công nghệ 3G (thay cho công nghệ EDGE) đểđạt tốc độ kết nối có thể lên đến hơn 1 Mbps theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT đểđảm bảo được tốc độ truy xuất thông tin qua internet, đáp ứng được nhu cầu của sốđông cùng truy cập internet trong cùng một thời điểm và nhu cầu về băng thông rộng để truyền tải cùng lúc âm thanh và hình ảnh (phục vụ cho họp, hội thảo, thao giảng trực tuyến,...). Đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ (theo hướng miễn phí hoặc giảm giá đặc biệt) của các doanh nghiệp, công ty viễn thông khác đối với ngành về kết nối và sử dụng internet trong trường học và tại nhà của CBQL, GV, HS. Điều này để đảm bảo được rằng: ngoài môi trường giao tiếp trực tiếp với nhau thông thường, GD còn có thêm một môi trường giao tiếp, dạy và học không phụ thuộc vào giới hạn của không gian và thời gian; để mọi người đều có thể học ở mọi nơi, mọi lúc với nguồn thông tin khổng lồ mà nhân loại đã tích lũy được.
- Có kế hoạch cấp kinh phí thích đáng để đầu tư trang thiết bị, máy tính kết nối mạng cho các trường còn khó khăn. Đặc biệt chú ý đến kinh phí duy tu, bảo dưỡng, bảo trì, bảo mật và thay thế các thiết bị, phần mềm CNTT; triển khai tốt công tác thanh tra, kiểm tra về hiện trạng vềứng dụng CNTT trong các trường THPT hàng năm để làm cơ sở cho việc lập các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về ứng dụng CNTT trong GD nói chung, dạy nói riêng theo chương trình của Chính phủ và của ngành.
HT các trường THPT .
- Tăng cường đầu tư hạ tầng cơ sở CNTT trong trường học và tăng cường đầu tư hạ tầng thiết bị CNTT phục vụ cho ứng dụng CNTT và dạy môn tin học. Cụ thể:
- Để phục vụ công tác quản lý và điều hành GD, mỗi trường ít nhất có hai máy tính, có máy in, webcam và một điện thoại đàm thoại. Ở những nơi có điều kiện, mỗi tổ bộ môn trong trường có máy tính dùng riêng ; trang bị máy tính nối mạng nội bộ và nối Internet, đảm bảo tỉ lệ HS/máy tính nhỏ hơn hoặc bằng 20 (<= 20); trang bị cho phòng họp và phòng học ảo.
- Tập trung nguồn nhân lực, kinh phí đầu tư trang thiết bị CNTT thiết yếu (máy tính, máy in, máy chiếu) phục vụ dạy cho tất cả các môn.
- Tạo điều kiện để GV có điều kiện tiếp cận với CNTT, tiếp cận với Internet, ứng dụng CNTT theo hướng tích hợp trực tiếp vào các môn học.
- Triển khai mô hình máy tính nhân bản (một CPU nối nhiều màn hình và bàn phím) nhằm tiết kiệm phí bản quyền phần mềm, phí bảo dưỡng phòng máy và tiết kiệm năng lượng điện.
- Với những trường có đủ điều kiện về CSVC, nhân lực có thể triển khai thí điểm mô hình trường học điện tử tiên tiến (e-school).
3.3. Về cơ cấu tổ chức và nhân lực.
Bộ GD&ĐT.
Phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành có liên quan ra văn bản quy định về cơ cấu tổ chức, biên chế thực hiện chức năng quản lý chuyên trách đối với lĩnh vực CNTT của ngành GD trong các sở GD&ĐT, các cơ sở GD.
Sở GD&ĐT thành phố Cần Thơ.
- Tham mưu trình các cấp có thẩm quyền về việc thành lập đơn vị chuyên trách về CNTT của Sở GD&ĐT và của ngành theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, cụ thể:
+ Thành lập Phòng CNTT hoặc Phòng ghép trong đó có nhóm chuyên trách về CNTT. Tiến tới chuẩn hoá trình độđội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT tại Sở và các trường THPT.
+ Tham mưu với Bộ GD&ĐT về việc bổ sung biên chế cho các trường THPT để các đơn vị này có được một cán bộ hoặc GV kiêm nhiệm phụ trách vềứng dụng CNTT của trường, có trình độ từ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) về CNTT, điện tử, viễn thông trở lên.
HT các trường THPT.
- Thành lập hội đồng hoặc tổ nghiên cứu khoa học GD của trường phục vụ cho các lĩnh vực có liên quan đến ứng dụng CNTT vào dạy học và bổ sung cái mới, điều chỉnh cho phù hợp hàng năm.
- Phân công cán bộ chuyên trách về CNTT trong trường.
3.4. Về cơ chế, chính sách.
Bộ GD&ĐT.
Ban hành cơ chế, chính sách đầu tưđặc biệt về lĩnh vực ứng dụng CNTT trong GD và tăng cường các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia đối với thành phố Cần Thơ vì đây là thành phố trẻ, mới được thành lập, có CSVC phục vụ cho GD tương đối yếu so với các thành phố trực thuộc trung ương khác.
Sở GD&ĐT thành phố Cần Thơ.
- Xây dựng cơ chế quản lý hợp lý để phát huy được tính năng động, sáng tạo của các cơ sở GD trong thành phố, huy động các nguồn lực trong xã hội, các tổ chức phi chính phủ về tài chính, CSVC, thiết bị CNTT, phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo cho các trường.
- Tham mưu với UBND, HĐND có chính sách đặc biệt riêng của thành phốđể thu hút lực lượng có trình độ CNTT cao về công tác cho ngành GD; có phụ cấp ưu đãi xứng đáng đối với cán bộ phụ trách CNTT tại các trường.
Tạo điều kiện hỗ trợ cho GV về mặt tài chính, vật chất thích hợp để GV có đủ điều kiện cần thiết trong việc tự học, tự bồi dưỡng về CNTT, tạo cơ sở đểứng dụng thành công vào dạy của mình.
3.5. Vềđẩy mạnh ứng dụng CNTT.
Bộ GD&ĐT:
- Hướng dẫn nội dung đánh giá về hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học của GV. Đặc biệt, cần chú trọng xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn khoa học về ứng dụng và đánh giá chất lượng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học và các tiêu chí đánh giá việc ứng dụng CNTT vào dạy học; hệ thống các nguyên tắc khoa học về việc ứng dụng CNTT vào dạy học và xây dựng mối quan hệ giữa các tiêu chuẩn khoa học vềứng dụng CNTT vào dạy với các lĩnh vực GD, chuyên môn khác. Và chỉ trên cơ sở này, HT các trường THPT mới có thể thực hiện quản lý dựa trên các tiêu chí và theo hệ thống có hiệu quả, nâng cao được chất lượng dạy có ứng dụng CNTT đối với tất cả môn học nói chung, các môn KHTN nói riêng.
- Định kỳ tổ chức sinh hoạt chuyên đề, hội thảo vềứng dụng CNTT trong cả nước để CBQL, GV có dịp học tập, trao đổi kinh nghiệm với nhau.
- Xây dựng chuẩn kiến thức và kĩ năng về CNTT cho GV và CBQL GD, chủ trì xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về CNTT cho GV, CBQL GD các trường THPT để có được đội ngũđủ chuẩn về CNTT, đáp ứng được yêu cầu của thực tếđặt ra..
- Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan đẩy mạnh phát triển công nghiệp CNTT, công nghệ GD phục vụ phát triển GD ; chú trọng việc tạo ra các phần mềm dạy học đặc thù cho từng môn học.
- Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT cho các trường THPT, hoàn chỉnh môi trường mạng để thực sự xóa bỏ khoảng cách số giữa các vùng, miền; hoàn chỉnh hệ thống họp qua web trong phạm vi toàn quốc.
Sở GD&ĐT thành phố Cần Thơ.
- Xây dựng đề án ứng dụng CNTT vào GD của ngành giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020 để toàn ngành có một định hướng cụ thể, rõ ràng vềứng dụng CNTT trong GD; xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể hàng năm để chỉ đạo các trường THPT triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học về CNTT hàng năm theo tinh thần Quyết định 698/QĐ-TTg và Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT.
- Chỉ đạo các trường THPT triển khai hệ thống các tiêu chuẩn khoa học về ứng dụng và đánh giá chất lượng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học và các tiêu chí đánh giá việc ứng dụng CNTT vào dạy học; hệ thống các nguyên tắc khoa học về việc ứng dụng CNTT vào dạy học và xây dựng mối quan hệ giữa các tiêu chuẩn khoa học vềứng dụng CNTT vào dạy với các lĩnh vực GD, chuyên môn khác theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.
- Triển khai và duy trì sử dụng hệ thống e-mail @moet.edu.vn phục vụ công tác quản lý GD chung của ngành; mỗi CBQL, mỗi GV, mỗi HS đều có một hộp thưđiện tử. Đẩy mạnh việc sử dụng thưđiện tử trong công tác trao đổi thông tin, liên lạc, các văn bản chỉ đạo, điều hành, thông báo ý kiến chỉ đạo, giấy triệu tập,... giữa trường với Sở GD&ĐT.
- Phối hợp cục CNTT Bộ GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn mô hình công nghệ xây dựng website theo mô hình tập trung tại một trung tâm dữ liệu cho các các trường học trên cùng một hệ thống nhằm tiết kiệm chi phí thiết kế, máy chủ và vận hành, đẩy mạnh thực hiện các dịch vụ công trực tuyến phục vụ công tác quản lý của ngành.