Thực trạng quản lý của HT trường THPT qua đánh giá, nhận định của HS.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 56 - 62)

- Quản lý giờ dạy và hồ sơ chuyên môn có ứng dụng CNTT của G

K ết quả khảo sát cho thấy hầu hết các công tác có liên quan đến việc quản lý giờ dạy và hồ sơ chuyên môn có ứng dụng CNTT của GV được đánh giá ở mức khá, xếp theo thứ bậc giảm dần là:

2.3. Thực trạng quản lý của HT trường THPT qua đánh giá, nhận định của HS.

Bảng 2.26. Đánh giá của HS về hiệu quả các tiết học GV có sử dụng các phương tiện: máy chiếu, máy tính, phần mềm máy tính (phần mềm trình chiếu, phần mềm thí nghiệm ảo,…) để dạy.

Tiếp thu kiến thức mới Số lượng Tỷ lệ

Không ghi 1 0,3%

Rất dễ dàng. 209 65,5%

Hơi khó. 89 27,9%

Rất khó. 20 6,3%

Trạng thái tâm lý của HS trong tiết học

Không ghi 2 0,6%

Rất hứng thú, tích cực chủđộng trong học tập và phát biểu ý kiến. 190 59,6% Bình thường vì tiết học này giống như những tiết học không 104 32,6%

có ứng dụng CNTT.

Không hứng thú gì cả. 23 7,2%

Hoạt động học tập của HS

Không ghi 3 0,9%

Luôn được tạo điều kiện suy nghĩ, hoạt động sáng tạo đểđóng

góp ý kiến về bài học. 108 33,9%

Thỉnh thoảng suy nghĩ và phát biểu ý kiến trả lời câu hỏi của

thầy (cô). 105 32,9%

Chủ yếu là nghe thầy (cô) giảng, nhìn màn hình và ghi vào tập. 103 32,3%

Trạng thái tâm lý chung của lớp học

Không ghi 2 0,6%

Rất sinh động, hào hứng, tiếp thu tốt bài học. 153 48,0%

Bình thường. 109 34,2%

Rất mệt vì mọi người phải vừa nghe, vừa nhìn, vừa ghi. 55 17,2%

Mức độ ghi nhớ, tái hiện, diễn đạt lại kiến thức đã được học

Không ghi 6 1,9% 10, 0% 6 1,9% 20, 0% 13 4,1% 30, 0% 16 5,0% 40, 0% 25 7,8% 50, 0% 52 16,3% 60, 0% 63 19,7% 70, 0% 56 17,6% 80, 0% 54 16,9% 90, 0% 22 6,9% 100, 0% 6 1,9% Mức độ hiểu và vận dụng kiến thức Không ghi 11 3,4% 10, 0% 5 1,6% 20, 0% 12 3,8% 30, 0% 18 5,6% 40, 0% 33 10,3%

50, 0% 47 14,7%60, 0% 63 19,7% 60, 0% 63 19,7% 70, 0% 46 14,4% 80, 0% 52 16,3% 90, 0% 20 6,3% 100, 0% 12 3,8% Tựđánh giá kết quả học tập Không ghi 4 1,3%

Luôn cao hơn so với những lớp (môn) mà thầy (cô) không

hoặc ít sử dụng CNTT để dạy. 128 40,1% Cũng như các lớp (môn) khác chưa hoặc ít sử dụng CNTT. 175 54,9% Thấp hơn các lớp (môn) khác chưa hoặc ít sử dụng CNTT. 12 3,8%

Kết quả nghiên cứu đánh giá của HS về hiệu quả các tiết học GV có sử dụng các phương tiện: máy chiếu, máy tính, phần mềm máy tính (phần mềm trình chiếu, phần mềm thí nghiệm ảo,…) để dạy được thống kê ở Bảng 2.25 cho thấy:

- Về mức độ tiếp thu kiến thức mới, có 65,5% HS cho rằng rất dễ dàng; 27,9% HS cho rằng hơi khó; 6,3% HS cho rằng rất khó và 0,3% HS không trả lời cho thấy việc ứng dụng CNTT vào dạy của GV có hiệu quả nhưng chưa cao và chưa đồng đều ở các trường THPT.

- Về trạng thái tâm lý của HS trong tiết học, có 59,6% HS rất hứng thú, tích cực chủđộng trong học tập và phát biểu ý kiến; 32,6% HS cho rằng tiết học có ứng dụng CNTT cũng bình thường như những tiết học không có ứng dụng CNTT; 7,2% HS cho rằng không có hứng thú và 0,6% HS không trả lời.

Qua kết quả nghiên cứu trên và trao đổi với HS cho thấy với các tiết học có ứng dụng CNTT để dạy của GV do đa phần là chỉ sử dụng phần mềm trình chiếu MicroSoft PowerPoint nên đối với những HS lần đầu được học (HS khối lớp 10) các em hứng thú vì sự mới lạ của phương tiện dạy học của GV là chính trước sự sống động của âm thanh, hình ảnh do phương tiện đem lại. Nhưng sau một thời gian dài, sự mới lạ trở nên quen thuộc thì sự hứng thú của các em (HS khối lớp 11, khối lớp 12) giảm dần và trở nên bình thường, chưa kể đến việc có nhiều GV còn lạm dụng các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh có sẵn của phần mềm mà không chú ý đến tính sư phạm, tính khoa học, tính thẩm mỹ của nó và với sự lặp lại nhiều lần các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh ấy đã tạo nên tâm lý nhàm chán, mệt mỏi của HS nhất là khi trong một buổi học cứđược chứng kiến sự lặp đi, lặp lại của cùng một hiệu ứng trong các tiết học khác nhau.

- Về phát huy tính năng động, tư duy sáng tạo của HS, có 33,9% HS cho rằng mình luôn được tạo điều kiện suy nghĩ, hoạt động sáng tạo để đóng góp ý kiến về bài học; 32,9% HS cho rằng chỉ thỉnh thoảng suy nghĩ và phát biểu ý kiến trả lời câu hỏi của GV; 32,3% cho rằng chủ yếu là nghe GV giảng, nhìn màn hình và ghi vào tập và 0,9% không trả lời cho thấy việc phát huy tính tích cực, chủđộng của HS trong các tiết học có ứng dụng CNTT của GV là chưa tốt. Qua trao đổi với HS cho thấy trình độứng dụng CNTT của GV ở các trường THPT là không đồng đều. Với những GV có kinh nghiệm, có trình độ về tin học thì tiết học tương đối hấp dẫn, lôi cuốn và phát huy tốt tính tích cực, chủđộng của HS. Ngược lại, vẫn có nhiều GV còn lúng túng, rơi vào đường mòn trong ứng dụng và phương pháp dạy chuyển từ “đọc, chép” sang “chiếu, chép”. Như vậy, thay vì làm cho kiến thức từ khó hiểu sang dễ hiểu, thời gian của tiết học còn bị mất bớt đi do phải chuẩn bị phương tiện, cá biệt có những tiết học mà hoạt động dạy, học chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn do trục trặc của thiết bị, phần mềm.

- Về trạng thái tâm lý chung của lớp học, có 48,0% HS cho rằng lớp học rất sinh động, hào hứng, tiếp thu rất tốt bài học; 34,2% HS cho rằng không khí lớp học bình thường; 17,2% HS cho rằng mình rất mệt vì phải vừa nghe, vừa nhìn, vừa ghi và 0,6% HS không có ý kiến cho thấy việc ứng dụng CNTT vào dạy của GV có hiệu quả, đã phát huy tốt được các tính năng ưu việt của thiết bị, phần mềm so với phấn trắng, bảng đen; tích hợp tốt vào phương pháp giảng dạy, GD nhưng kết quả này vẫn chưa cao. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có một số lượng không nhỏ GV chưa ứng dụng tốt, còn lạm dụng phương tiện, còn thiên về phô diễn hiệu ứng, thiếu sự chọn lọc trong sử dụng dữ liệu (hình ảnh, âm thanh có liên quan đến bài học), trình chiếu quá nhanh làm HS không theo dõi kịp tạo khó khăn cho các em trong việc tiếp thu kiến thức mới. Một vấn đề quan trọng được đặt ra là: GV sử dụng phương tiện mới trong dạy học nhưng HS lại chưa được hướng dẫn phương pháp học tương ứng phù hợp. Sau mỗi tiết học có ứng dụng CNTT, HS vẫn phải học thuộc lòng những gì mình ghi được trong tập dẫn đến hiện tượng có HS không học được vì không ghi chép được.

- Về tựđánh giá khả năng tiếp thu kiến thức mới ở mức độ ghi nhớ, tái hiện, diễn đạt lại kiến thức đã được học có 79,30% HS có mức độ từ 50% trở lên, trong đó có 25,7% có mức độ tiếp thu kiến thức mới từ 80% trở lên, có 18,8% có mức độ tiếp thu kiến thức dưới 50% và 1,9% không có ý kiến cho thấy ở mức độ ghi nhớ, tái hiện, diễn đạt khi so với các tiết học không có ứng dụng CNTT thì các tiết học có ứng dụng CNTT chưa thực sựđạt hiệu quả cao hơn .

- Ở mức độ hiểu và vận dụng kiến thức, có 75,20% HS có mức độ từ 50% trở lên, trong đó có 26,4% có mức độ 80% trở lên, có 21,3% có mức độ tiếp thu kiến thức dưới 50% và 3,4% không có ý kiến cho thấy tương tự như mức độ tiếp thu kiến thức mới ở mức độ hiểu và vận dụng vẫn chưa có hiệu quả thuyết phục.

- Về tựđánh giá kết quả học tập đối với các môn học mà GV có ứng dụng CNTT vào dạy có 54% HS cho rằng kết quả học tập cũng như các lớp (môn) GV chưa hoặc ít sử dụng CNTT vào dạy; 40,1% HS cho rằng luôn cao hơn so với những lớp mà GV không hoặc ít sử dụng CNTT; 3,8% cho rằng thấp hơn các lớp (môn) mà GV chưa hoặc ít sử dụng CNTT và 1,3% không có ý kiến cho thấy việc ứng dụng CNTT vào dạy của GV cũng đạt được hiệu quả cao nhưng chưa đồng đều, còn hạn chế, cần phải tiếp tục cải tiến, đổi mới.

Bảng 2.27. Thực trạng việc GV hướng dẫn HS sử dụng phần mềm bộ môn.

Thực trạng việc GV hướng dẫn HS sử dụng sử dụng phần

mềm bộ môn Số lượng Tỷ lệ

Không ghi 5 1,6%

Thường xuyên phổ biến, hướng dẫn em sử dụng phần mềm bộ

môn để tự học, tự nghiên cứu. 67 21%

Phổ biến, hướng dẫn sử dụng phần mềm bộ môn nhưng rất ít. 138 43,3% Không phổ biến, hướng dẫn các phần mềm bộ môn mà thầy (cô)

đã sử dụng. 109 34,2%

Kết quả nghiên cứu ở Bảng 2.6 về thực trạng GV hướng dẫn HS sử dụng phần mềm bộ môn cho thấy: có 43,3% HS cho rằng GV có phổ biến, hướng dẫn sử dụng phần mềm bộ môn nhưng rất ít; 34,2% HS cho rằng GV không phổ biến, hướng dẫn các phần mềm bộ môn mà GV đã sử dụng; 21% HS cho rằng GV thường xuyên phổ biến, hướng dẫn HS sử dụng phần mềm bộ môn để tự học, tự nghiên cứu. Kết quả này cho thấy trong thực tế, việc GV hướng dẫn HS sử dụng phần mềm bộ môn được thực hiện không đồng đều giữa các trường và về tổng thể vẫn còn rất ít thực hiện. Các phần mềm bộ môn nếu có, thường được xem như là phương tiện chỉ dành riêng cho GV sử dụng khi dạy; HS ít có điều kiện được tiếp cận. Qua nghiên cứu thực tế, số lượng và loại phần mềm cho từng bộ môn để GV và HS có thể nghiên cứu, ứng dụng là rất ít. Nhiều GV vẫn chưa có phần mềm sử dụng riêng cho bộ môn của mình đang dạy, một số phần mềm có được thì chưa đáp ứng nhu cầu, không được cập nhật.

Bảng 2.28. Thực trạng trang bị, bố trí CSVC, phần mềm phục vụ việc dạy của GV.

Tình trạng trang bị, bố trí CSVC, phần mềm phục vụ việc

dạy của GV Số lượng Tỷ lệ

Không ghi 6 1,9%

Đầy đủ, bố trí phù hợp, thiết bị vận hành tốt. 91 28,5%

Đầy đủ, bố trí chưa phù hợp. 58 18,2%

Còn thiếu, thiết bị và phần mềm hay bị hư hỏng. 164 51,4% Kết quả nghiên cứu ở Bảng 2.27 về thực trạng trang bị, bố trí CSVC, phần mềm phục vụ việc dạy của GV cho thấy có 51,4% HS cho rằng còn thiếu, thiết bị và phần mềm hay bị hư hỏng, 28,5% cho rằng

đầy đủ, bố trí phù hợp, thiết bị vận hành tốt; 18,2% cho rằng đầy đủ nhưng bố trí chưa phù hợp và 1,9% không trả lời. Qua khảo sát thực tế việc trang bị phòng máy tính tại các trường và trao đổi với HS, HT, GV thì do hiện nay về biên chế, các trường không được giao biên chế kỹ thuật viên tin học hoặc các chức danh tương đương đảm nhiệm lĩnh vực kỹ thuật phần cứng và phần mềm của máy tính trong trường học. Vì vậy, HT phải bố trí GV bộ môn hoặc cán bộ thiết bị của trường kiêm nhiệm. Người được giao kiêm nhiệm hầu như không được đào tạo chuyên môn. Do đó, dẫn đến tình trạng xuống cấp nhanh của thiết bị và do toàn bộ máy tính của các trường đều được cài đặt các phần mềm trôi nổi, không bản quyền và sựđa dạng về các loại virus máy tính cũng như sự lây lan nhanh chóng của chúng trong các máy tính là nguyên nhân chính của việc thường xuyên dẫn đến các sự cố mà hậu quả là thiết bị không hoạt động hoặc hoạt chập chờn, tạo nên nhiều khó khăn cho người sử dụng trực tiếp là GV và HS. Các máy tính bị sự cố ít được khắc phục kịp thời.

Bảng 2.29. Đánh giá trình độ sử dụng máy tính và phần mềm của GV khi dạy.

Trình độ sử dụng máy tính và phần mềm của GV khi dạy Số lượng Tỷ lệ

Không ghi 4 1,3%

Rất chuyên nghiệp. 43 13,5%

Tốt nhưng đôi lúc còn lúng túng. 207 64,9%

Chưa thực sự nhuần nhuyễn. 65 20,4%

Kết quả nghiên cứu ở Bảng 2.28 về trình độ sử dụng máy tính và phần mềm của GV khi dạy cho thấy có 64,9% HS cho rằng tốt nhưng đôi lúc còn lúng túng; 20,4% cho rằng chưa thực sự nhuần nhuyễn; 13,5% cho rằng rất chuyên nghiệp và 1,3% không có ý kiến. Kết quả này cho thấy đã có một số GV có trình độ cao về tin học, đáp ứng được việc ứng dụng CNTT vào dạy nhưng nhìn chung, đa số GV có trình độ tin học chưa đáp ứng yêu cầu, còn hạn chế khi ứng dụng CNTT vào dạy.

Bảng 2.30. Đánh giá chất lượng hệ thống máy tính của trường phục vụ cho việc học tập của HS.

Số lượng máy tính để HS thực hành Số lượng Tỷ lệ

Không ghi 4 1,3%

Đầy đủ. 48 15%

Tương đối đầy đủ. 199 62,4%

Có rất ít máy tính, ít khi HS được sử dụng. 68 21,3%

Chất lượng các máy tính của trường trong giờ thực hành

Không ghi 4 1,3%

Rất tốt. 26 8,2%

Thường xuyên hư hỏng phần cứng, trục trặc phần mềm. 75 23,5%

Số lượng phần mềm được cài đặt sẵn trong máy tính của trường

để HS nghiên cứu, tự học các môn KHTN

Không ghi 3 0,9%

Đầy đủ, mỗi môn học đều có một hoặc nhiều phần mềm. 28 8,8% Chỉ một số môn có, một số môn không. 182 57,1%

Rất thiếu, thậm chí không có 106 33,2%

Chất lượng kết nối mạng internet tại trường

Không ghi 1 0,3%

Tốc độ kết nối nhanh, phục vụ tốt cho việc học tập, nghiên

cứu, tìm kiếm tư liệu học tập của em và các bạn. 67 21% Tốc độ kết nối trung bình, đôi lúc bị ngắt. 93 29,2% Tốc độ kết nối chậm, không tạo hứng thú cho em và các bạn

sử dụng internet tại trường. 19 6%

Trường chưa tạo điều kiện để HS được sử dụng internet. 139 43,6%

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)