dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho GV và giúp đỡ GV còn hạn chế năng lực chuyên môn còn có những hạn chế.
+ Khảo sát được tính khả thi và đề xuất được những biện pháp quản lý nhằm nâng hiệu quả hoạt động giảng dạy trong nhà trường:
- Nâng cao trình độđội ngũ GV đảm bảo năng lực và phẩm chất đạo đức;
- Tăng cường quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần và điều kiện lao động sư phạm của đội ngũ GV;
- Tăng cường xây dựng và sử dụng có hiệu quả CSVC và phương tiện DH; - Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của GV;
- Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ CBQL; - Tăng cường việc chỉđạo đổi mới phương pháp DH;
- Tăng cường quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy của GV; - Tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng trong công tác giảng dạy; - Tăng cường quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
Xuất phát từ thực tiễn và điều tra thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy của một số trường THCS tỉnh Cà Mau hiện nay, trên cơ sở lý luận về quản lý, quản lý GD, để quản lý tốt hơn nữa hoạt động giảng dạy ở trường THCS chúng tôi xin kiến nghị với các cấp quản lý một số nội dung sau:
* Ủy Ban Nhân dân tỉnh Cà Mau
- Có kế hoạch chỉ đạo các cơ quan hữu quan cũng như ủy ban nhân các huyện, thành phố đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên cho các trường THCS; quan tâm đến việc đầu tư xây dựng CSVC và phương tiện DH cho các trường THCS.
- Có chế độ thu hút và đãi ngộ đối với GV, CBQL các trường THCS, đặc biệt các trường ở vùng sâu, vùng xa cả về vật chất lẫn tinh thần để giúp họ an tâm công tác, phục vụ.
* Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Cà Mau
- Tăng cường, thường xuyên đổi mới việc chỉ đạo công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở trường THCS đi vào chiều sâu chất lượng chuyên môn; tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về phương pháp giảng dạy và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn.
- Quan tâm đầu tư CSVC, phương tiện DH hiện đại theo hướng đồng bộ, tạo điều kiện cho các trường THCS thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy và thực hiện GD toàn diện một cách tích cực.
- Tổ chức và tạo điều kiện cho CBQL các trường THCS được tham gia học tập nâng cao trình độ về mọi mặt.
- Có kế hoạch đào tạo và điều tiết đảm bảo chỉ tiêu biên chế GV THCS cho các huyện, đảm bảo cân đối và đầy đủ các bộ môn, đặc biệt là GV Âm nhạc, Mĩ thuật, Công nghệ; có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho GV THCS, đảm bảo trình độđạt chuẩn và trên chuẩn.
- Có kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra việc quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường THCS; duy trì mạng lưới thanh tra chuyên môn thường xuyên từ Phòng đến trường thông qua đội ngũ thanh tra viên, GV giỏi.
- Quan tâm và chỉđạo thường xuyên công tác giảng dạy và đổi mới phương pháp giảng dạy ở các trường THCS; tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác giảng dạy của GV ở các trường đểđiều chỉnh nắn kịp thời.
- Thường xuyên tổ chức cho CBQL trường THCS đi tham quan học hỏi kinh nghiệm tiên tiến, điển hình về công tác quản lý trường học, đặc biệt là quản lý hoạt động giảng dạy; tạo điều kiện cho CBQL tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, lý luận chính trị và quản lý nhà nước, chú ý việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học để từng bước đi vào thực hiện công tác quản lý trên máy tính.
- Tăng cường hỗ trợ các trường trong việc đầu tư, sử dụng có hiệu quả CSVC và phương tiện phục vụ cho việc DH; có kế hoạch cụ thể kiểm tra việc sử dụng CSVC và phương tiện DH.
- Quan tâm hơn nữa đến công tác quy hoạch, dào tạo, bổ nhiệm CBQL, chú ý việc đào tạo nguồn CBQL trẻ, có năng lực chuyên môn giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, đồng thời rà soát, sắp xếp lại CBQL theo Chỉ thị 40 của Ban Bí thư, thực hiện việc luân chuyển CBQL GD trên địa bàn huyện, thành phố.
* Ban Giám hiệu các trường THCS tỉnh Cà Mau
- Tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy và các lớp bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn.
- Nghiên cứu vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy trên cơ sở phân tích đúng thực trạng công tác quản lý của nhà trường, kiến thức lý luận của khoa học quản lý và khoa học GD; thường xuyên nghiên cứu và cập nhật đưa vào áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp để đảm bảo nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động giảng dạy.
- Phải xác định rõ trách nhiệm từng cá nhân CBQL, không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý, tích cực vận dụng các tri thức về khoa học quản lý GD vào công tác quản lý của mình.
- Quan tâm đến đội ngũ GV cả về vật chất lẫn tinh thần; có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những GV thực hiện tốt quy chế chuyên môn và đạt thành tích cao trong giảng dạy. Đồng thời phải có những biện pháp tích cực nhằm chấn chỉnh những GV vi phạm quy chế chuyên môn và quy định của nhà trường.
- Tham mưu cho các cấp lãnh đạo và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, các lực lượng xã hội làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa GD nhằm đầu tư nâng cấp CSVC và phương tiện DH hiện đại cho nhà trường.