Giải pháp thứ bảy:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH CÀ MAU (Trang 76 - 78)

327 67,4 149 30, 79 1,9 2.6557 4 Quy định cụ thể về việc tự

3.2.7. Giải pháp thứ bảy:

Tăng cường qun lý chương trình, kế hoch ging dy ca GV

3.2.7.1. Mục đích

Nâng cao ý thức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của GV như điều lệ trường trung học đã quy định.

Đưa hoạt động chuyên môn vào nề nếp, kỷ cương. GV nhận thức được việc thực hiện đầy đủ, nghiên túc chương trình, kế hoạch giảng dạy bộ môn là yêu cầu bắt buộc đối với các trường học. Việc đầu tư soạn giáo án có chất lượng là một trong những điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu GD đã đề ra.

3.2.7.2. Nội dung

- Tổ chức cho GV học tập, nghiên cứu nhiệm vụ năm học, các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, quy chế chuyên môn, những yêu cầu về thực hiện chương trình môn, về phương pháp giảng dạy…

- Hướng dẫn cho GV quy trình xây dựng kế hoạch năm học. Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, cá nhân xây dựng kế hoạch hành động cho phù họp có tính đến đặc điểm của trường, của lớp mình dạy để tổ chức hoạt động giảng dạy có hiệu quả nhất.

- Hướng dẫn cho GV quy trình xây dựng kế hoạch giảng dạy của mình theo tuần, học kỳ, năm. Kế hoạch của cá nhân phải xác định được phương hướng nhiệm vụ mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu về các mặt hoạt động: giảng dạy lý thuyết, tổ chức thực hành thí nghiệm, tổ chức tham quan thực tế, ngoại khóa, bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém, GD đạo đức, tinh thần học tập bộ môn, chỉ tiêu phấn đấu tỷ lệ lên lớp, tốt nghiệp, HS giỏi…

- Hướng dẫn cho GV cần xác định trọng tâm của từng chương, từng bài, đặc biệt cần chú ý các phương tiện DH: bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, các thí nghiệm thực hành… GV phải chuẩn bị trước cho chu đáo; hoặc các tiết dạy lồng phép, các tiết kiểm tra (đề bài kiểm tra, thi, đáp án - biểu điểm rõ ràng).

- GV phải nắm được nội dung, chương trình, những thay đổi về nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn, những sửa đổi trong chương trình theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Kế hoạch giảng dạy của GV phải được góp ý và thống nhất chung của nhóm hoặc tổ bộ môn đối với từng khối lớp và phải được ký duyệt.

- Quản lý và chỉ đạo tốt việc soạn bài, chuẩn bị các phương tiện DH cần thiết của GV. GV làm tốt hai công việc chủ yếu đó thì tâm thế của GV khi lên lớp vững vàng và tự tin hơn. Việc soạn bài của GV không chỉ dừng lại ở hình thức mà phải đầu tư suy nghĩ, trăn trở tìm phương pháp tối ưu để tổ chức điều khiển HS phát huy trí lực đạt hiệu quả của giờ lên lớp.

- Yêu cầu nhóm, tổ chuyên môn trao đổi đi đến thống nhất về mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức của từng tiết học đặc biệt là những bài dạy khó. Chú ý đổi mới phương pháp giảng dạy phải được thể hiện qua bài soạn, phải kiểm tra việc soạn của GV để nắm thông tin việc thực hiện phân phối chương trình, nội dung, tính chính xác khoa học của bài giảng, công việc của thầy và trò, sự phù hợp với đối tượng HS và việc phát huy được tính tích cực học tập của HS...

- Tăng cường quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy của GV thông qua từng tiết dạy trên lớp, việc tuyền đạt những kiến thức từng bài dạy của GV thông qua hoạt động dự giờ thăm lớp thường xuyên.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH CÀ MAU (Trang 76 - 78)