327 67,4 149 30, 79 1,9 2.6557 4 Quy định cụ thể về việc tự
3.2.6. Giải pháp thứ sáu:
Tăng cường việc chỉđạo đổi mới phương pháp DH
3.2.6.1. Mục đích
Nhằn thực hiện hiệu quả hơn việc đổi mới phương pháp DH ở trong nhà trường hiện nay. Với yêu cầu đổi mới phương pháp DH: “theo hướng phát huy tính tích cực, tự
giác, chủđộng, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học. Bồi dưỡng phương pháp dạy học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
- HS là nhân vật trung tâm trong giờ học tập, vui chơi, rèn luyện. hoạt động theo sự hướng dẫn của GV. Phải phát huy tính tích cực, độc lập chủ động của từng HS, của tập thể HS trong quá trình DH.
- GV chủ động, sáng tạo lựa chọn và phối hợp các phương pháp phù hợp với đặc điểm từng môn, từng hoạt động vui chơi với từng độ tuổi HS, từng vùng. Coi trọng tác động tình cảm, biết kích động, nêu gương đúng mức và kịp thời, tạo cho HS thường xuyên có niềm vui và hứng thú học tập và rèn luyện, biết tự giác thực hiện nghiêm túc những yêu cầu GD.
3.2.9.2. Nội dung
Tăng cường việc chỉ đạo đổi mới phương pháp DH cần phải thực hiện các nội dung sau::
- Tác động chuyển hóa nhận thức về đổi mới phương pháp DH cho CBQL và đội ngũ GV trong nhà trường:
+ Về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp DH. + Về cơ sở khoa học của phương pháp DH. + Loại bỏ các chướng ngại về tâm lý.
Đây là một quá trình vận động đầy khó khăn, phức tạp. Có những cơ hội thuận lợi nhưng cũng có nhiều thách thức cần phải vượt qua. Vì thế cần phải thực hiện theo một quy trình khoa học, cụ thể, chắc chắn mới đem lại được kết quả mong muốn.
- Thực hiện nghiêm túc nội dung đổi mới phương pháp DH: Lựa chọn các nội dung DH cơ bản, hiện đại, thiết thực, tinh giảm, tích hợp nhiều lĩnh vực nội dung trong từng bài, từng chủ đề, tăng các hoạt động thực hành, vận dụng theo điều kiện của từng địa trường phù hợp với thực tế của HS.
- Luôn đổi mới hình thức tổ chức DH: phối hợp hợp lý DH cá nhân, DH theo nhóm nhỏ, DH cả lớp, DH ở hiện trường (ở cơ sở sản xuất, bảo tàng, vườn trường…).
- Tăng cường đổi mới môi trường GD: trước hết là môi trường lớp học (phòng học), xây dựng mỗi phòng học là một môi trường GD (sử dụng các bức tường và không gian lớp học để tổ chức các hoạt động GD gắn với các tư liệu, phương tiện GD…)
- Đầu tư xây dựng CSVC và phương tiện DH: đầu tư mạnh CSVC, tài chính, xây dựng môi trường DH phục vụ đổi mới phương pháp DH… với những nội dung như:
+ Khuyến khích sử dụng hợp lý các đồ dùng DH; sử dụng phiếu học tập (vở thực hành…)
+ Động viên và tạo điều kiện cho GV và cha mẹ HS tự làm lấy một số đồ dùng DH.
+ Tăng dần việc sử dụng các băng tiếng, đĩa CD, đĩa VCD… trong DH.
+ Từng bước tổ chức các phòng chuyên dụng phục vụ cho các hoạt động GD và DH bộ môn ở trường THCS.
- Tăng cường quản lý đánh giá kết quả học tập của HS.
- Tác động nhận thức, tạo dựng tâm thế, loại bỏ các chướng ngại về tâm lý gây trở ngại cho việc đổi mới phương pháp DH.
- Tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi thống nhất về nhận thức và chương trình hành động; trao đổi về một kiểu giáo án mẫu theo tinh thần đổi mới; xây dựng chuẩn đánh giá tiết dạy theo tiêu chuẩn về đổi mới, chọn đối tượng thực nghiệm ( người dạy, tiết dạy, môn dạy, lớp dạy…); tổ chức cho đối tượng được thực nghiệm chuẩn bị tiết dạy; tổ chức dự giờ đánh giá các tiết dạy; tổ chức rút kinh nghiệm riêng và chung cho các tiết thực nghiệm.
- Tiến hành chỉđạo đổi mới phương pháp DH theo từng bước, vững chắc liên tục từ năm này qua năm khác, có đánh giá, tổng kết hàng năm.
- Tổng kết, rút ra bài học quản lý, điều chỉnh các biện pháp chỉđạo đổi mới phương pháp DH.