- Lập kế hoạch chi tiết, khoa học các hoạt động thi đua của GV, đề ranh ững công việc cần thực hiện và có biện pháp rõ ràng Tổ chức chỉđạo việc thực hiện kế ho ạ ch đề
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua thực tế khảo sát thực trạng và nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:
+ Xác định được những vấn đề cốt lõi của quản lý, quản lý giáo dục và những vấn đề có liên quan đến việc quản lý hoạt động giảng dạy ở trường THCS. Đặc biệt là khái quát được những nét đặc trưng của hoạt động giảng dạy, đặc điểm cơ bản về công tác quản lý hoạt động giảng dạy và những nội dung của công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở trường THCS. Đây là những vấn đề lý luận cơ bản, là cơ sởđể soi rọi cho công tác quản lý hoạt động giảng dạy ở trường THCS tỉnh Cà Mau.
+ Tìm hiểu được những nét cơ bản về thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường trường THCS tỉnh Cà Mau hiện nay với những ưu điểm và hạn chế nhất định, đồng thời đánh giá được những nguyên nhân cơ bản nhất. Đây là tiền đề là cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp quản lý hoạt động giảng dạy ở trường THCS tỉnh Cà Mau.
* Những ưu điểm:
- Đội ngũ GV và CBQL đã quán triệt rất tốt việc nhận thức mục tiêu và chương trình giảng dạy, hiểu rõ tầm quan trọng của việc nắm vững mục tiêu và chương trình giảng dạy.
- Các trường THCS cũng có sự quan tâm đến đời sống của GV.
- Phân công giảng dạy cho GV về cơ bản theo đúng với chuyên môn được đào tạo và dựa vào năng lực chuyên môn.
- Các trường THCS đều đã xây dựng và thực hiện khá tốt những quy định về sinh hoạt chuyên.
- Kiểm tra công tác chuyên môn được thực hiện rất tốt ở khâu kiểm hồ sơ chuyên môn, thực hiện nề nếp chuyên môn và dự giờ, thao giảng, hội thi…
- Có sự quan tâm khá nhiều vào việc sử dụng có hiệu quả CSVC và phương tiện giảng dạy hiện có, việc đầu tư xây dựng CSVC, kiểm tra việc sử dụng phương tiện DH…
- Các trường THCS đã thực hiện rất tốt việc hướng dẫn cho GV quy chế cũng như những quy định cụ thể và hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ.
* Những hạn chế:
- Về quản lý việc nhận thức của GV và CBQL về mục tiêu và chương trình giảng dạy còn có những nhược điểm nhỏ trong việc tổ chức cho GV học tập các hướng dẫn giảng dạy mới.
- Có trường THCS chưa đảm bảo tốt về số lượng GV, chưa cân đối về số lượng, còn thiếu GV ở một số bộ môn: Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Kỹ thuật nhưng lại thừa GV ở những bộ môn như: Văn, Toán, Anh văn…
- Trình độ chuyên môn được đào tạo của đội ngũ GV hiện nay chưa đáp ứng tốt với nhu cầu giảng dạy ở các trường THCS.
- Đời sống của đội ngũ GV dù đã có sự quan tâm đúng nhưng GV vẫn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
- Việc phân công giảng dạy cho GV không dựa vào năng lực chuyên môn mà còn chú ý đến tiêu chí khác và đáng chú ý là việc phải phân công GV dạy trái môn vẫn còn.
- Về sinh hoạt chuyên môn còn hạn chế trong tổ chức hội nghị báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, hướng dẫn sử dụng tài liệu tham khảo, phương tiện DH, quy định GV được sử dụng giáo án cũ có bổ sung…
- Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt ở các trường THCS hiện nay chưa thực sự đi vào chiều sâu còn mang tính hình thức và việc xếp thời khóa biểu cho GV chưa thực sự khoa học, có những nhựợc điểm.
- Về kiểm tra công tác giảng dạy còn những hạn chế trong kiểm tra việc tự học tự bồi dưỡng, việc tham gia các hoạt động chuyên môn khác, việc sử dụng các phương tiện DH và việc tham gia sinh hoạt Tổ chuyên môn.
- Việc phân cấp quản lý trong kiểm tra công tác giảng dạy chưa tốt, hiệu trưởng còn phụ trách cả việc quản lý chuyên môn và việc kiểm tra hoạt động giảng dạy của GV. Công tác này vẫn còn mang tính hình thức.
- Chưa quán triệt nhất quán trong toàn thể GV và CBQL thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường THCS.
- Việc trang bịđầy đủ các phương tiện DH cần thiết và việc xây dựng thư viện đạt chuẩn chưa được đầu thích đáng.
- Nhiều trường chưa sử dụng các phần mềm máy tính để quản lý kết quả học tập của HS mà việc quản lý kết quả học tập chỉ sử dụng sổ sách viết tay và việc xử lý các trường hợp vi phạm quy chế kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS chưa thực sự nghiêm túc.