II CÁC GIẢI PHÁP
2. Cải tiến việc tìm địa điểm thực tập cho sinh viên:
2.1 Đối với phòng Quan hệ công ty:
- Khi cung cấp danh sách các công ty phải ghi chính xác các địa chỉ, số điện thoại, tên, chức vụ người hướng dẫn, chưc năng hoạt động của công ty và chịu hoàn toàn trách nhiệm về những thông tin này. Các thay đổi phải được cập nhật kịp thời.
- Sẵn sàng phối hợp với Khoa- Ngành để thay đổi địa điểm thực tập cho SV khi xét thấy cần thiết và giải đáp mọi thắc mắc của SV có liên quan đến DN.
- Mạnh dạn kết thúc quan hệ với những DN không tạo điều kiện cho SV thực tập mà chỉ sử dụng SV để ‘sai vặt” hoặc tiếp nhận SV rất dễ dàng nhưng lại không bố trí công việc theo đúng chuyên ngành mà các em được đào tạo.
- Thiết lập các hợp đồng thực tập đối với những DN thường xuyên tiếp nhận SV Hoa Sen ở nhiều Khoa-Ngành. Trong hợp đồng, ghi rõ những điều khoản mà hai bên đều phải thực hiện nhằm có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa trường và DN.
- Tổ chức họp mặt hằng năm với DN để lắng nghe ý kiến đóng góp của DN, yêu cầu cụ thể của DN để có thể đáp ứng tốt nhất những yêu cầu đó. Đồng thời, cũng qua trao đổi, rút kinh nghiệm để ngày càng hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý thực tập.
2.3 Đối với Trưởng ngành:
- Có trách nhiệm trong việc tham mưu, tư vấn để SV có thể chọn được những địa điểm thực tập phù hợp với yêu cầu của DN, năng lực cũng điều kiện riêng của bản thân.
- Trực tiếp giải quyết cho SV thay đổi địa điểm thực tập nếu có những lý do chính đáng, (có thể phối hợp với quản sinh).
- Giúp đỡ, hướng dẫn để SV có thể tự liên hệ với DN đẩ tìm địa điểm thực tập.
- Mở rộng quan hệ với DN để tìm địa điểm thực tập cho SV. Giải pháp này tuy có khó khăn trong giai đoạn đầu thực hiện nhưng sẽ giúp trưởng ngành cũng như SV có thể chủ đông hơn trong việc tìm địa điểm thực tập, không hoàn toàn lệ thuộc vào phòng QHCT nữa và sẽ hạn chế được tìnmh trạng SV không có việc làm khi đi thực tập. Đồng thời,. Mối quan hệ này cũng giúp ích được nhiều cho SV khi các em tìm việc làm.
2.4 Đối với quản sinh:
- Cùng với trưởng ngành tổ chức tốt buổi sinh hoạt với SV trước khi đi thực tập.
- Cùng với trưởng ngành và các GV khác theo dõi, kiểm tra thực tập cũng như giải quyết những phát sinh trong quá trình thực tập của SV.
2.5 Đối với sinh viên:
2.5.1 Cần xác định: việc chọn địa điểm thực tập có ý nghĩa quan trọng và quyết định kết quả thực tập, đây cũng là trách nhiệm của SV. Vì thế, trường nói chung và phòng Quan hệ công ty nói riêng chỉ có vai trò hỗ trợ. SV phải tích cực hơn trong việc tự liên hệ với DN để tìm nơi thực tập vì thông qua công việc này, SV cũng có cơ hội làm quen, tiếp xúc với DN để có thể dạn dĩ hơn khi tìm việc làm sau này.
2.5.2 Trong giai đoạn chuẩn bị đi thực tập, chúng tôi tạm phân chia SV theo các đối tượng như sau:
Đối với SV tự tìm nơi thực tập thì phải: chọn những DN có chức năng hoạt động đúng ngành đào tạo, không nên chọn DN chỉ vì quen biết. Tự giải quyết những vấn đề phát sinh trong suốt quá trình thực tập, chỉ có thể nhờ trưởng ngành giúp đỡ về những vấn đề thuộc lãnh vực chuyên môn mà bản thân SV chưa đủ sức giải quyết. Ngoài ra, SV cũng phải được sự chấp thuận của trưởng ngành về địa điểm đã chọn và hoàn tất mọi thủ tục hành chánh theo qui định của trường.
Đối với SV không có khả năng tự tìm địa điểm thực tập: phải tuân thủ những qui định của trường về các mốc thời gian cho việc chọn lựa địa điểm thực tập; suy nghĩ chín chắn trước khi chọn lựa. Không nên chỉ chọn những địa điểm gần nhà, thực tập chung với bạn bè…Ngoài ra, SV cũng phải nỗ lực trong suốt thời gian thực tập, không trông chờ, ỷ lại vào trưởng ngành. SV cũng không được tự ý thay đổi nơi thực tập.
Đối với những SV có khả năng thực hiện đề tài: SV phải chủ động tìm kiếm đề tài trong những tuần lễ đầu khi đến DN, kịp thời nhờ trưởng ngành giúp đỡ khi gặp khó khăn.