II CÁC GIẢI PHÁP
1. Cần có những qui định bằng văn bản cụ thể, chặt chẽ và cập nhật đối với việc tổ chức và quản lý thực tập:
với việc tổ chức và quản lý thực tập:
1.1 Đối với Ban giám hiệu:
1.1.1 Điều chỉnh các văn bản đã lỗi thời mà hiện nay vẫn còn áp dụng: CV số 27/CV/BGH: Một số nguyên tắc về quản lý đào tạo; quyết định số 174/QĐ/1999 về việc tổ chức và quản lý thực tập. Vì những văn bản này được ban hành từ khi trường có số lượng SV ít so với sự phát triển về quy mô cũng như về các ngành học như hiện nay.
1.1.2 Quy định chặt chẽ hơn đối với việc kiểm tra thực tập: cụ thể là quy định tỷ lệ phần trăm cho các bộ phận tham gia kiểm tra thực tập. Hiện nay, không phải SV nào cũng được kiểm tra thực tập. Vẫn còn 40% SV chưa được kiểm tra, kể cả 60% phải kiểm tra thì việc kiểm tra cũng chưa được thực hiện một cách nghiêm túc do các văn bản chỉ đạo của trường chưa rõ ràng.
1.1.3 Có chế độ thù lao cho những thành viên tham gia kiểm tra thực tập vì hiện nay chưa được quy định rõ ràng. Chúng tôi đề nghị cụ thể như sau:
Đối với GV được phân công phụ trách một lớp có dưới 30 SV thì được
tính 2 giờ chuẩn/tuần dành cho việc kiểm tra thực tập.
Đối với GV được phân công phụ trách một lớp có từ 30 - 50 SV thì
được tính 3 giờ chuẩn/tuần dành cho việc kiểm tra thực tập.
1.1.4 Ban hành văn bản cụ thể để qui định về sự phối hợp giữa các Khoa với phòng Quan hệ công ty nhằm cải tiến chất lượng quản lý thực tập tại DN theo 10 mục tiêu đổi mới (Nghị quyết chi bộ)
1.1.5 Ban hành qui trình tổ chức và kiểm tra thực tập để các Khoa thống nhất thực hiện theo các mốc thời gian dưới đây:
Tuần 4 đến tuần 5: Lên kế hoạch thực tập cho học kỳ sắp tới.
Tuần 12: Nhận danh sách cơ quan thực tập từ phòng Quan hệ công ty. Tuần 13: Phân công sinh viên đi thực tập.
Tuần 1 của học kỳ mới: Sinh viên đến doanh nghiệp thực tập.
Tuần 4 của học kỳ mới: Tổ chức cho sinh viên về trường họp phản ánh tình
hình thực tập với Trưởng ngành (lần 1).
Tuần 8 của học kỳ mới: Tổ chức cho sinh viên về trường họp phản ánh tình
hình thực tập với Trưởng ngành (lần 2).
Tuần 4 đến tuần 9: Trưởng ngành, quản sinh tiến hành kiểm tra thực tập. Tuần 13: Gửi thư cảm ơn doanh nghiệp đã nhận sinh viên thực tập của Khoa
Quản trị.
Tuần 14: Nhận báo cáo thực tập, lập hội đồng chấm bảo vệ báo cáo. Tuần 15 đến tuần 16: Đánh giá, công bố kết quả thực tập của sinh viên.
1.1.6 Xác định lại trách nhiệm của phòng Quan hệ công ty đối với việc tổ chức, quản lý thực tập. Trước đây, trong QĐ 174/QĐ, trách nhiệm của phòng QHCT tuy đã rõ nhưng hiện nay, phòng QHCT đang kiêm nhiệm nhiều công việc khác mà số lượng nhân viên của phòng không tăng nhiều vẫn chỉ có 3 nhân viên), trưởng phòng thì cũng đang đảm trách nhiều công tác khác. Vì thế, việc tập trung cho công tác thực tập, phần nào có bị hạn chế. Từ đó, trong quan hệ phối hợp với các bộ phận khác trong trường chưa thật sự hiệu quả.
1.2 Đối với khoa:
Ngoài văn bản có sẵn của Khoa: QĐ số 01/QĐ/QT đã được ban hành ngày 2/ /4/2000 (qui định về điểm thành phần của thực tập) và các văn bản của trường thì Khoa chưa có qui định nào khác để yêu cầu các ngành phải thực hiện thống nhất việc tổ chức cũng như theo dõi, đánh giá kết quả thực tập cho SV theo đặc thù của Khoa. Chủ yếu khoa chỉ dựa vào những văn bản có khi đã lỗi thời của trường. Vì thế, chúng tôi đề nghị phải có những văn bản cụ thể sau đây;
Qui định về việc thay đổi, cập nhật đề cương sau mỗi năm học
Qui định về việc kiểm tra thực tập (tùy số lượng SV và tình hình nhân lực cu thể của ngành)
Qui định về việc chấm báo cáo và bảo vệ thực tập: trước khi tiến hành
công việc này phải có sự bàn bạc, trao đổi thống nhất giữa các thành viên này luôn thay đổi. Nếu chỉ căn cứ trên những qui định chung của trường thì thường hay có sự chê lệch trong cách thực tập với những chế cụ thể.
Qui định về nội dung sinh hoạt trước khi SV đi thực tập để buổi sinh hoạt được tiến hành nghiêm túc, đúng theo yêu cầu cũng như có sự thống nhất giữa các ngành.