NGUYÊN NHÂN TỪ SINH VIÊN:

Một phần của tài liệu Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen và một số giải pháp. (Trang 75 - 78)

1. Về việc chuẩn bịđi thực tập:

1.1 Chn địa đim thc tp:

- Một số SV chưa có nhận thức đúng đắn về việc chọn địa điểm thực tập sao cho phù hợp với yêu cầu của DN cũng như năng lực của bản thân nên thiếu thận trọng, không cân nhắc, dẫn đến kết quả thực tập chưa tốt.

- Cũng có những SV, do không được DN phân công, hoặc phân công những việc không đúng chuyên ngành mà SV đã được đào tạo, dẫn đến việc SV phải xin

chuyển nơi thực tập, gây khó khăn cho GV, cho DN cũng như cho SV (như đã phân tích ở chương 3)

- Một số SV không tham dự buổi sinh hoạt của trưởng ngành trước khi đi thực tập nên không nắm rõ nội qui thực tập, dễ dẫn đến những sai phạm trong thời gian thực tập.

- Lại cũng có những SV không tập trung chú ý theo dõi nội dung sinh hoạt nên không biết cách ứng xử trong những tình huống có thể gặp khi đi thực tập, thể hiện sự kém cỏi, vụng về trong khả năng thương lượng với DN khi có vấn đề cần giải quyết.

1.2 Quá trình thc tp:

- Đây là khoảng thời gian rất quan trọng đối với SV trong 3 năm học với số tín chỉ qui định cho mỗi học kỳ thực tập là 12 tín chỉ. Để hoàn tất học kỳ thực tập, đã có 29.24% SV thực tập theo đề cương, có 38.70% thực tập theo sự phân công của người hướng dẫn, có 20.06% SV trong thời gian thực tập, đã cố gắng để thực hiện những mục tiêu do chính bản thân đã đề ra. Điều này chứng tỏ, một số lớn SV còn thụ động, chưa đề ra mục tiêu cụ thể cho bản thân mặc dù các em hoàn toàn có khả năng để làm việc đó.

- Sự thụ động này cũng lý giải vì sao khi chưa được giao việc, SV không dám mạnh dạn đề xuất với DN hoặc khi phải làm những công việc không đúng chuyên môn, SV cũng không trình bày rõ yêu cầu của bản thân với DN.

- Hầu như SV hoàn toàn bị động và chỉ trông chờ vào cách giải quyết của trường, của GV mà có khi cách giải quyết này chưa phải là tốt nhất đối với các em.

- SV chưa có ý thức cầu tiến nên khi phải làm những công việc không đúng chuyên môn thì không nghĩ rằng đó cũng là cơ hội để tiếp xúc, học hỏi thêm những công việc mới và điều đó sẽ rất có lợi cho SV khi đi làm.

- Nguyên nhân bao trùm vẫn là SV chưa hiểu một cách thấu đáo mục tiêu đào tạo xen kẽ của trường, ý nghĩa và tác dụng của học kỳ thực tập và điều này chắc chắn sẽ dẫn đến việc SV chỉ đi thực tập vì sự bắt buộc của trường, không hứng thú khi tham gia (3.39%).

1.3 Kết thúc thc tp:

Khi thời gian thực tập đã kết thúc, việc quan trọng nhất của SV là phải viết báo cáo thực tập và bảo vệ trước hội đồng. Đối với những công việc này, đa số các

em đã hoàn thành tốt, tuy nhiên vẫn còn có những điều bất cập vì những nguyên

nhân sau:

1.3.1 Viết báo cáo thực tập:

Trước khi đi thực tập, SV đã được hướng dẫn ghi nhật ký thực tập với những công việc đã thực hiện, cách thực hiện, những điều cần rút kinh nghiệm, cách khắc phục sai sót...Tuy nhiên, rất nhiều SV lười biếng, không ghi nhật ký hoặc cho rằng đây chỉ là một thủ tục mang tính chất hành chánh do trường qui định. Chính vì thế, lúc viết báo cáo, các em không còn nhớ rõ những công việc đã thực hiện, những kinh nghiệm, những điều đã học hỏi được...dẫn đến việc viết báo cáo sơ sài, không có nội dung và điểm quyển báo cáo thấp.

- Ngoài ra, trường cũng có tổ chức những chuyên đề để hướng dẫn SV viết báo cáo và đã xin phép DN cho các em về dự nhưng vẫn có một số SV, hay viện lý do này hoặc lý do khác để không tham dự. Vì thế, đã không biết cách viết báo cáo cũng như không trình bày báo cáo theo tiêu chuẩn ISO mà trường đã qui định.

1.3.2 Bảo vệ truớc hội đồng:

- Tất cả SV đều phải bảo vệ kết quả thực tập trước một hội đồng gồm 3 giám khảo. SV cũng đã được trường cung cấp kỹ năng trình bày báo cáo và báo cáo thử, tuy nhiên, vẫn còn một số SV chưa hoàn toàn tự tin khi báo cáo, chưa lắng nghe câu hỏi của ban giám khảo, thiếu năng động, nhạy bén nên kết quả chỉ đạt trung bình.

- Cũng có một số ít SV do sự thiếu chuẩn bị về nội dung báo cáo cũng như các công cụ, phương tiện phục vụ cho báo cáo, và bản thân, không đủ trình độ để trả lời câu hỏi của ban giám khảo dẫn đến kết quả kém.

Một phần của tài liệu Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen và một số giải pháp. (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)