Khi phân tích những nguyên nhân dẫn đến thực trạng việc thực tập của SV Khoa Quản trị trường CĐBC Hoa Sen, không thể không nói đến sự đóng góp, vai trò quan trọng của các DN. Vì đây chính là nơi tiếp nhận và hướng dẫn, tạo điều kiện để SV thực tập và kết quả thực tập của SV, tùy thuộc một phần lớn vào DN.
1. Về việc tiếp nhận SV đến thực tập:
- Khi tìm hiểu về sự hài lòng của DN đối với thời điểm tiếp nhận SV trường Hoa Sen đến thực tập, chúng tôi đã ghi nhận được kết quả 92/114 DN cho rằng thời điểm SV đến thực tập là phù hợp, tuy nhiên vẫn còn 4.39% chưa thật sự hài lòng khi phải tiếp nhận SV. Qua thực hiện phỏng vấn với trường Đại học mở bán công, Trung tâm huấn luyện bay, chúng tôi đuợc các cơ quan này cho biết: việc tiếp nhận
SV đến thực tập vào thời điểm nào rất quan trọng vì có những thời điểm cơ quan
không có việc để giao cho SV thực tập (thí dụ: Đai học mở lúc nghỉ hè; Trung tâm huấn luyện bay sau Tết thì thường không có nhiều công việc). Nhưng vì nể nang trường, vì tôn trọng mối quan hệ quen biết với trường nên họ vẫn tiếp nhận và SV sẽ có những khó khăn nhất định, đôi khi dẫn đến việc ngành phải thay đổi nơi thực tập cho các em.
- Như chúng tôi đã trình bày, học kỳ nào DN cũng tiếp nhận SV thực tập của trường Hoa Sen ở nhiều ngành, nhiều Khoa khác nhau. Có những DN tiếp nhận theo yêu cầu của DN và yêu cầu đó cũng trùng khớp với chuyên ngành SV được đào tạo. Đây là điều may mắn đối với các em. Tuy nhiên, cũng có một số ít DN, mặc dù đã thỏa thuận với phòng Quan hệ công ty, sẽ tiếp nhận tất cả SV Hoa Sen (không phân biệt ngành) nhưng trong thực tế, chỉ có một số SV được DN giao việc, vì các em thực sự đáp ứng yêu cầu của DN. Đối với trường hợp của một số SV thuộc các ngành khác, tuy vẫn thực tập ở các công ty nêu trên nhưng kết quả lại hoàn toàn trái ngược.
2. Hướng dẫn thực tập cho sinh viên:
- Trong công văn thực tập gửi đến các DN để xin phép cho SV đến thực tập, Khoa có ghi rõ tên người sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp hướng dẫn SV, thông thường
người hướng dẫn là giám đốc hoặc các trưởng phòng. Tuy nhiên, trong thực tế, có khi các chức danh này đã thay đổi người phụ trách mà phòng Quan hệ công ty không kịp thời cập nhật và đây là một trong nhiều nguyên nhân khiến SV đã bị DN từ chối.
- Người có tên trong công văn có khi không phải là người trực tiếp hướng dẫn SV, SV sẽ gặp khó khăn khi thông qua báo cáo thực tập cũng như có ảnh hưởng nhất định đến việc đánh giá kết quả thực tập của SV. Vì không được giao trách nhiệm một cách chính thức nên có người cũng e ngại trong việc hướng dẫn SV.
- Cho đến nay, người hướng dẫn không hưởng một khoản thù lao nào của trường Hoa Sen, vì thế, nếu bận nhiều công việc, thật sự không có nhiệt tâm, nhiệt tình thì họ chỉ hướng dẫn qua loa và người chịu thiệt thòi vẫn là sinh viên.
3. Đánh giá kết quả thực tập:
Việc đánh giá kết quả thực tập cho SV hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất giữa các DN vì những nguyên nhân sau đây:
3.1 Chưa có thang điểm cụ thể của trường:
- Khi SV kết thúc thời gian thực tập, DN sẽ đánh giá kết quả thực tập của SV theo mẫu phiếu đánh giá với những mục theo yêu cầu của trường (xem mẫu phiếu ở phụ lục), các đề mục tương đối đã cụ thể nhưng cách cho điểm thì chưa có hướng dẫn rõ ràng. Vì thế, sự chênh lệch trong cách cho điểm và đánh giá của các DN rất thường xảy ra. Đây cũng là một nguyên nhân tạo ra kết quả thực tập không đồng đều ở các ngành.
3.2 Chưa nghiêm túc trong đánh giá:
Một số ít DN, không theo dõi chặt chẽ SV trong suốt quá trình thực tập, vì thế, đánh giá theo cảm tính nhiều hơn là căn cứ trên hiệu quả thực tế của công việc, dẫn đến tình trạng, có SV làm nhiều nên khó tránh được sai sót , tuy đã giúp ích cho DN nhất định nhưng điểm thực tập không cao. Ngược lại, cũng có trường hợp, SV làm ít việc vì DN không có việc để phân công nhưng SV vẫn được đánh giá tốt.
Cũng có SV rơi vào trường hợp, người tiếp nhận và hướng dẫn phải đi công tác đột xuất hoặc chuyển sang bộ phận khác mà không bàn giao cụ thể cho người hứơng dẫn tiếp theo. Trong trường hợp này, SV có thể được điểm cao hơn so với kết quả thực tập hoặc ngược lại.
IV KẾT LUẬN
Trên đây, từ các số liệu trong kết quả điều tra, từ các cuộc phỏng vấn trực tiếp cũng như qua quá trình bản thân đã tiếp cận, theo dõi việc tổ chức, quản lý thực tập tại Khoa Quản trị , chúng tôi đã rút ra được những nguyên nhân dẫn đến thực trạng của công tác này. Chúng tôi nhận thấy đây là những nguyên nhân có liên quan với nhau, ảnh hưởng qua lại với nhau, dẫn đến những thành quả đã được công nhận về hiệu quả thực tập của SV Hoa Sen cũng như những tồn tại cần khắc phục.
Việc phân tích giúp chúng tôi có những cơ sở thực tiễn để có thể căn cứ vào đó mà đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất luợng quản lý thực tập cho SV trường CĐBC Hoa Sen nói chung, đặc biệt là SV của Khoa Quản trị sẽ được trình bày ở chương 5 của Luận văn.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ THỰC TẬP I CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP I CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Khi đề xuất các giải pháp, chúng tôi căn cứ trên những cơ sở lý luận và những cơ sở thực tiễn sau đây:
1. Căn cứ vào các quan điểm chỉ đạo về phát triển giáo dục của Đảng và Nhà Nước Nhà Nước
1.1 Phương châm giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam là: ”Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Để thực hiện phương châm giáo dục đúng đắn ấy, điều 34 trong Luật Giáo dục đã ghi rõ: “Đào tạo trình độ cao đẳng phải đảm bảo cho sinh viên kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản về một chuyên ngành cần thiết; chú trọng rèn luyện kỹ năng cơ bản và năng lực thực hiện công tác chuyên môn.”
1.2 Nghị quyết IX cũng khẳng định: “Phải đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”.
2. Căn cứ vào mục tiêu đào tạo của trường:
Thực hiện mô hình đào tạo xen kẽ, kết hợp giữa việc học lý thuyết ở trường với việc thực tập tại doanh nghiệp để đảm bảo cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và chuyên ngành tương đối hoàn chỉnh, có phương pháp làm việc khoa học, có năng lực vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn. Phương pháp dạy học của trường là rất coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện các kỹ năng thực hành nhằm giúp các em có thể nhanh chóng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
Năm học 2004-2005, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng, trường CĐBC Hoa Sen quyết tâm thực hiện “Năm học đổi mới toàn diện”, một trong những đổi mới đó là đổi mới cách tổ chức và quản lý thực tập.
4. Căn cứ vào việc phân công tổ chức, quản lý thực tập:
Đây là sự phân công trách nhiệm do trường qui định cho các bộ phận có liên quan: Phòng quan hệ công ty, Phòng đào tạo và quản lý sinh viên, các Trưởng ngành và Quản sinh
5. Căn cứ vào những nguyên nhân dẫn đến thực trạng:
Những nguyên nhân đã được chúng tôi phân tích ở chương 4 cũng sẽ là những cơ sở thực tiễn mà chúng tôi đã dựa vào đó để đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của trường Hoa Sen, của Khoa Quản trị.
Từ những cơ sở lý thuyết và thực tiễn vừa trình bày, kết hợp với kinh nghiệm mà bản thân đã có được qua quá trình theo dõi và trực tiếp phụ trách quản lý thực tập cho SV của Khoa Quản trị, chúng tôi xin đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý việc thực tập của sinh viên như sau.
Đây là những giải pháp có liên quan đến:
- Các bộ phận có chức năng quản lý trong nhà trường. - Sinh viên đang đi thực tập
- Các doanh nghiệp đã tiếp nhận sinh viên đến thực tập