III THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC THỰC TẬP
5. Tìm hiểu cách đánh giá về việc tổ chức quản lý thực tập
Tổ chức và quản lý thực tập là những khâu quan trọng trong quá trình thực tập của SV và đây là một công việc cần có sự phối hợp, hỗ trợ của nhiều bộ phận. Trong quá trình thực hiện, không thể tránh được những thiếu sót. Vì thế, khi nghiên cứu thực trạng về việc thực tập của SV khoa Quản trị, chúng tôi đã tìm hiểu sự đánh giá, mức độ hài lòng của SV, GV và DN đối với công tác này được thể hiện trong bảng 13:
Bảng 13: Đánh giá của SV, GV, DN về việc tổ chức, quản lý thực tập
Nhận xét:
- Có 31.07% SV và 28.94% DN đánh giá tốt về công tác này. Tỷ lệ này chứng tỏ việc tổ chức và quản lý thực tập của trường là một hoạt động đã được tiến hành trong nhiều năm và là một hoạt động đã có nề nếp nhờ sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của BGH. Chính vì thế đã tạo được lòng tin, sự tín nhiệm đối với SV cũng như DN. Các lựa chọn Đối tượng Tốt Khá TRUNG BÌNH Sinh viên 31.07% 50.85% 18.08% Giảng viên 18.75% 66.67% 14.58% Doanh nghiệp 28.94% 60.53% 10.53%
Riêng đối với GV, tỷ lệ này thấp hơn (18.75%), điều này chứng tỏ, chỉ có một số ít GV đánh giá tốt công tác này.
- Có 50.85% SV, 66.67% GV và 60.53% DN đánh giá việc tổ chức và quản lý thực tập chỉ đạt mức độ khá. Đây là một tỷ lệ khá cao rất đáng được quan tâm và nhìn nhận một cách nghiêm túc để tìm hiểu vì sao, một hoạt động đã đi vào nề nếp mà chỉ được xếp lọai khá ở cả 3 đối tượng điều tra.
- Tỷ lệ đánh giá việc tổ chức và quản lý thực tập chỉ đạt mức trung bình đối với SV là 18.08%, điều này cho thấy còn khá nhiều SV chưa cảm thấy hài lòng về các phương thức tổ chức, quản lý thực tập của trường.
- Đối với GV là những người trực tiếp quản lý việc thực tập của SV, cũng có
đến 14.85% đánh giá hoạt động này ở mức trung bình, tỷ lệ này cho thấy GV
cũng chưa hoàn toàn hài lòng về cách quản lý hiện nay. Tìm hiểu thêm ở các trưởng ngành, chúng tôi được biết họ chưa hài lòng vì cho rằng sự phối hợp giữa phòng Quan hệ công ty và Khoa-Ngành chưa chặt chẽ, phần nào đó đã và đang ảnh hưởng đến việc tổ chức và quản lý thực tập.
- Đối với DN, tỷ lệ xếp lọai trung bình thấp hơn SV và GV (10.5%). Điều này chứng tỏ là số DN đánh giá việc tổ chức và quản lý thực tập của trường Hoa Sen đạt mức trung bình không cao lắm.
Trao đổi thêm với một số DN có tiếp nhận những SV của các trường khác ngoài SV Hoa Sen, chúng tôi được biết, khi so sánh việc tổ chức và quản lý thực tập của trường Hoa Sen với các trường khác, họ vẫn nhìn nhận rằng, cách làm của trường Hoa Sen là chu đáo, cẩn thận, mặc dù những thiếu sót trong quản lý là điều không thể tránh.
6. Kết luận:
Tìm hiểu về việc tổ chức, quản lý thực tập, chúng tôi rút ra những kết luận sau đây:
- Tổ chức thực tập là khâu rất quan trọng trong quá trình thực tập, tổ chức tốt, quản lý, kiểm tra chặt chẽ, uốn nắn sai sót kịp thời nhất định sẽ mang lại hiệu quả cao và ngược lại. Muốn thực hiện, cần phải có sự phân công, xác định trách nhiệm và phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận. Ngoài ra, cũng cần phải xác định được người có trách nhiệm quản lý, kiểm tra thực tập và phương thức tiến hành kiểm tra sao cho hiệu quả mà không gây phiền hà cho nơi tiếp nhận thực tập.
- Những công việc nêu trên, từ nhiều năm nay đã được thực hiện tại trường Hoa Sen với sự chỉ đạo của BGH bằng những văn bản cụ thể. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, vẫn còn một số vướng mắc, tồn tại cần được rút kinh nghiệm.
- Việc phân công cho SV đi thực tập được DN đánh giá khá cao mặc dù trong thực tế vẫn còn một số SV phải thay đổi địa điểm thực tập vì chưa phù hợp. Điều này khẳng định vai trò quan trọng của trưởng ngành và cũng cho thấy sự phối hợp giữa phòng Quan hệ công ty và Khoa-Ngành phải nhịp nhàng, đồng bộ.
- Việc xác định ai sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý thực tập của SV là một vấn đề chưa có sự thống nhất cao, sẽ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thực tập của SV cũng như việc đánh giá kết quả thực tập của các em.
- Số lần trường đến DN để kiểm tra việc thực tập của SV chưa có sự thống nhất cao trong chọn lựa của SV và DN sẽ là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu và kết luận để tạo điều kiện cho người có trách nhiệm kiểm tra cũng như DN phải tiếp nhận kiểm tra được thuận lợi hơn.
- Các hình thức được áp dụng để kiểm tra thực tập cũng có nhiều chọn lựa khác nhau. Vấn đề đáng được quan tâm để tìm ra hình thức phù hợp với thực tế hiện nay của trường Hoa Sen thì việc kiểm tra thực tập mới có chất lượng.
- Về cách thức tiến hành việc kiểm tra ở DN cũng chưa có sự thống nhất cao trong các đề xuất của các DN. Vì thế, việc tìm kiếm một cách thức phù hợp là cần thiết để có thể duy trì, phát huy tốt hơn nữa mối quan hệ hợp tác đã có giữa DN và trường nhằm mục đích tổ chức hiệu quả việc thực tập cho SV.
- Mức độ hài lòng của SV, GV, DN về việc tổ chức và quản lý thực tập cho thấy việc nhìn lại một cách có hệ thống để nhận xét, đánh giá nghiêm túc hoạt động
này là một trong những việc cần thực hiện ngay để góp phần nâng cao hiệu quả của việc quản lý thực tập cũng như giữ vững chất lượng đào tạo của trường.