Những nhân tố tác động tới cán cân th−ơng mại 1 Chính sách th−ơng mạ

Một phần của tài liệu 255 Nghiên cứu cán cân thương mại trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 162 - 169)

X- Xuất khẩu, M Nhập khẩu

1.2. Những nhân tố tác động tới cán cân th−ơng mại 1 Chính sách th−ơng mạ

1.2.1. Chính sách th−ơng mại

Chính sách th−ơng mại là nhân tố ảnh h−ởng trực tiếp đến cán cân th−ơng mại. Điều chỉnh cán cân th−ơng mại th−ờng đ−ợc thực hiện thông qua các biện pháp nh− khuyến khích xuất khẩu, quản lý nhập khẩu. Những cải cách th−ơng mại quan trọng là (i) mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu (chính sách th−ơng quyền); (ii) chính sách thuế quan và phi thuế quan (iii) tham gia các hiệp định th−ơng mại khu vực, song ph−ơng và toàn cầu.

Điều tiết chính sách th−ơng mại có ảnh h−ởng đến tình trạng của cán cân th−ơng mại. Chính sách th−ơng mại khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng thô, sơ chế hay xuất khẩu các sản phẩm chế tạo có liên quan đến tình trạng cán cân th−ơng mại trong ngắn hạn hoặc trong dài hạn nh− hai mô hình của công nghiệp hoá định h−ớng xuất khẩu đ−ợc giới thiệu ở trên. Chính sách khuyến khích nhập khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu cũng ảnh h−ởng đến tình trạng CCTM. Khuyến khích nhập khẩu hàng tiêu dùng (nhập khẩu phi cạnh tranh) sẽ làm xấu đi tình trạng CCTM. Ng−ợc lại, khuyến khích nhập khẩu t− liệu sản xuất sử dụng để phát triển xuất khẩu sẽ cải thiện cán cân th−ơng mại trong dài hạn.

1.2.2. Chính sách đầu t−

Đầu t− liên quan đến nhập khẩu, hiệu quả đầu t− liên quan đến khả năng cạnh tranh của hàng thay thế nhập khẩu và hàng xuất khẩu. Các luồng vốn đầu t− gián tiếp, hoặc nguồn viện trợ n−ớc ngoài, kiều hối cũng ảnh h−ởng đến cán cân th−ơng mại. Những yếu tố nêu trên có thể có ảnh h−ởng trực tiếp, hoặc gián tiếp, cải thiện hoặc gây tình trạng thâm hụt cán cân th−ơng mại

1.2.3. Chính sách tỷ giá

Tỷ giá th−ờng có ảnh h−ởng quan trọng đến cán cân th−ơng mại của một n−ớc. Chính sách tỷ giá cố định hay linh hoạt có tác động khác nhau đối với cân đối xuất nhập khẩu qua từng thời kỳ. điều chỉnh tỷ giá hối đoái, làm cho đồng nội tệ mạnh lên hay yếu đi cũng có tác động đến khuyến khích hay hạn chế xuất nhập khẩu, do đo ảnh h−ởng đến CCTM.

1.2.4. Các chính sách khác

Các chính sách nh− chính sách thuế, tài khoá, chính sách lãi suất, quản lý nợ n−ớc ngoài, chính sách tiêu dùng có ảnh h−ởng trực tiếp hoặc gián tiếp đối với CCTM. Một số chính sách khác cũng có thể ảnh h−ởng đến cán cân th−ơng mại nh− chính sách bảo hộ nh− đã phân tích ở trên. Sự yếu kém của thể chế kinh tế thị tr−ờng, các chính sách kinh tế (không minh bạch, khó dự đoán) gây ra tình trạng tham nhũng, lãng phí, gian lận th−ơng mại làm trầm trọng hơn tình trạng CCTM.

1.3. Các ph−ơng thức điều chỉnh cán cân th−ơng mại. 1.3.1. Khuyến khích xuất khẩu 1.3.1. Khuyến khích xuất khẩu

Đẩy mạnh xuất khẩu là giải pháp cơ bản nhất để cải thiện cán cân th−ơng mại. ở giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, các biện pháp khuyến khích xuất khẩu th−ờng đ−ợc tập trung vào việc khai thác tối đa lợi thế so sánh tĩnh, tức là xuất khẩu các sản phẩm sẵn có nh− nông sản, khoáng sản, hoặc các sản phẩm chế biến sử dụng nhiều lao động. ở giai đoạn tiếp theo các n−ớc theo đuổi mô hình CNH dựa vào các ngành chế tạo, trên cơ sở phát huy các lợi thế cạnh tranh động từ công nghệ và vốn. Thu hút đầu t− n−ớc ngoài là biện pháp có tính quyết định. Những biện pháp th−ờng đ−ợc sử dụng là mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu, giảm thuế xuất khẩu, hỗ trợ xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến th−ơng mại và đàm phán quốc tế.

1.3.2. Quản lý nhập khẩu

Biện pháp quản lý nhập khẩu th−ờng đ−ợc sử dụng song hành với các biện pháp khác để điều chỉnh cán cân th−ơng mại. Thông th−ờng, các biện pháp quản lý nhập khẩu là làm thế nào để hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng, khuyến khích nhập khẩu t− liệu sản xuất, nhất là công cụ sản xuất liên quan đến đổi mới công nghệ phục vụ cho sản xuất định h−ớng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Khi có thâm hụt CCTM, các biện pháp nhập khẩu các n−ớc th−ờng sử dụng là khuyến khích phát triển các ngành thay thế nhập khẩu bằng các biện pháp bảo hộ và kích thích các ngành công nghiệp nội địa để thay thế cho hàng công nghiệp nhập khẩu tr−ớc đó tại thị tr−ờng trong n−ớc; hoặc hạn chế nhập khẩu bằng các biện pháp phi thuế quan nh− hạn ngạch hàng, hay cấm nhập khẩu những hàng tiêu dùng mà trong n−ớc có thể sản xuất đ−ợc.

Kinh nghiệm cho thấy, hạn chế nhập khẩu, chậm mở cửa trong n−ớc làm cho các ngành công nghiệp chậm thích ứng với môi tr−ờng cạnh tranh toàn

cầu, không khai thác đ−ợc lợi thế về lao động và tài nguyên và sức ép đổi mới và cải cách các doanh nghiệp trong n−ớc và do đó trong dài hạn không cải thiện đ−ợc CCTM.

1.3.3. Điều chỉnh tỷ giá hối đoái

Một tỷ giá làm cho giá đồng nội tệ thấp hơn so với ngoại tệ làm tăng khả năng của hàng hoá xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Ng−ợc lại, đồng nội tệ tăng giá sẽ khuyến khích nhập khẩu, giảm khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu. Do đó điều chỉnh tỷ giá hối đoái sẽ có tác dụng cải thiện hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng của CCTM.

Trong tr−ờng hợp thâm hụt cán cân th−ơng mại, biện pháp nhiều n−ớc th−ờng áp dụng là phá giá đồng nội tệ để khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, việc phá giá đồng nội tệ phải hết sức thận trọng vì có thể gây bất ổn định nh− lạm phát, tăng nợ... Nếu đồng nội tệ đ−ợc định giá quá cao sẽ có tác dụng thúc đẩy nhập khẩu (cạnh tranh) và vì vậy trong dài hạn có thể cải thiện CCTM, giảm bớt áp lực đối với các khoản trả nợ. Tuy nhiên, đồng nội tệ đ−ợc đánh giá quá cao sẽ gây ra nhiều tác động xấu đối với nền kinh tế, tr−ớc hết là giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

1.3.4. Điều chỉnh chính sách đầu t−

Thông th−ờng, việc lựa chọn cách thức tiến hành công nghiệp hoá quyết định h−ớng đầu t−: thay thế nhập khẩu hay định h−ớng xuất khẩu. Kinh nghiệm cho thấy, các n−ớc thực hiện chính sách phát triển công nghiệp theo h−ớng xuất khẩu và tự do hoá nhập khẩu có sự cải thiện dài hạn cán cân th−ơng mại. Các n−ớc đi theo định h−ớng thay thế nhập khẩu và phát triển xuất khẩu dựa trên lợi thế so sánh tĩnh có cán cân th−ơng mại không ổn định, nguy cơ thâm hụt lớn và khó điều chỉnh. Các biện pháp đ−ợc áp dụng để cải thiện CCTM là thu hút đầu t− n−ớc ngoài, các nguồn viện trợ, kiều hối, quản lý vốn vay, tăng hiệu quả đầu t−...

1.3.5. Các biện pháp khác

Vay nợ n−ớc ngoài cũng là cách các chính phủ th−ờng dùng để bù đắp thâm hụt cán cân th−ơng mại. Các n−ớc có thể tìm cách xoa dịu ảnh h−ởng có hại của những thâm hụt cán cân vãng lai bằng cách tăng khối l−ợng dự trữ tiền tệ chính phủ. Đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế thị tr−ờng, minh bạch hoá các chính sách th−ơng mại theo h−ớng dễ tiên liệu, không phân biệt đối xử, cải cách hành chính, xoá bỏ độc quyền, bao cấp, cải cách doanh nghiệp nhà n−ớc,

phát triển khu vực t− nhân, thực hiện tự do hoá th−ơng mại là các biện pháp mang tính dài dạn đảm bảo cải thiện CCTM.

1.3.6. Ph−ơng pháp xác định mức chịu đựng của cán cân th−ơng mại (Mô hình phân tích động về nợ của Jaime de Pine) mại (Mô hình phân tích động về nợ của Jaime de Pine)

Mô hình động về nợ của Jaime de Pine đ−ợc sử dụng trong nghiên cứu này nhằm xác định xem mức nhập khẩu cho phép của một n−ớc có thể đảm bảo khả năng chịu đựng của cán cân tài khoản vãng lai và nợ n−ớc ngoài. Do đó, mô hình này có thể sử dụng để dự báo về khả năng chịu đựng của cán cân th−ơng mại. Dựa vào mô hình này có thể tính đ−ợc mức nhập khẩu tối đa cho phép đảm bảo sức chịu đựng của cán cân vãng lai và nợ n−ớc ngoài. Từ đó có thể xác định đ−ợc mức độ thâm hụt cán cân th−ơng mại cho phép đảm bảo duy trì ổn định cán cân thanh toán và nợ n−ớc ngoài. Để đ−a ra mức nhập khẩu tối đa cho phép cần xác định đ−ợc chỉ số nợ trên xuất khẩu, tỷ lệ tăng tr−ởng nhập khẩu và xuất khẩu cũng nh− tỷ lệ giữa mức lãi suất trả nợ và mức tăng xuất khẩu đảm bảo sức chịu đựng của cán cân tài khoản vãng lai và nợ n−ớc ngoài. Đề tài sẽ áp dụng mô hình này để đánh giá tình trạng CCTM n−ớc ta trong thời gian qua và dự báo về mức độ chịu đựng của nó trong thời gian từ nay đến năm 2010. Qua đó, kiểm tra lại chỉ tiêu xuất khẩu và nhập khẩu trong chiến l−ợc phát triển xuất nhập khẩu n−ớc ta thời kỳ 2001-2010.

1.4. Kinh nghiệm điều tiết cán cân th−ơng mại của một số n−ớc n−ớc

Đề tài phân tích kinh nghiệm của một số n−ớc trong việc điều tiết CCTM để ổn định và tăng tr−ởng kinh tế. Các n−ớc đ−ợc lựa chọn phân tích là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản. Các biện pháp các n−ớc th−ờng sử dụng là nh− khuyến khích xuất khẩu, quản lý nhập khẩu, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách đầu t−, quản lý nợ n−ớc ngoài... Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam là:

1. áp dụng mô hình công nghiệp hoá theo h−ớng xuất khẩu dựa trên lợi thế so sánh và tự do hoá nhập khẩu cạnh tranh để khai thác lợi thế cạnh tranh của quá trình tự do hoá th−ơng mại.

2. Thúc đẩy phát triển khu vực t− nhân và đẩy mạnh thu hút đầu t− n−ớc ngoài là động lực chủ yếu để tăng tr−ởng xuất khẩu. Đ−a doanh nghiệp thâm nhập vào hệ thống cạnh tranh toàn cầu là cách tốt nhất để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng sản xuất trong n−ớc và hàng xuất khẩu

3. Duy trì tỷ giá hối đoái ở mức cạnh tranh là một vấn đề căn bản để khuyến khích xuất khẩu, giảm mức độ lệ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu, cũng nh− đảm bảo việc lập kế hoạch tài chính hợp lý và hạn chế tình trạng vay vốn n−ớc ngoài với những đồng ngoại tệ bị mất giá.

4. Cải thiện cán cân th−ơng mại phải kết hợp giữa khuyến khích xuất khẩu và tự do hoá nhập khẩu. Các biện pháp hạn chế nhập khẩu thái quá sẽ làm giảm tăng tr−ởng kinh tế và cải thiện CCTM.

5. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu và giảm nhập khẩu nguyện, phụ liệu, khuyến khích đầu t− n−ớc ngoài.

6. Có mức độ mở cửa đáng kể để đón nhận những cơ hội từ bên ngoài. Bảo hộ cao và duy trì trong thời gian dài sẽ đánh mất cơ hội do quá trình hội nhập mang lại. Bảo hộ làm chậm b−ớc tiến cải cách trong n−ớc, hạn chế đổi mới công nghệ và doanh nghiệp chậm thích nghi với môi tr−ờng kinh tế ngày càng có nhiều biến động.

7. Hạn chế việc vay vốn th−ơng mại theo sự chỉ đạo của nhà n−ớc vào những lĩnh vực sản xuất thay thế nhập khẩu kém hiệu quả.

8. Quản lý vĩ mô một cách thận trọng đối với cơ cấu thanh khoản và thời hạn các khoản nợ n−ớc ngoài là hết sức quan trọng nhằm giảm nguy cơ chuyển vốn đột ngột ra n−ớc ngoài, dẫn tới khủng hoảng về tiền mặt và cuối cùng ảnh h−ởng tới khả năng thanh toán.

9. Các chính sách th−ơng mại bảo hộ nhằm thiết lập những ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu đã nhanh chóng làm phát sinh các vấn đề về cán cân thanh toán và thiếu tính bền vững về ph−ơng diện tài chính, nhất là ở những nơi có quy mô thị tr−ờng nội địa nhỏ, do đó việc cải thiện CCTM trong dài hạn là rất khó khăn.

10. Xây dựng hệ thống chính sách th−ơng mại theo h−ớng minh bạch, dễ dự đoán, không phân biệt đối xử để hạn chế bảo hộ, độc quyền, gian lận th−ơng mại, tham nhũng, đồng thời góp phần đẩy mạnh quá trình hội nhập vào hệ thống th−ơng mại toàn cầu.

Ch−ơng II

Thực trạng cán cân th−ơng mại Việt Nam

giai đoạn 1991-2004

1.1. Thực trạng xuất nhập khẩu và cán cân th−ơng mại 1.1.1. Thực trạng xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu giai 1.1.1. Thực trạng xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu giai đoạn 1991-2004

Mục này tập trung phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu và ảnh h−ởng của nó đến CCTM. Các khía cạnh đ−ợc đề cập là chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo lĩnh vực nh− công nghiệp nặng và khoáng sản, công nghiệp nhẹ và nông nghiệp; chuyển dịch theo mức độ chế biến; chuyển dịch theo giá trị giá tăng, chuyển dịch theo hiệu quả xuất khẩu, chuyển dịch theo thành phần kinh tế, chuyển dịch theo cơ cấu thị tr−ờng, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu dịch vụ.

Từ phân tích thực trạng xuất khẩu của n−ớc ta trong gần 20 năm qua có thể rút ra một số nhận định quan trọng liên quan đến cán cân th−ơng mại:

- Trong điều kiện thâm hụt cán cân th−ơng mại triền miên và ngày càng gia tăng nh− hiện nay, tăng tr−ởng xuất khẩu bền vững có vai trò quyết định cải thiện cán cân th−ơng mại, hội nhập kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Với tỷ trọng nhóm hàng xuất khẩu chế biến hạn chế và chậm thay đổi nh− hiện nay, việc tăng tr−ởng xuất khẩu để cải thiện cán cân th−ơng mại trong ngắn hạn là rất hạn chế. Bởi vì không thể tăng tr−ởng dựa vào các mặt hàng hạn chế về năng suất, khả năng khai thác, đánh bắt và phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu n−ớc ngoài.

- Với mức độ mở cửa thị tr−ờng lớn nh− hiện nay và tỷ trọng xuất khẩu quá nhỏ bé trong tổng kim ngạch thế giới, việc tăng tr−ởng xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cung cấp hàng hoá xuất khẩu, tức là đẩy mạnh phát triển sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh.

- Với tỷ trọng xuất khẩu ngày càng gia tăng của khu vực có vốn đầu t−

n−ớc ngoài, tăng tr−ởng xuất khẩu của n−ớc ta sẽ phụ thuộc chủ yếu vào việc thu hút đầu t− n−ớc ngoài đồng thời phải đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp trong n−ớc để tăng tỷ trọng xuất khẩu của khu vực này.

- Với giá trị gia tăng thấp nh− hiện nay, nếu không cải thiện năng lực cạnh tranh, chủ động nguồn nguyên liệu, trình độ công nghệ, chất l−ợng lao động, giảm chi phí trung gian thì rất khó có thể nâng cao chất l−ợng xuất khẩu và cải thiện cán cân th−ơng mại.

- Với tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ cao, sử dụng nhiều vốn thấp nh− hiện nay việc tăng tr−ởng xuất khẩu phải gia tăng tỷ trọng nhóm hàng này. Việc gia tăng tỷ trọng nhóm hàng này trong ngắn hạn còn rất khó khăn, nh−ng phải có chiến l−ợc từ bây giờ thì trong dài hạn mới tăng xuất khẩu bền vững và do đó mới có thể cải thiện cán cân th−ơng mại trong dài hạn.

- Với mức độ thâm hụt CCTM có xu h−ớng gia tăng nh− hiện nay, việc tăng xuất khẩu dịch vụ là một trong những h−ớng chủ đạo để cải thiện cán cân th−ơng mại.

- Những hạn chế về xuất khẩu (tỷ trọng thấp chế biến thấp, đóng góp của khu vực trong n−ớc giảm, giá trị gia tăng thấp, nhóm hàng công nghệ cao quá nhỏ bé, xuất khẩu dịch vụ hạn chế) nêu trên đồng thời cũng cho thấy tiềm năng xuất khẩu của ta còn lớn, còn có thể tăng vì điểm xuất phát thấp.

1.1.2. Thực trạng nhập khẩu và chuyển dịch cơ cấu nhập khẩu giai đoạn 1991-2004 đoạn 1991-2004

Mục này tập trung phân tích cơ cấu nhập khẩu theo mức độ ảnh h−ởng của nó đến cán cân th−ơng mại nh− tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng, thiết bị, phụ tùng, nguyên, nhiên, phụ liệu, cơ cấu nhập khẩu của các khu vực kinh tế, các khu vực thị tr−ờng…

Từ phân tích thực trạng và cơ cấu xuất khẩu trong thời gian qua có thể rút ra một số kết luận sơ bộ sau đây:

- Tỷ trọng nguyên nhiên liệu nhập khẩu cao, máy móc thiết bị thấp nh−

Một phần của tài liệu 255 Nghiên cứu cán cân thương mại trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 162 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)