Cải cách chính sách th−ơng mạ

Một phần của tài liệu 255 Nghiên cứu cán cân thương mại trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 66 - 73)

20 Nghiên cứu của Robert Z Lawrence và David E Weinstein(02) về tr−ờng hợp của Hàn Quốc cho thấy khi NK cạnh tranh xuất hiện trong một ngành đang lạc hậu về công nghệ thì sẽ có rất ít ảnh h − ởng

1.2.1.Cải cách chính sách th−ơng mạ

Các chính sách th−ơng mại, đặc biệt là chính sách thúc đẩy XK và quản lý NK, có ảnh h−ởng trực tiếp đến CCTM. Trong những năm qua, cải cách th−ơng mại theo h−ớng tự do hoá đã góp phần thúc đẩy tăng tr−ởng XK ở mức cao và t−ơng đối ổn định, mở cửa thị tr−ờng, cắt giảm các rào cản th−ơng mại tạo thuận lợi cho hoạt động NK.

Cải cách th−ơng mại ở n−ớc ta trong thời gian qua tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực (i) chính sách th−ơng quyền (mở rộng quyền kinh doanh XNK); (ii) chính sách thuế quan và phi quan thuế (giảm hàng rào thuế quan, từng b−ớc xoá bỏ hạn chế định l−ợng, giảm bảo hộ, trợ cấp, thủ tục hải quan…); (iii) áp dụng các biện pháp khuyến khích XK và quản lý NK; (iv) ký kết và thực hiện các hiệp định th−ơng mại khu vực và toàn cầu.

Mở rộng quyền kinh doanh XNK là khâu đột phá trong quá trình cải cách chính sách th−ơng mại Việt Nam có tác dụng thúc đẩy XK và NK, góp phần làm lành mạnh hoá CCTM. Từ năm 1980 trở về tr−ớc, với nguyên tắc

Nhà n−ớc độc quyền về ngoại thơng, cả n−ớc chỉ có một vài công ty lớn trực thuộc Bộ Ngoại th−ơng đ−ợc quyền kinh doanh XNK. Từ năm 1986, quyền kinh doanh ngoại th−ơng từng b−ớc đ−ợc mở rộng. Đầu tiên là cho phép các doanh nghiệp quốc doanh, chủ yếu là các Tổng công ty XNK. Sau đó, việc hạn

chế th−ơng quyền đ−ợc nới lỏng dần, song cho đến tr−ớc năm 1998, để cho phép tham gia XNK, các doanh nghiệp phải có đầy đủ các giấy phép nh− hợp đồng th−ơng mại, giấy phép vận tải hàng hải quốc tế, vốn kinh doanh bắt buộc... Nói chung, tr−ớc năm 1998 các điều kiện tham gia XNK chủ yếu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ngoại th−ơng nhà n−ớc và hạn chế NK hàng tiêu dùng.

Từ cuối năm 1997, Chính phủ ban hành Luật th−ơng mại và sau đó là Nghị định số 57/1998/NĐ-CP cho phép tất cả các doanh nghiệp trong n−ớc có đăng ký hoạt động th−ơng mại đều có quyền trực tiếp XNK hàng hóa mà không cần giấy phép XNK. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn chỉ đ−ợc XNK hàng hóa đ−ợc đăng ký trong Giấy Đăng ký kinh doanh. Trên thực tế, một số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp t− nhân, còn bị hạn chế XNK trong một số lĩnh vực bởi một số quy định của cơ chế quản lý th−ơng mại. Năm 2001, Quyết định 46/2001/QĐ-TTg lần đầu tiên đã công bố cơ chế quản lý XNK trong 5 năm (2001-2005), đồng thời cho phép mọi th−ơng nhân cho phép XK hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề, ngành hàng đăng ký.

Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu t− n−ớc ngoài, hoạt động XNK đ−ợc điều tiết theo Luật đầu t− n−ớc ngoài. Tr−ớc năm 1998, các doanh nghiệp đầu t− n−ớc ngoài kể cả xí nghiệp liên doanh phải cam kết XK theo một tỷ lệ nhất định sản phẩm của mình theo giấy phép đầu t−, chẳng hạn trong năm 1998 thì tỷ lệ này là 80%. Tr−ớc năm 1998 chỉ có các doanh nghiệp có giấy phép XNK mới đ−ợc tham gia ngoại th−ơng. Từ năm 1998, các doanh nghiệp đầu t− n−ớc ngoài cũng đ−ợc khuyến khích XK hàng hoá không phải là sản phẩm của mình ngoại trừ một số hàng hóa đặc biệt. Tuy vậy, vẫn còn một số hạn chế đối với hàng NK, chẳng hạn, doanh nghiệp đầu t− n−ớc ngoài trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chỉ cho phép NK các nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất chế biến. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có vốn đầu t−

n−ớc ngoài vẫn ch−a có toàn quyền về phân phối và th−ơng mại mặc dù các doanh nghiệp này đ−ợc cấp giấy phép XNK cho từng tr−ờng hợp. Hiện tại, theo Nghị định 24/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/7/2000 cũng nh− Nghị định 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 sửa đổi Nghị định 24, đầu t− của n−ớc ngoài trong khu vực phân phối và NK sẽ chịu sự điều chỉnh của những quy định riêng rẽ do Thủ t−ớng ban hành. Tuy nhiên, đến nay những quy định đó

vẫn ch−a có. Nh− vậy, dù không bị cấm nh−ng đầu t− n−ớc ngoài vào dịch vụ phân phối và NK vẫn ch−a đ−ợc pháp luật quy định rõ. Trong bản chào thứ t−

về việc gia nhập WTO, Việt Nam cam kết lộ trình cho phép dành quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp có vốn đầu t− n−ớc ngoài trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo và các doanh nghiệp liên doanh có vốn n−ớc ngoài chiếm không quá 49% đ−ợc tham gia vào XNK. Từ 1/1/2008, các liên doanh có vốn n−ớc ngoài chiếm không quá 51% sẽ đ−ợc quyền kinh doanh XNK và từ 1/1/2009 là các doanh nghiệp 100% vốn n−ớc ngoài. Ngày 25 tháng 5 năm 2002, Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh 41-2002-PL-UBTVQH X về Quy chế tối huệ quốc và Đãi ngộ Quốc gia, áp dụng cho hàng hoá NK và XK, dịch vụ và pháp nhân cung cấp dịch vụ n−ớc ngoài, đầu t− và nhà đầu t− n−ớc ngoài, và các tổ chức hay cá nhân n−ớc ngoài nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ. Nghị định cũng bao gồm những tr−ờng hợp ngoại lệ của th−ơng mại hàng hoá không áp dụng MFN và NT.

Bảng 17: Đăng ký kinh doanh XNK của các thành phần kinh tế thời kỳ 1995-2004 1995 1999 2000 2001 2002 2003 2004* Nhà n−ớc 1.076 2.560 2.634 2.770 2.943 3.153 2.917 Khu vực t− nhân 156 5.489 8.418 10.567 13.774 15.145 17.036 FDI - 1.274 1.470 1.852 2.226 4.101 4.517 Khác** - 54 97 123 281 572 512 Tổng số 1.232 9.377 12.619 15.312 19.224 22.971 24.982

Nguồn: Tổng cục hải quan và Bộ Th−ơng mại

* Số liệu 10 tháng đầu năm 2004

** Khác: Đăng ký kinh doanh XNK của các tổ chức xã hội

Việc mở rộng quyền kinh doanh XNK đối với các doanh nghiệp trong và ngoài n−ớc đã thúc đẩy tăng tr−ởng XNK. Từ chỗ chỉ có một số doanh nghiệp Nhà n−ớc đ−ợc quyền kinh doanh XNK, tính đến hết tháng 10 năm 2004 số l−ợng các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh XNK đã lên đến 24.982 doanh nghiệp. Một thực tế cho thấy là cùng với sự gia tăng số l−ợng các doanh nghiệp đăng ký hoạt động XNK, kim ngạch XK có mức tăng tr−ởng cao hơn và ổn định hơn. Đặc biệt cùng với sự tham gia ngày càng nhiều doanh nghiệp t− nhân và doanh nghiệp có vốn đầu t− n−ớc ngoài vào hoạt động XNK, đóng góp của hai khu vực này trong tổng kim ngạch XK cả n−ớc ngày càng lớn.

Bảng 18: Tỷ lệ đóng góp của các thành phần kinh tế trong tổng kim ngạch xuất khẩu (%) 1995 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Khu vực nhà n−ớc 67,0 48,4 40,0 41,2 35,5 29,9 24,8 Khu vực t− nhân* 6,0 11,0 13,0 15,6 17,4 19,7 20,4 Khu vực có FDI 27,0 40,6 47,0 45,2 47,1 50,4 54,8

Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Th−ơng mại

*Tính cả khu vực t− nhân không chính thức nh− hộ gia đình, các tổ chức xã hội

Chính sách thuế quan: Việc cắt giảm thuế quan XNK đã ảnh h−ởng đáng kể đến XNK trong thời gian qua. Kể từ năm 1988 ban hành Luật Thuế XNK đầu tiên, lập ra hệ thống thuế XNK, Việt Nam đã có những b−ớc tiến rõ rệt trong ba khía cạnh: (i) hài hoà hoá biểu thuế quan, (ii) thuế hoá các biện pháp phi thuế và cắt giảm thuế suất, song song với việc dần đ−a vào áp dụng các biện pháp bảo hộ bằng thuế quan hợp pháp, và (iii) minh bạch hoá chế độ thuế quan và đơn giản hoá các thủ tục hải quan. Đến nay mức thuế bình quân của Việt Nam là 18,2%. Hàng rào thuế quan đ−ợc cắt giảm đã tạo điều kiện cho hoạt động NK, góp phần giảm chi phí đầu vào cho sản xuất, khắc phục bất hợp lý về mức thuế suất NK giữa nguyên liệu và thành phẩm; thu hẹp số l−ợng mức thuế suất. Cải cách hệ thống thuế góp phần giảm chi phí đầu vào cho sản xuất thay thế NK và XK, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam. Bên cạnh đó chính sách miễn giảm thuế XK, hoàn thuế XK, giảm thuế đối với nguyên liệu đầu vào phục vụ cho XK, th−ởng XK… là những biện pháp khuyến khích XK hiệu quả góp phần tăng tr−ởng XK ở mức cao trong những năm qua.

Chính sách thuế đã góp phần tích cực trong việc khuyến khích, bảo hộ sản xuất trong n−ớc và kiểm soát NK theo định h−ớng của Nhà n−ớc. Nhìn chung, các mặt hàng tiêu dùng đều chịu mức thuế suất cao (trừ một số loại đ−ợc coi là thiết yếu). T− liệu sản xuất, đặc biệt là các nguyên liệu thô có mức thuế suất thấp hơn hoặc không phải chịu thuế. Với hàng gia công cho n−ớc ngoài hoặc hàng hóa NK để sản xuất hàng XK, hàng đ−a vào khu chế xuất đều không phải chịu thuế hoặc đ−ợc hoàn thuế sau khi XK sản phẩm.

Mặc dù đã có sự tự do hoá đáng kể trong NK nh−ng đến năm 2004, cơ chế th−ơng mại của Việt Nam vẫn có những thiên lệch không tốt cho XK và NK cạnh tranh.

Thứ nhất, bảo hộ quá cao hàng NK sẽ làm cho sản xuất để tiêu thụ nội địa có lãi hơn sản xuất để XK, do trong tr−ờng hợp đầu giá bán trong n−ớc có thể đ−ợc định ở mức cao hơn giá thị tr−ờng quốc tế. Thêm nữa, có rất ít áp lực lên các nhà sản xuất để buộc họ phải tăng c−ờng tính hiệu quả của mình.

Thứ hai, bảo hộ NK làm tăng chi phí của những hàng hóa phi th−ơng mại, bao gồm cả lao động và điều này làm giảm tính cạnh tranh của hàng XK.

Thứ ba, với mức thuế NK hiện nay, các yếu tố đầu vào NK của hàng XK của Việt Nam có chi phí cao hơn giá thế giới. Theo những −ớc tính về sự thiên lệch bất lợi với hàng XK thì phần bù đắp vẫn không đủ cho mức tăng này.

Thứ t−, biểu thuế quan ở Việt Nam còn phức tạp với nhiều mức thuế khác nhau. Mặc dầu mức thuế trung bình t−ơng đối thấp nh−ng còn có nhiều mức thuế, trong đó mức thuế của nhiều nhóm hàng có trị giá trao đổi th−ơng mại lớn còn khá cao nh− xăng dầu, vật t−, linh kiện. Điều này hạn chế NK cạnh tranh để phát triển các ngành thay thế NK, nhất là công nghiệp phụ trợ.

Chính sách phi thuế quan: Việc điều chỉnh hàng rào phi quan thuế có tác dụng đối với kiểm soát hàng NK, do đó là một trong những biện pháp điều chỉnh CCTM. Trong thời gian vừa qua, đặc biệt là các năm 1995,1996 khi thâm hụt th−ơng mại ở mức kỷ lục (12,8% so với GDP năm 1996), Chính phủ đã áp dụng các biện pháp hạn chế NK bằng việc áp dụng các công cụ phi thuế quan. Trong giai đoạn 1996-1999 các biện pháp phi thuế của Việt Nam trở nên mạnh hơn. Các biện pháp áp dụng là lệ phí hải quan, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập trong n−ớc, bảng tính giá tối thiểu, yêu cầu giao nộp ngoại hối,

yêu cầu về kết hối ngoại tệ, giấy phép XK, quota và các biện pháp cấm, các biện pháp độc quyền, thủ tục hải quan đặc biệt23.

Hiện tại, rào cản phi thuế của Việt Nam đ−ợc duy trì d−ới hình thức danh mục các mặt hàng cấm XNK; danh mục mặt hàng XNK bị hạn chế định l−ợng và danh mục các mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành và một số biện pháp quản lý có tính chất nh− rào cản phi thuế quan khác nh− định giá hải quan, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp kiểm dịch động thực vật, quy định về ngoại hối, các biện pháp trợ cấp, chống bán phá giá, các biện pháp tự vệ, mở cửa lĩnh vực dịch vụ...

Để tham gia các tổ chức th−ơng mại khu vực và thế giới, Việt Nam đã cam kết thực hiện xoá bỏ dần các rào cản phi thuế quan. B−ớc tiến quan trọng là trong bản chào thứ t−, phiên đàm phán thứ 8 đã có những cam kết mạnh mẽ về loại bỏ và hạn chế các biện pháp phi thuế.

Hộp 2: Bản chào thứ t− về đàm phán gia nhập WTO (Phiên đàm phán thứ 8)

Về thuế quan: Việt Nam đã đ−a ra cam kết ràng buộc gần nh− toàn bộ biểu thuế, chỉ trừ một số dòng thuế xăng dầu. Thuế suất bình quân giảm xuống còn 18,2%, tức là giảm 4 điểm phần trăm so với Bản chào tr−ớc, cùng với việc mở cửa thị tr−ờng cho nhiều sản phẩm quan trọng. Ngoài ra, Việt Nam cũng cam kết chuyển phụ thu đối với hàng NK vào thuế NK. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về hạn ngạch thuế quan: Việt Nam đã giảm số nhóm mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan từ 13 (tại Bản chào tr−ớc) xuống còn 6 nhóm.

Về các biện pháp phi thuế quan: Việt Nam cam kết bãi bỏ toàn bộ giấy phép mang tính hạn chế NK và các biện pháp hạn chế định l−ợng khác đối với hàng NK từ thời điểm gia nhập WTO.

Về định giá hải quan: Việt Nam cam kết sẽ áp dụng Hiệp định định giá hải quan và loại bỏ danh mục “giá tính thuế tối thiểu” ngay khi gia nhập.

Về rào cản kỹ thuật đối với th−ơng mại: Việt Nam cam kết sẽ đ−a điểm hỏi đáp và thông báo quốc gia vào hoạt động đầy đủ, chậm nhất là vào năm 2005.

Về kiểm dịch động thực vật: Việt Nam cam kết sẽ thành lập điểm hỏi đáp và thông báo quốc gia trong năm 2004, và đ−a vào hoạt động kể từ thời điểm gia nhập và sẽ chỉ định một đầu mối cung cấp thông tin về kiểm dịch động thực vật. Việt Nam cam kết thực thi Hiệp định về kiểm dịch động – thực vật ngay sau khi gia nhập, ngoại trừ một số giai đoạn chuyển tiếp tới năm 2008.

23

Xem: Võ Trí Thành (2002), Khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai của Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội, tr. 28

Về các biện pháp đầu t− liên quan đến th−ơng mại: Việt Nam cam kết loại bỏ tất cả các biện pháp TRIMs không phù hợp với WTO ngay sau khi gia nhập. Việt Nam cũng không yêu cầu một giai đoạn chuyển tiếp nào.

Về trợ cấp XK nông sản: Việt Nam cam kết loại bỏ trợ cấp XK nông sản, cụ thể là với cà phê ngay sau khi gia nhập và đối với các sản phẩm khác trong vòng 3 năm sau khi gia nhập.

Về tự vệ đặc biệt: Việt Nam chỉ đề nghị bảo l−u quyền áp dụng tự vệ đặc biệt đối với một vài sản phẩm thịt – giảm đáng kể so với bản chào tr−ớc.

Về sở hữu trí tuệ liên quan đến th−ơng mại: Việt Nam cam kết tuân thủ Hiệp định TRIPS, phần lớn các quy định pháp luật về thực thi sẽ có hiệu lực từ năm 2004.

Về quyền kinh doanh: Việt Nam cam kết lộ trình cho phép dành quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp có vốn đầu t− n−ớc ngoài trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo và các doanh nghiệp liên doanh có vốn n−ớc ngoài chiếm không quá 49% đ−ợc tham gia vào XNK. Từ 1/1/2008, các liên doanh có vốn n−ớc ngoài chiếm không quá 51% sẽ đ−ợc quyền kinh doanh XNK và từ 1/1/2009 là các doanh nghiệp 100% vốn n−ớc ngoài.

Về dịch vụ: Việt Nam đã có b−ớc tiến đáng kể trong cam kết dịch vụ, bao gồm khoảng 90 phân ngành của mình. Tại nhiều phân ngành, kể cả một số phân ngành có ý nghĩa th−ơng mại quan trọng, cam kết của Việt Nam đã ở mức tự do hoá hoàn toàn. Việt Nam cũng đã loại bỏ miễn trừ tối huệ quốc đối với dịch vụ tài chính và cam kết mở cửa thị tr−ờng bình đẳng cho các thành viên WTO ngay khi gia nhập.

Các chính sách phi thuế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát NK. Để hỗ trợ việc kiểm soát NK thông qua thuế, Chính phủ đã áp dụng các biện pháp nh− phân bổ hạn ngạch NK một số loại hàng hóa cho các đơn vị đ−ợc chỉ định làm đầu mối (phân bón, xăng dầu, phôi thép...), hạn chế NK các mặt hàng trong n−ớc đã sản xuất đ−ợc. Để kiểm soát NK hàng tiêu dùng, Chính phủ đã quy định danh mục hàng tiêu dùng cần hạn chế NK (14 nhóm mặt hàng tr−ớc 1999 và danh mục chi tiết theo HS 8 chữ số hiện nay). Ngoài ra còn áp dụng các chính sách và biện pháp khác nh− kiểm soát của ngân hàng

Một phần của tài liệu 255 Nghiên cứu cán cân thương mại trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 66 - 73)