Chính sách quản lý nhập khẩu

Một phần của tài liệu 255 Nghiên cứu cán cân thương mại trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 122 - 123)

- Điều chỉnh CCTM theo h−ớng ổn định kinh tế vĩ mô Trong ngắn hạn, CCTM n−ớc ta ch−a thể cân bằng, xu h− ớng NK vẫn sẽ gia tăng so với XK Vì

3.4.2.Chính sách quản lý nhập khẩu

Trong điều kiện nhập siêu gia tăng, kiểm soát và hạn chế NK là một trong những biện pháp có ý nghĩa để cải thiện CCTM. Tuy nhiên, nh− phân tích ở trên, mức độ nhập siêu của ta hiện nay vẫn trong vòng kiểm soát, ch−a ảnh h−ởng lớn đến cán cân tài khoản vãng lai và nợ n−ớc ngoài. Hơn nữa, mức độ nhập theo mục tiêu chiến l−ợc còn thấp so với mức độ NK cho phép. Do đó, các biện pháp hạn chế NK thái quá sẽ ảnh h−ởng đến tăng tr−ởng kinh tế, thực hiện các cam kết hội nhập. Chính vì vậy, biện pháp chủ yếu là kiểm soát NK, hoàn thiện chính sách NK để khuyến khích NK cạnh tranh nhằm đổi mới công nghệ, phát triển công nghiệp phụ trợ, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng XK và hàng sản xuất thay thế NK. Đây có thể coi là định h−ớng chiến l−ợc đối với NK trong những năm tới.

Một số biện pháp để kiểm soát NK góp phần làm lành mạnh hoá CCTM cần thực hiện là:

- Ưu tiên NK công nghệ tiến tiến, công nghệ nguồn, NK bằng sáng chế phát minh về để ứng dụng, tăng c−ờng hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và phối hợp nghiên cứu triển khai. Xây dựng trung tâm công nghệ cao thu hút đầu t− n−ớc ngoài của các công ty đa quốc gia để từng b−ớc rút ngắn khoảng cách về công nghệ với các n−ớc trong khu vực. Chính phủ phải sớm nghiên cứu và đ−a ra chính sách −u đãi thuế đặc biệt cho loại hình này.

- Đa dạng hoá thị tr−ờng NK, hạn chế sự phụ thuộc quá mức vào một số thị tr−ờng. Tr−ớc mắt cần có giải pháp để điều chỉnh một số thị tr−ờng nhập siêu trong khu vực Châu á. Giải pháp chủ đạo là đẩy mạnh XK vào các thị tr−ờng này. Mở rộng XK từ các thị tr−ờng xuất siêu nh− EU, Hoa Kỳ để tranh thủ công nghệ nguồn.

- Đẩy mạnh thu hút đầu t− vào các ngành công nghiệp phụ trợ để từng b−ớc hạn chế NK nguyên vật liệu, phụ kiện.

- Tăng c−ờng kiểm soát NK. Tr−ớc hết là ngăn chặn việc nhập lậu hàng từ các n−ớc ASEAN và Trung Quốc để bảo vệ hàng sản xuất trong n−ớc.

- Hoàn thiện và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với công nghệ NK để hạn chế NK công nghệ lạc hậu, công nghệ cũ. Tích cực hợp tác khu vực nhằm hài hoà hoá tiêu chuẩn. Cần tăng c−ờng bảo hộ NK hàng hóa theo tiêu chuẩn và kỹ thuật (đ−ợc WTO thừa nhận) nhằm hạn chế máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu có tác động không nhỏ đến hiệu quả vay nợ n−ớc ngoài và tính cạnh tranh ngành và sản phẩm hàng hóa Việt Nam;

- Đơn giản hơn nữa thủ tục cấp giấy phép NK, bao gồm cả giấy phép quản lý bởi các cơ quan chuyên ngành, mở rộng hơn nữa trên thực tế đối t−ợng cho phép tham gia XNK hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt là khu vực kinh tế t−

nhân và cá nhân kinh doanh. Việc cấp giấy phép (tự động và không tự động) có thể chuyển thành thuế và phân thành nhóm: (1) bỏ giấy phép mà không nâng thuế và (2) bỏ giấy phép và nâng thuế;

- Từng b−ớc đơn giản hoá hệ thống thuế quan; thuế quan hóa các biện pháp phi thuế quan, đặc biệt là những biện pháp cấm nhập bất cập và quota thuần túy chỉ mang tính chất bảo hộ;

- Sớm công bố danh mục hàng hoá dự kiến cấm XNK theo hạn ngạch bằng giấy phép không tự động và danh mục hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành để doanh nghiệp XK chủ động hoạch định chiến l−ợc và kế hoạch kinh doanh.

- Nghiên cứu xây dựng lộ trình cắt giảm thuế quan NK đối với các nhóm hàng hiện nay đang có tỷ trọng kim ngạch lớn nh− bột giấy, linh kiện điện tử, xăng dầu, phân bón, hoá chất… để thực hiện cam kết hội nhập và khuyến khích các doanh nghiệp trong n−ớc và n−ớc ngoài đầu t− vào các ngành này.

Một phần của tài liệu 255 Nghiên cứu cán cân thương mại trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 122 - 123)