Thuế đất và bất động sản

Một phần của tài liệu 204 Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam Báo cáo tổng hợp chính sách đất đai của nước ngoài liên quan đến thị trường bất động sản (Trang 54 - 58)

Mọi hệ thống thuế đều phải đạt đ−ợc các yêu cầu sau đây: - Mô tả rõ ràng các mục tiêu xã hội.

- Hình thành đ−ợc một khoản thu có ý nghĩa.

- Đảm bảo nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền.

- Đ−ợc quản lý một cách dễ hiểu và đ−ợc cộng đồng tin cậy. - Quá trình thu là t−ơng đối đơn giản và rẻ.

- Phải thiết kế sao cho khó khăn trong việc trốn thuế. - Phân phối thuế công bằng cho cả cộng đồng.

- Khuyến khích sử dụng tốt tài nguyên.

Nhiều n−ớc có thuế chuyển dịch, nh−ng có n−ớc lại đánh thuế trực tiếp lên đất, hoặc lên công trình xây dựng hoặc đánh thuế cả hai.

Hệ thống địa chính là công cụ quan trọng nhất để thực hiện chính sách thuế, không chỉ hỗ trợ cho giá đất và thuế bất động sản, mà những t− liệu trong hệ thống địa chính còn có thể sử dụng cho việc quyết định các loại thuế khác nh− các khoản thu theo đầu ng−ời hoặc thu nhập từ bất động sản, bao gồm cả những thu nhập về thừa kế. Một yêu cầu cơ bản của hệ thống địa chính có hiệu lực và hiệu quả là việc thành lập bản đồ hiện trạng bất động sản, cung cấp các chỉ số để biên tập và vận hành hệ thống thông tin về định giá. Những bản đồ này có thể trở thành một phần của sổ thuế hoặc có thể rút ra từ sổ đăng ký quyền sở hữu đất đai. Bản đồ bất động sản là rất cần thiết để đảm bảo mọi thửa đất đều đ−ợc mô tả và tất cả các thửa đều phải chịu thuế một cách công bằng. Tỷ lệ, hình dáng và vị trí của thửa đất thể hiện trên bản đồ có thể sử dụng trong quá trình định giá thực tế.

Sổ thuế đất và bất động sản phải:

- Mô tả và vẽ bản đồ đầy đủ tất cả bất động sản chịu thuế.

- Phân loại của mỗi tài sản phù hợp với những tính chất đã đ−ợc quy định nh− mục đích sử dụng, kích cỡ, loại hạng công trình xây dựng và trang thiết bị.

- Tập hợp đ−ợc số liệu và kết quả phân tích thực trạng thị tr−ờng bao gồm số liệu về giá bán, chi phí tiền thuế, hoặc giá thành duy trì toà nhà, cùng với chi tiết về thời gian của những số liệu đó.

- Việc xác định giá trị của mỗi thửa đất theo những thủ tục đã đ−ợc công bố. - Ghi rõ ng−ời có nghĩa vụ nộp thuế.

- Chuẩn bị cho nhiệm vụ định giá.

- Ghi rõ những khoản phải nộp của những ng−ời chịu thuế. - Đảm bảo hành thu một cách thích đáng.

Ch−ơng VI

Vấn đề thảo luận

I. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và các quyền về bất động sản

Từ chế độ sở hữu nhiều thành phần (Hiến pháp 1959) chuyển sang chế độ sở hữu toàn dân về đất đai (Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992), từ chế độ Nhà n−ớc trực tiếp quản lý toàn bộ nhà ở chuyển sang chế độ sở hữu Nhà n−ớc và sở hữu t− nhân về nhà ở (Pháp lệnh về nhà ở 1991)... đã đặt ra những vấn đề mới về pháp lý và thực tế cần phải giải quyết đồng thời.

Điều 19 Hiến pháp 1980 ghi rõ: "Đất đai, rừng núi, ... cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà n−ớc - đều thuộc sở hữu toàn dân". Tiếp đó, Điều 20 quy định: "... Những tập thể và cá nhân đang sử dụng đất đai đ−ợc tiếp tục sử dụng và h−ởng kết quả lao động của mình theo quy định của pháp luật..."

Đáng tiếc là ngay sau đó, vì những lý do khách quan và chủ quan, việc triển khai pháp luật để thi hành những quy định mới mẻ này của Hiến pháp không đ−ợc thực hiện một cách có hiệu lực và hiệu quả, nhiều câu hỏi cả về lý luận và thực tiễn ch−a có đ−ợc giải đáp chính thống, nh−:

- Liệu có thể đồng nhất giữa chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, với việc thực hiện các quyền năng của chế độ này trên cùng một chủ thể? Nếu là có thể đồng nhất đ−ợc thì phải hiểu nh− thế nào khi thực hiện các quyền năng cụ thể lại không phải là Nhà n−ớc mà lại là các tổ chức và cá nhân? Nếu là có chủ tr−ơng không đồng nhất, thì mối quan hệ giữa chế độ sở hữu toàn dân với các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt sẽ nh− thế nào? chế độ sở hữu toàn dân về đất đai liệu có còn ý nghĩa trên thực tế?

- Vào thời điểm Hiến pháp 1980 đ−ợc Quốc hội thông qua (18.12.1980), thì những tập thể cá nhân nào đ−ợc pháp luật xem là "đang sử dụng đất đai"? Những ng−ời nhận thừa kế, thuê đất, ở nhờ, m−ợn đất, khai hoang tự do, bao chiếm tự do, lấn chiếm đất đai của láng giềng, sử dụng đất cầm cố, đất phát mại, đang sử dụng đất vắng chủ... có đ−ợc pháp luật chấp nhận là "đang sử dụng đất đai" hay không? Nếu đ−ợc, thì bằng cách nào? Ngoài việc "có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ và khai thác theo chính sách và kế hoạch của Nhà n−ớc" (Điều 20 Hiến pháp), ng−ời "đang

sử dụng đất đai" còn có nghĩa vụ gì t−ơng ứng với quyền "đ−ợc tiếp tục sử dụng và h−ởng kết quả lao động của mình"? Để "đ−ợc tiếp tục sử dụng" liệu có cần thêm những điều kiện phụ trợ nào cho phù hợp với tình hình thực tiễn với yêu cầu công bằng, hợp lý của pháp luật?

- "Kết quả lao động" trên đất đ−ợc hiểu theo nghĩa trực tiếp của lao động sống, hay có thể mở rộng cả đối với lao động quá khứ và lao động gián tiếp? Nếu chỉ là lao động sống thì khi mất sức hoặc không còn khả năng lao động nữa sẽ giải quyết nh− thế nào? Nếu tính cả lao động quá khứ, lao động gián tiếp thì "ng−ời đang sử dụng đất đai" đ−ợc sở hữu phần lao động đó đến đâu? một phần hay toàn bộ?

- ... (?)

Điều 17 Hiến pháp 1992 tiếp tục quy định "Đất đai, rừng núi, ... cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà n−ớc, đều thuộc sở hữu toàn dân" và quy định thêm: "Nhà n−ớc giao đất cho tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài.

Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, đ−ợc chuyển quyền sử dụng đất đ−ợc Nhà n−ớc giao theo quy định của pháp luật".

Vậy là, sau hơn 10 năm thi hành Hiến pháp 1980 đang còn nhiều vấn đề ch−a đ−ợc giải quyết triệt để thì từ năm 1992 lại có thêm vấn đề mới phải tiếp tục xử lý nh−:

- "Nhà n−ớc giao đất cho tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài" là tính cho những phát sinh về giao đất từ 1992 về sau hay bao hàm cả số đất đang sử dụng tr−ớc đó? Nếu chỉ tính từ 1992 về sau (sẽ phát sinh rất ít) thì phần đất đang sử dụng tr−ớc đó sẽ đ−ợc sử dụng theo chế độ nào? Có đ−ợc chuyển quyền sử dụng đất hay không? Nếu bao gồm tất cả thì bằng cách nào để chuyển tất cả những ng−ời đang sử dụng tr−ớc đó trở thành ng−ời đ−ợc "Nhà n−ớc giao đất sử dụng ổn định lâu dài"?

- Việc "chuyển quyền sử dụng đất" phải do ngành luật nào điều chỉnh? Luật đất đai? Luật dân sự? hay Luật về bất động sản?

- ... (?)

Đến nay (2004), trong quá trình tổ chức thi hành Hiến pháp, các Luật đất đai và Luật sửa đổi, bổ sung Luật đất đai 1987, 1993, 1998, 2001, 2004 đã không ngừng cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp, giải quyết đ−ợc nhiều vấn đề của

thực tiễn, đã dần dần giải đáp đ−ợc một phần các vấn đề nêu ra trên đây. Từ thực tế đó có thể dẫn đến những nhận thức chung sau đây:

Một phần của tài liệu 204 Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam Báo cáo tổng hợp chính sách đất đai của nước ngoài liên quan đến thị trường bất động sản (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)