Mục đích của việc can thiệp này là làm cho tốc độ tăng giá đất hài hoà với tốc độc tăng tr−ởng của nền kinh tế, đảm bảo kinh tế địa ph−ơng phát triển ổn định, thoả mãn nhu cầu đất đai của sự phát triển các ngành nghề xã hội, tránh lãng phí tài nguyên và bình th−ờng hoá việc chuyển nh−ợng và l−u thông đất đai.
Những biện pháp chủ yếu th−ờng đ−ợc sử dụng là:
- Đông kết giá ở những khu vực mà giá đất đã tăng lên một cách không hợp lý, hạn chế những giao dịch gây cản trở cho việc thực hiện quy hoạch.
- Hạn chế số l−ợng đất dự trữ, giải toả tình trạng cung không kịp cầu. - Thực hiện thuế luỹ tiến đối với tài sản đất đai.
- Phát triển đất đai xây dựng mới vào thời gian thích hợp.
- Gia tăng độ minh bạch của thị tr−ờng đất đai, bảo đảm thông tin thông suốt đối với cả các bên giao dịch.
Sự can thiệp này đ−ợc tiến hành theo trình tự sau đây:
- Phân tích tình hình biến động giá cả đất đai trên thị tr−ờng, nguyên nhân? hợp lý hay không hợp lý?
- Phân tích tác dụng của các chính sách hiện hành đối với giá đất, cần phải bổ sung, sửa đổi những gì?
- Theo quy định về quản lý giá đất đã có, tiến hành can thiệp, c−ỡng chế đối với những hành vi dẫn đến sự tăng giá không hợp lý; đồng thời thông qua sự phản hồi về giá đất để kiểm nghiệm tác dụng và hiệu quả của các quy định, tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản lý giá đất, loại trừ các nhân tố làm tăng giá đất không hợp lý, đảm bảo giá đất đ−ợc ổn định.