II. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành cao su
2.3.1. Điều kiện về các yếu tố sản xuất:
Các điều kiện về yếu tố gồm 2 loại là các yếu tố sản xuất căn bản và các yếu tố sản xuất tiên tiến.
2.3.1.1.Các yếu tố sản xuất căn bản:
Đối với ngành cao su, các yếu tố sản xuất căn bản (gồm tài nguyên, địa lý và lao động không qua đào tạo) xét về những mặt này thì ngành cao su đã có những điều kiện thuận lợi nhất định.
Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Nam Châu Á, là khí hậu thích hợp với các loại cây trồng nhiệt đới như cao su , cà phê, chè, hạt tiêu, điều, các loại hoa quả nhiệt đới (xoài, nhãn, vải, chôm
Bên cạnh đó, nguồn lực về đất cũng tạo thuận lợi trong việc phát triển cao su: trải dài khắp vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung là đất đỏ Bazan _ đây là loại đất rất thích hợp cho sự phát triển của cây cao su. Ngoài ra cây cao su cũng cho hiệu quả cao nếu được trồng trên đất xám và có sự chăm sóc tốt, hiệu quả đạt được cũng không kém nhiều so với việc phát triển cao su trên đất đỏ.
Đặc điểm của cây cao su cũng là một trong những lợi thế để phát triển loại cây này hơn so với nhiều loại cây công nghiệp nhiệt đới khác. Cây cao su là loại cây chịu hạn rất tốt, việc thiếu nước sẽ không ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và cho năng suất của cây. Nếu xét về mặt hiệu quả kinh tế, chúng ta có thể lấy ví dụ đối với cây cà phê: cây cà phê nếu được chăm sóc tốt và hiệu quả thì mỗi năm chúng ta sẽ thu được 3 tấn cà phê/ha và với giá trị xuất khẩu cà phê như năm 2007 thì hiển nhiên, giá trị sản xuất cà phê mang lại là lớn hơn nhiều so với việc phát triển cao su; tuy nhiên chúng ta không tính đến yếu tố thời tiết, nếu khô hạn xảy ra thì cây cà phê sẽ không thể tồn tại được và như vậy chúng ta không chỉ mất sản lượng thu hoạch mùa vụ đó mà còn mất đi khoản đầu tư đã thực hiện để phát triển cây cà phê. Trong khi đó, diễn biến thời tiết thất thường, năm nào cũng có nhưng vụ khô hạn xảy ra thì đó là điều không tránh khỏi. Do vậy, việc phát triển cao su là khá thích hợp trong điều kiện tự nhiên như vậy của Việt Nam.
Trong những năm gần đây, khí hậu thay đổi liên tục, bão lũ xảy ra làm ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành cao su. Cao su Việt Nam đã mất đi một khối lượng đáng kể trong vài năm vừa qua:
Tuy nhiên, đây là yếu tố ảnh hưởng chung tới sự phát triển của tất cả các ngành trên toàn Thế giới chứ không riêng gì ngành cao su Việt Nam.
Xét về yếu tố lao động, Việt Nam là nước đông dân số (dân số trên 80 triệu người, trong đó có trên 50 triệu người trong độ tuổi lao động) do vậy
nguồn lực lao động là yếu tố tạo thuận lợi cho sự phát triển của nhiều ngành sử dụng nhiều lao động.
2.3.1.2.Các yếu tố sản xuất tiên tiến:
Tuy nhiên, về mặt các yếu tố sản xuất tiến tiến (gồm cơ sở hạ tầng, lao động lành nghề, các phương tiện nghiên cứu,kỹ năng công nghệ, trình độ quản lý) thì ngành cao su chưa đạt được những thuận lợi lớn nhất. Đây là những yếu tố do chính bản thân ngành tự xây dựng nên, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành, tuy nhiện hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức và hợp lý.
- Về mặt cơ sở hạ tầng: Ngành cao su thiên nhiên có địa bàn sản xuất rộng, mức độ giao lưu hàng hóa lớn bởi vậy nhu cầu về điện, nước, giao thông thỗng tin,…. cũng rất lớn.
Giao thông ngoại vùng chủ yếu là sử dụng các trục đường Quốc gia (như Quốc lộ 22, 14, 19, 1,13,….) Các trục quốc lộ này không thường xuyên được duy tu bảo dưỡng nên chất lượng rất kém. Một số đơn vị nằm ở vùng sâu, vùng xa trục chính gắn với đường quốc lộ là đường cấp phối nên phải tự duy tu bảo dưỡng (công ty cao su Krongbuk, Chưprông).
Giao thông nội vùng: trừ các công ty ở miền Đông Nam Bộ được thừa hưởng mạng lưới của đồn điền cao su cũ của Pháp thì các công ty đều phải tự xây dựng hệ thống giao thông liện nông trường, từ nông trường đến đội sản xuất và điểm dân cư.
Thông tin liên lạc: đã hình thành mạng lưới liện lạc hữu tuyến trong cả nước tuy nhiên hiệu năng sử dụng còn hạn chế, nhất là vào mùa mưa bão. Hiện nay đã trang bị thêm hệ thống liên lạc vô tuyến.
Về mặt điện nước thì hầu hết các công ty đều phải sử dụng mạng điện Điesel và các công ty phải tự đầu tư hoàn toàn về đường cung cấp nước.
Các cơ sở phúc lợi công cộng: ngoài các đợn vị có trụ sở đóng tại các thị trấn, huyện, thị xã có thể sử dụng các công trình phúc lợi công cộng của địa phương số còn lại phải tự đầu tư để đảm bảo nhu cầu cho người lao động.
Hàng năm ngành cao su đều tự phải dành một số vốn để đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng ngành do hầu hết các địa phương, vùng không đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành cao su.
Như vậy, về mặt cơ sỏ hạ tầng cho phát triển ngành cao su hiện nay vẫn chưa thực sự hiệu quả và chưa thực sự trở thành thế mạnh của ngành.
- Về mặt lao động lành nghề: Ngành cao su đòi hỏi một lượng nhân công khá lớn phục vụ trong ngành từ khâu lao động phục vụ vườn cây cho đến khâu khai thác, chế biến. Đặc biệt là trong khâu chăm sóc và khai thác cao su đòi hỏi lượng nhân công lớn và yêu cầu trình độ chuyên môn không quá cao, có thể học nghề trong thời gian ngắn là có thể làm được công việc. Do vậy, không quá ảnh hưởng tới công việc thu hoạch trong ngành. Khó khăn về lao động trong các khâu này chủ yếu là việc đào tạo nhân công lao động là người dân tộc thiểu số có phức tạp và mất nhiều thời gian hơn so với việc đào tạo người Kinh.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực chế biến cao su trở thành nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu thì lao động lại là vấn đề đáng quan tâm. Các cơ sở chế biến yêu cầu về việc am hiểu kỹ thuật và trình độ chuyên môn nhất định trong việc đảm bảo quy trình sản xuất cũng như vận hành máy móc thiết bị kỹ thuật cao. Trong khi đó lao động lại chủ yếu là người dân tộc thiểu số, người Kinh chưa có trình độ tay nghề, được đào tạo tại chỗ sau đó làm việc.
Do vậy, trình độ nhân công lành nghề còn thấp là một hạn chế trong sự phát triển của ngành cao su Việt Nam.
- Về mặt các phương tiện nghiên cứư và kỹ năng công nghệ: Về các mặt này hiện nay ta đã có Viện nghiên cứu cao su Việt Nam thực hiện việc nghiên cứu tạo ra nhưng giống cao su mới cho năng suất cao và chất lượng tốt, giúp cao su Việt Nam không thua kém các nước hàng đầu Thế giới về năng suất và chất lượng mủ cao su. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu quy trình kỹ thuật công nghệ giúp chúng ta sản xuất ra các loại mủ cao su chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu hiện nay của Thế giới.
- Về mặt trình độ quản lý: Đặc điểm nổi bật của ngành cao su hiện nay là hơn 90% diện tích cao su hiện có là thuộc sở hữu Nhà nước, còn lại là thuộc sở hữu tư nhân vì vậy hình thức tổ chức hiện nay là các nông trường hợac là các đội sản xuất đối với một số công ty cao su Tây Nguyên.
Để thực hiện việc chỉ đạo và tổ chức sản xuất trong ngành cao su thì Nhà nước đã lập ra Ban cao su Nam Bộ (năm 1972) đến nay là Tập đoàn cao su Việt Nam.
Tập đoàn cao su Việt Nam hoạt động theo phương pháp kinh doanh, có tư cách pháp nhân. Có nhiệm vụ như sau:
• Trồng mới, chăm sóc, khai thác sản xuất và chế biến mủ cao su, sản phẩm, gỗ và hạt cao su, thu mua nguyên liệu để xuất khẩu và tiêu dung trong nước.
• trực tiếp giao dịch và ký hợp đồng vay vốn, liên doanh với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để phát triển ngành cao su.
• Trực tiếp nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị, hàng hoá phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống.
Tập đoàn cao su được thành lập trên cơ sở các đơn vị thành viên đều là những công ty trực thuộc Tổng cục cao su hoặc Tổng công ty cao su trước đó nên giữa Tập đoàn với các đơn vị thành viên và giữa các đơn vị thành viên với nhau đều có mối quan hệ truyền thống trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp tham gia vào Tập đoàn sau này đều hoàn toàn tự nguyện, giúp Tập đoàn cao su Việt Nam mở rộng quy mô, tăng vị thế trên địa bàn. Điều đó giúp quá trình quản lý , điều hành của Tập đoàn thuận lợi, các doanh nghiệp thành viên tuân thủ tốt các quy định của Tập đoàn và hoạt động vì mục tiêu và lợi ích chung.
Hệ thống tổ chức theo mô hình trực tuyến, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng theo từng khâu nghiệp vụ nên giúp nắm chắc các khâu trọng yếu trong toàn ngành (như khâu kỹ thuật, khoa học công nghệ, tài chính, thị trường,…) do vậy đã giúp việc quản lý, điều hành các hoạt động có hiệu quả đồng thời thi phối và điều tiết các hoạt động của từng doanh nghiệp thành viên một cách nhịp nhàng theo kế hoạch sản xuất kinh doanh chung của cả Tập đoàn.
Ngoài ra, việc tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh nhờ đó phát huy được các năng lực sẵn có, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, bộ máy quản lý của Tập đoàn cao su Việt Nam còn chưa thực sự được tinh giảm, các cơ quan tham mưu chưa được tinh gọn và hiện đại hoá, tính chuyên nghiệp chưa cao.
Với hình thức giao khoán thì vườn cây thực sự có người làm chủ. Vườn cây được bảo vệ, chăm sóc tốt hơn; giảm thất thoát vật tư, phân bón, sử dụng được lao động tại chỗ của các hộ gia đình công nhân nên biên chế không
phình ra. Thu nhập nhờ vậy cũng khá hơn và huy động được vốn của các gia đình vào thâm canh vườn cây. Bên cạnh hiệu quả kinh tế thì chế độ khoán làm cho phương thức quản lý trong các nông trường đơn giản hơn và được tiến hành trực tiếp (nông trường và hộ nhận khoán).
Trong khi đó, hình thức tổ chức Quốc doanh trong trồng và chế biến mủ cao su giúp được tập trung được nguồn vốn, có đối tác để liên doanh với nước ngoài, có điều kiện ứng dụng nhanh các công nghệ mới trong nông học và công nghiệp chế biến, có điều kiện tổ chức sản xuất trên những địa bàn tập trung, sớm hình thành các vùng chuyên canh lớn cũng như những vùng có vị trí an ninh quốc phòng quan trọng,…