I. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành cao su Việt Nam:
1.2.2.2. Sản lượng sản xuất theo vùng:
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục hải quan.
Nhìn biểu đồ trên ta thấy kết quả thực hiện không đạt yêu cầu so với kế hoạch đặt ra. Trong đó chỉ có vùng Đông Nam Bộ là vượt chỉ tiêu thực hiện, còn lại là chạm tiến độ kế hoạch đặt ra (đặc biệt là vùng Tây Nguyên).
Bảng 2.11: Diện tích, năng suất và sản lượng cao su năm 2005 theo vùng
Đơn vị Tổng số Nam BộĐông NguyênTây Trung BộNam Trung BộBắc Tổng diện
DTKTCB 1.000 ha 121,00 48,30 38,79 11,80 22,00
DT khai
thác 1.000 ha 331,40 247,50 65,00 5,02 14,00
Năng suất tấn/ha 1,42 1,49 1,23 1,02 0,97
Sản lượng 1.000 tấn 470,00 370,00 80,00 5,10 13,60
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan.
Ta thấy Đông Nam Bộ vẫn là nơi có diện tích trồng cao su và diện tích khai thác cao su lớn nhất cả nước (do điều kiện thiên nhiên, môi trường thuận lợi, bên cạnh đó là lịch sử phát triển từ thời Pháp thuộc đã để lại cơ sở hạ tầng thuận lợi cho Đông Nam Bộ phát triển hơn các khu vực khác), và năng suất khai thác cao su tại đây cũng đạt hiệu quả cao hơn hẳn so với các vùng khác trên cả nước (1,49 tấn/ha). Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ là những vùng mới phát triển trồng cây cao su, do đó điều kiện phát triển mạnh như Đông Nam Bộ là chưa thể, cần lâu dài để gia tăng diện tích và năng xuất khai thác cao su tại những vùng này.
Diện tích tăng thêm ở Đông Nam Bộ là 38.000 ha, Tây Nguyên là 13.000 ha, duyên hải miền Trung là 15.000 ha. So với năm 2000, diện tích tăng 16%, năng suất tăng 16% (1,6 tạ mủ khô/ha), sản lượng mủ tăng 65.7%.
Trong 4 vùng sản xuất cao su, Đông Nam Bộ là vùng sản xuất tập trung và chuyên canh cao su lớn nhất cả nước cả về năng suất, diện tích, sản lượng (theo số liệu thống kê vào năm 2005, diện tích Đông Nam Bộ chiếm 65% tổng diện tích và 81% tổng sản lượng cả nước). Đây là vùng tập trung cao nhất cơ sở vật chất kĩ thuật và nguồn nhân lực của ngành cao su Việt Nam với mô hình cao su đại điền do doanh nghiệp Nhà nước quản lý. Đây cũng là vùng có diện tích cao su tiểu điền lớn nhất.
Tây Nguyên là vùng sản xuất cao su lớn thứ hai, thứ ba là Bắc Trung Bộ và thứ tư là duyên hải Nam Trung Bộ.
1.2.2.3.Sản lượng sản xuất ngành cao su theo thành phần kinh tế:
Đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển ngành cao su theo thành phần kinh tế, chúng ta có bảng số liệu sau.
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục hải quan.
Tổng diện tích cao su trồng mới năm 2001 – 2005 ước đạt 66.000 ha, trong đó khoảng 20% trồng theo các dự án của các Công ty Quốc doanh, 80% là cao su tiểu điền, trang trại.
Về thành phần kinh tế, khu vực Quốc doanh chiếm khoảng 56 – 60% tổng diện tích và khoảng 70 – 75% sản lượng cao su cả nước, trong đó Tổng công ty Cao su Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất, có vai trò quan trọng trong toàn ngành (chiếm 44% tổng diện tích và 61% tổng sản lượng của cả nước).