I. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành cao su Việt Nam:
1.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Về cơ cấu thị trường, theo thống kê của Bộ thương mại, hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu cao su thiên nhiên sang 40 thị trường trên thế giới.
Nguồn: Vụ Kinh tế nông nghiệp_Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 66,38% tổng lượng xuất khẩu cao su của cả nước, đạt gần 470.000 tấn (năm 2006), tiếp đến là Hàn Quốc 4,52%, Đức 4,23%, Đài Loan 3,16%, Nga 2,9%, Mỹ 2,45%.
Với tỉ lệ tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức trên 9% trong nhiều năm liền, Trung Quốc đã trở thành nước tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất Thế giới. Nhu cầu cao su thiên nhiên của Trung Quốc năm 2006 ước đạt 3,8 triệu tấn/năm, chiếm 20% tổng tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn thế giới.Trung Quốc sẽ phải tiếp tục tăng cường nhập khẩu cao su thiên nhiên trong những năm tới do sản xuất trong nước chỉ có thể đáp ứng 50% nhu cầu tiêu thụ nội địa. Tiêu thụ cao su thiên nhiên và nhân tạo của Trung Quốc dự báo sẽ vượt
Trung Quốc là lợi thế để phát triển cao su thiên nhiên ở các nước láng giềng như Việt Nam, Lào, Campuchia.
Trong 2 năm đầu kế hoạch 2001 – 2005, do khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới nên tiêu thụ khó khăn, giá bán rất thấp, tồn kho hàng bán lên đến gần 100.000 tấn/năm. Nhưng từ 2003 đến nay, sau khi kinh tế Thế giới ra khỏi khủng hoảng, các nước công nghiệp phát triển có nhu cầu cao su thiên nhiên tăng và Trung Quốc vươn lên giữ vị trí đứng đầu Thế giới về tiêu thụ cao su, thị trường xuất khẩu cao su ngày càng mở rộng, giá tăng nhanh nên tiêu thụ ngày càng thuận lợi.
Thị trường trong nước tuy quy mô còn nhỏ nhưng cũng từng bước tăng mức tiêu thụ, đạt khoảng 50.000 – 60.000 tấn/năm.
Việt Nam đã phát huy được lợi thế, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh, nhờ đó đã mở rộng được thị trường ra 50 nước mua cao su Việt Nam và tăng nhanh sản lượng, kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm 2001 – 2005. Năm 2005, cả nước xuất được gần 590.000 tấn mủ cao su, đạt giá trị kim ngạch trên 800 triệu USD, giá xuất bình quân đạt gần 1.400 USD/tấn.