Chủng loại sản phẩm:

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 37)

I. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành cao su Việt Nam:

1.2.1.Chủng loại sản phẩm:

Về xuất khẩu cao su thiên nhiên, nhiều năm qua Việt Nam đứng thứ 4 Thế giới. Việt Nam chủ yếu chế biến cao su định chuẩn kỹ thuật (SRV) từ mủ nước thu trên các vườn cao su quy mô lớn, chiếm khoảng 80% sản lượng. SVR 3L hiện nay là sản phẩm chính và chiếm tỉ lệ 50%. Mủ ly tâm gần đây đã tăng lên.

Sản phẩm từng bước được đa dạng, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, có những sản phẩm vượt trội so với khu vực như SVR 3L, mủ kem.

Như hình vẽ bên dưới, chúng ta có thể thấy được cơ cấu sản phẩm mủ cao su năm 2005 khá rõ rệt. Trong đó, SVR L, 3L, 5 chiếm tỉ trọng cao nhất (đạt 55,3%), SVR 10,20 chiếm tỉ trọng đứng thứ 2 (14,4%), tiếp sau đó là mủ CV (13,1%) và mủ ly tâm (12,8%) còn lại các sản phẩm khác chiếm tỉ trọng chỉ khoảng 4,4%.

Nguồn: Tập đoàn cao su Việt Nam

Như vậy, đối với sản phẩm mủ có chất lượng cao thì chúng ta đã đạt được tỉ trọng của chúng là khá lớn trong sản xuất, nhất là đối với loại mủ SVR 3L. Tuy nhiên cần tăng các mặt hàng mà thị trường có nhu cầu lớn như mủ kem, mủ SVR10,20 và giảm SVR 3L do mặt hàng này có chất lượng cao nhưng nhu cầu thị trường trong nước và thế giới về loại mủ này lại thấp.

Cơ cấu sản phẩm chế biến có sự dịch chuyển và ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu thị trường Thế giới, trong đó sản phẩm mủ kem tăng từ 3-5% lên 12 – 13%, mủ CV từ 8% lên 18 – 20%, mủ cao cấp SVR 3L giảm từ 70% xuống còn 40 – 45%, mủ SVR10,20 từ 10% lên 20%.

Nguồn: Tập đoàn cao su Việt Nam.

Như so sánh cơ cấu sản phẩm mủ cao su giai đoạn 2000 – 2005, ta thấy được cơ cấu sản phẩm mủ đã có sự chuyển hướng tích cực. Sản phẩm mủ SVR 3L _ sản phẩm mủ có chất lượng cao nhưng nhu cầu thị trường không lớn thì đã có xu hướng giảm tỉ trọng sản xuất từ 67,4% xuống 5,3%. Còn đối với các sản phẩm mư cao su khác thì đều có xu hướng tăng tỉ trọng. Đặc biệt là mủ SVR10,20 và mủ CV đều tăng tỉ trọng, phù hợp với việc đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay.

Một số ngành và sản phẩm khác như công nghiệp chế biến gỗ cao su thành phẩm, công nghiệp chế biến các sản phẩm từ mủ cao su nguyên liệu

(bóng cao su, giày dép cao su, xăm lốp…), xây dựng, cơ khí ngành, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp,dịch vụ xuất nhập khẩu và du lịch khách sạn được phát triển.

Hình 2.4: Chủng loại sản phẩm cao su chế biến của Tập đoàn cao su Việt Nam

Đơn vị tính: 1.000 tấn Năm 1995 1996 1998 1999 2000 2005 Tổng số 114,6 134,4 167,4 198,4 216,0 322,0 SVR L, 3L, 5 94,1 107,9 125,3 137,3 145,5 178,6 SVR 10,20 8,5 10,7 18,5 21,8 27,9 46,5 CV 5,3 7,6 15,5 21,0 25,9 42,2 Li tâm 2,8 4,0 3,3 7,5 12,6 41,4 Sản phẩm khác 3,9 4,2 4,7 10,8 4,2 13,9

Nguồn: Tổng công ty cao su Việt Nam

Như ta thấy, sản lượng mủ SVR L, 3L, 5 tăng từ 94.100 tấn lên 178.600 tấn (tăng 190%), sản lượng mủ SVR 10,20 tăng từ 8.500 tấn lên 46.500 tấn (tăng 547%), sản lượng mủ CV tăng 800%, sản lượng mủ li tâm tăng 14,79 lần, các sản phẩm mủ khác tăng 356%. Như vậy đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong sản lượng chế biến các loại mủ cao su của Tập đoàn cao su Việt Nam.

Sản lượng mủ cao su chế biến của Tập đoàn cao su Việt Nam ngày càng tăng qua các năm. Một phần nguyên nhân là việc mở rộng diện tích trồng cây cao su và năng suất thu hoạch cao su ngày càng gia tăng nên nguồn nguyên liệu mủ cao su ngày càng tăng, đáp ứng nguồn nguyên liệu phục vụ cho hoạt động chế biến ra các loại mủ cao su; bên cạnh đó, nguyên nhân

trường, do vậy đã đầu tư công nghệ cũng như mọi nguồn lực để đáp ứng phù hợp nhất với nhu cầu khách quan đó.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng phát triển ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 37)