I. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành cao su Việt Nam:
1.4. Thực trạng vốn đầu tư và hiệu quả kinh doanh:
1.4.1.Thực trạng vốn đầu tư:
Trong phạm vi Tập đoàn cao su Việt nam, vốn đầu tư Nhà nước là khá lớn. Vốn đầu tư vào các công ty trong Tập đoàn cao su Việt Nam như sau:
- Vốn Nhà nước của Tổng công ty cao su Việt Nam tại các đơn vị thành viên hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước tính đến 31/12/2005 là 6.676 tỉ đồng (xác định căn cứ vào giá trị quyết toán năm 2004) và dự kiến tăng trong năm 2005 (phần tăng này được xác định dựa trên cơ sở Nghị định 199/2004/NĐ-CP ngày 24/04/2005, lợi tức được chia theo tỉ lệ góp vốn giữa vốn Nhà nước và vốn tự huy động của công ty).
- Vốn Nhà nước của Tổng công ty cao su Việt Nam đầu tư vào công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Tây Ninh do Tổng công ty cao su Việt Nam sở hữu toàn bộ vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2005 là 217,008 tỉ đồng (trong đó vốn điều lệ theo quyết toán đến 31/12/2004 là 196,872 tỉ đồng, vốn dự kiến tăng trong 2005 là 20,136 tỉ đồng).
- Vốn Nhà nước của Tổng công ty cao su Việt Nam đầu tư vào công ty cổ phần công nghiệp xuất nhập khẩu cao su tính đến 31/12/2005 là 29 tỉ đồng (trong đó vốn Nhà nước đến 31/12/2004 là 46 tỉ đồng, ước giảm năm 2005 là 17 tỉ đồng).
1.4.2.Thực trạng hiệu quả kinh doanh:
Với năng suất bình quân 1,5 đến 1,7 tấn mủ khô/ha và giá bán bình quân xấp xỉ 30 triệu đồng/tấn như thời gian vừa qua, doanh thu trên 1 ha cao su khai thác (bao gồm cả chi phí chế biến) đạt khoảng 40 -50 triệu đồng; giá