3.1.Chiến lược phát triển ngành là căn cứ để hoạch định kế hoạch phát triển ngành:
Hoạt động quản lý ngành được thực hiện theo các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn của Nhà nước, các địa phương và vùng lãnh thổ, nó sẽ có các đối tượng và nhiệm vụ riêng. Tuy nhiên các kê hoạch đó đều phải chịu sự chỉ đạo chung của chiến lược và chiến lược ngành đã quy định những phương châm và chính sách chung cho toàn ngành trong một thời kỳ nhất định.
Chiến lược phát triển trở thành chỗ dựa và là căn cứ cơ bản để xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển ngành.
Xây dựng và quản lý bằng chiến lược phát triển giúp các nhà lãnh đạo xem xét và xác định đất nước sẽ đi theo hướng nào và khi nào sẽ đạt tới điểm cụ thể nhất định.
3.2.Chiến lược phát triển ngành là cương lĩnh hành động của quản lý kinh tế xã hội riêng từng ngành:
Trong điều kiện kinh tế thị trường mở, môi trường cho sự phát triển kinh tế nói chung cũng như từng ngành nói riêng luôn biến đổi nhanh chóng, những biến đổi này thường tạo ra các cơ hội cũng như các thách thức cho sự phát triển ngành. Việc quản lý bằng chiến lược giúp các nhà quản lý nhằm
vào các cơ hội trong tương lai, tận dụng cơ hội và giảm bớt các nguy cơ liên quan đến điều kiện môi trường. Xây dựng và quản lý bằng chiến lược phát triển giúp các nhà lãnh dạo đưa ra được các quyết định tác nghiệp phù hợp.
IV.Khái quát chung về ngành cao su Việt Nam: 4.1. Giới thiệu về ngành cao su Việt Nam:
4.1.1. Lịch sử phát triển ngành cao su Việt Nam:
Cây cao su được ông Alexandre Yersin đưa vào Việt Nam trồng thử ở Thủ Dầu Một và suối Dầu Nha Trang từ năm 1897.Năm 1906 công ty SIPH ra đời, sau đó trong vòng 33 năm đã cơ 8 công ty và nhiều đồn điền cao su được thành lập. Diện tích cao su cũng dần dần được mở rộng: năm 1920 – 20.000 ha, năm 1932 – 103.000 ha và năm 1963 lên đến 142.700 ha Trong những năm chiến tranh, vườn cao su bị thu hẹp lại do bom đạn và chất độc hoá học tàn phá, Từ năm 1975 đến nay, ngành cao su đã được phục hồi và ngày càng mở rộng.
Đầu thế kỉ 20, người Pháp đã bắt đầu kinh doanh cao su ở miền Đông Nam Bộ, từ năm 1923 – 1929 đã tiến hành trồng thử nghiệm tại Tây Nguyên và đến năm 1945 đã trồng thăm dò rải rác tại Phủ Quỳ_Nghệ An. Dưới thời Pháp thuộc, cây cao su được các nhà tư bản đầu tư lớn hơn so với các loại cây trồng khác. Ngày nay, cao su cũng là một ngành sản xuất được đầu tư lớn và quan trọng trong nông nghiệp.
Cho đến nay đã hơn 100 năm. Loại cây này được trồng chủ yếu ở các loại đất đỏ và đất xám bạc màu ở vùng Đông Nam Bộ với diện tích khoảng 97.000 ha (năm 1992), hiện nay đã phát triển mạnh ở địa bàn sinh sống của nó. Sau Đông Nam Bộ, cây cao su được phát triển ra địa bàn Tây Nguyên, ra
miền Bắc tới ven đường 9, Cồn Tiên, Dốc Miếu ở Quảng Trị tới Hương Khê (Hà Tĩnh) và Phủ Quỳ (Nghệ An) đạt tới 250.000 ha vào năm 1998.
Cây cao su không chỉ được trồng trong các nông trường mà nông dân cũng được khuyến khích trồng ở những vườn cao su nhỏ từ 1 đến 2 ha và các nông trường sẽ bao tiêu cho việc thu mua các sản phẩm mủ cao su tươi.
Giai đoạn năm 1993 – 2000 là giai đoạn phát triển mạnh của diện tích cây cao su trên cả nước do có sự hợp tác với các nước Đông Âu (Đức, Liên Xô cũ, Ba Lan) và đã đạt được diện tích trên 100.000 ha.
Sau giai đoạn tiếp quản năm 1975, chúng ta đã thành lập nông trường Quốc doanh dựa trên các đồn điền cao su đã có của Pháp để thành lập các nông trường cao su mới. Sau đó phát triển lên thành Tổng công ty cao su Việt Nam tiếp tục phát triển thành Tập đoàn cao su Việt Nam.
Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty cao su Việt Nam đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau. Lúc mới thành lập có tên là Ban cao su Nam Bộ. Tháng 4/1975 chuyển thành Tổng Cục cao su thuộc Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Tháng 7/1977 chuyển sang Tổng công ty cao su Việt Nam trực thuộc Bộ Nông nghiệp. Tháng 3/1980 chuyển thành Tổng Cục cao su trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Đến năm 1989 chuyển thành Tổng công ty cao su Việt Nam trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Theo quyết định số 249/QĐ-TTg vào ngày 30/10/2006 đã chuyển đổi Tổng công ty cao su Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.
4.1.2. Vị trí và vai trò của ngành cao su:
Cao su là một cây có nhiều triển vọng phát triển vì nhu cầu nguyên liệu công nghiệp trong nước và nhu cầu xuất khẩu.
Chương trình phát triển cây cao su còn gắn với việc giải quyết việc nhu cầu việc làm cho nhân dân, tham gia các chương trình đinh canh định cư, xây dựng vùng kinh tế mới và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động nhất là ở các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh. Tạo ra được việc làm, thu nhập cho người lao động và đặc biệt có ý nghĩa đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại những vùng sâu vùng xa, góp phần xoá đói giảm nghèo ở những vùng đặc biệt khó khăn.
Phát triển cây cao su trên quy mô lớn sẽ phủ xanh được các vùng đất trống đồi trọc đã và đang bị xói mòn, rửa trôi.
Ngoài ra, dọc theo các tuyến biên giới sẽ tạo ra một tuyến phòng thủ góp phần giữ vững an ninh, trật tự xã hội cho đất nước.
4.2. Sự cần thiết của chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam:
4.2.1. Cơ sở pháp lý:
Trong những năm gần đây, việc phát triển ngành cao su đã trở nên cần thiết đối với sự phát triển chung cho nền kinh tế của cả nước. Điều đó được thể hiện thông qua các quyết định sau:
- Quyết định số 86/QĐ-TTg (ngày 05/02/1996) phê duyệt tổng quan phát triển ngành Cao su Việt Nam từ năm 1996 đến 2005.
- Quyết định số 966/QĐ-TTg (ngày 17/07/2006) về việc phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng phát triển đến 2020 của Tổng công ty cao su Việt Nam.
- Quyết định số 249/QĐ-TTg (ngày 30/10/2006) về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.
4.2.2. Cơ sở khách quan:
Trên Thế giới hiện nay, trình độ khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, nhu cầu thế giới tăng cao đặc biệt là các ngành sản xuất ô tô, xe máy, các thiết bị dùng trong cuộc sống hàng ngày ngày càng gia tăng nhu cầu phát triển. Do vậy, nhu cầu về cao su kỹ thuật, cao su dân dụng ngày càng tăng cao, đòi hỏi sản lượng lớn để đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới.
Trong khi đó, Việt Nam lại là nước có nhiều thuận lợi trong phát triển ngành cao su (về mặt khí hậu thời tiết, đất đai,…)cũng như sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu thế giới.
Ngoài ra, cây cao su là một trong 3 loại nông sản có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ta trong những năm gần đây, đóng góp vai trò quan trọng trong GDP của cả nước.
Do vậy việc xây dựng chiến lược phát triển ngành cao su của Việt Nam là nhu cầu thiết yếu, đặt ra vấn đề nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng giá trị xuất khẩu mà còn tận dụng và phát huy mọi tiềm năng cho phát triển ngành cao su sao cho đạt hiệu quả cao nhất đóng góp vào phát triển chung cho nền kinh tế trong nước.
Chương 2: Thực trạng tình hình phát triển