- Mô hình kinh tế lượng (mô hình logit, hồi quy bội).
6.1.1. Vốn xã hội là động lực thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trước hết là vốn xã hội đóng vai trò là động lực thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến. Đóng góp này thông qua các nhân tố tài sản tham
gia, mạng lưới, tín cẩn, thị trường và quan hệ với mức độ giải thích 76% được phân tích qua mô hình kinh tế lượng logit (trình bày tại mục 5.2, chương 5) đưa đến
những kết luận như sau:
(11) Ngoài những kết luậnở nghiên cứu này, sựđóng góp của vốn xã hội vào tiến trình cải tiến còn được tác giả giả thuyết và lý giải tại bài tham luận “ Đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp”, diễnđàn
Thứ nhất, việc doanh nghiệp tham gia vào các cuộc họp, hội thảo, hiệp hội,
triển lãm và mạng lưới sản xuất kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp nhận thấy những động lực và cơ hội cải tiến. Bởi vì khi mứcđộ tham gia cao sẽ giúp doanh nhận thấy
biến đổi về mặt công nghệ cũng như quản lý của các chủ thể trong môi trường kinh doanh để đối chiếu với tình hình hiện tại của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực
hiện cải tiến (kết luận rút ra từ phân tích ảnh hưởng của tài sản tham gia đến quyết định cải tiếnđược trình bày trong mô hình logit, mục 5.2, chương 5).
Thứ hai, các nguồn thông tin từ mạng lưới kinh doanh là kênh phát tín hiệu
và nhận phản hồi về chất lượng sản phẩm, cũng như các chính sách của doanh nghiệp đến/từ khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh và các chủ thể khác trong môi trường kinh doanh. Thông qua các nguồn thông tin đó sẽ giúp doanh nghiệp đề xuất các giải pháp cải tiến sản phẩm, chẳng hạn như các giải pháp chuẩn
hóa, đồng nhất và liên tục trong quy trình sản xuất (kết luận rút ra từ phân tích ảnh
hưởng của tài sản mạng lướiđến quyết định cải tiến được trình bày trong mô hình logit, mục 5.2, chương 5).
Thứ ba, các trường đại học, cao đẳng và các tổ chức nghiên cứu là nơi cập
nhật những kiến thức cải tiến khoa học nhất. Việc doanh nghiệp kết nối với tổ chức
này sẽ là một kênh tiếp nhận thông tin giúp doanh nghiệp cải tiến (kết luận rút ra từ
phân tích ảnh hưởng của tài sản mạng lưới đến quyết định cải tiến được trình bày trong mô hình logit, mục 5.2, chương 5).
Thứ tư, mức độ tín cẩn của doanh nghiệp được thể hiện qua sự cam kết của
doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp và các tổ chức chính phủ và phi chính phủ cũng là động lực giúp doanh nghiệp thực hiện cải tiến. Thông qua sự tín cẩn với
các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp nhận được nhiều sự hỗ trợ trong việc được
chọn làm thí điểm đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm. Cũng tương tự, sự tín cẩn
với khách hàng không những thể hiện qua việc giao hàng đúng mẫu mã, quy cách, số lượng, chất lượng, thời gian và liên tục mà còn đòi hỏi doanh nghiệp phải duy trì
mối quan hệ bạn hàng bằng cách nâng cao chất lượng, cải tiến sản phẩm để phục vụ
tốt nhu cầu của khách hàng. Sự tín cẩn đối với nhà cung cấp cũng sẽ tạo ra mối nối
cải tiến, nếu nhà cung cấp cải tiến thì doanh nghiệp cũng thực hiện cải tiến tương
thích (kết luận rút ra từ phân tích ảnh hưởng của tài sản tín cẩn đến quyết định cải
tiếnđược trình bày trong mô hình logit, mục 5.2, chương 5).
Thứ năm, mối quan hệ của doanh nghiệp với các chủ thể trong môi trường
kinh doanh được thể hiện trên phương diện chiều ngang và chiều dọc. Quan hệ chiều
ngang của doanh nghiệp được thiết lập với các doanh nghiệp khác ngành trên cùng
địa bàn (trong nghiên cứu này là thành phố Hồ Chí Minh), các cơ quan địa phương và cộng động trong việc cùng nhau tạo ra phúc lợi cho địa phương. Doanh nghiệp
luôn giữ vai trò trung tâm trong sự phối hợp này nên thường xuyên nhận sự ưu tiên hỗ trợ nguồn lực từ chính quyềnđịa phương để cải tiến công nghệ nhằm làm tốt vai trò đó. Quan hệ chiều dọc là mối quan hệ của doanh nghiệp thiết lập với các cơ quan từ trung ương đến địa phương trong nội bộ ngành (trong nghiên cứu là ngành dệt
may) sẽ giúp doanh nghiệp nhận được những thông tin từ các chương trình nghiên cứu phát triển ứng dụng trong ngành. Qua đó, sẽ giúp doanh nghiệp nhận diệnđược
những cơ hộiđể cải tiến (kết luận rút ra từ phân tích ảnh hưởng của tài sản quan hệ đến quyếtđịnh cải tiếnđược trình bày trong mô hình logit, mục 5.2, chương 5).
Thứ sáu, đa phần những doanh nghiệp dệt may có thực hiện cải tiến đều có sự
chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu từ hàng gia công sang hàng FOB. Đây là một trong
những biểu hiện của sự nổ lực tự chủ kinh doanh được bắt nguồn từ việc tiếp nhận
thông tin thị trường và các đối thủ cạnh tranh (kết luận rút ra từ phân tích ảnh hưởng
của tài sản thị trường đến quyết định cải tiến được trình bày trong mô hình logit, mục 5.2, chương 5).