ĐIỀU TRA CHỌN MẪU

Một phần của tài liệu phân tích đóng góp của vốn xã hộivào sựcải tiến doanh nghiệp: trường hợp nghiên cứu ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 28 - 30)

- Mô hình kinh tế lượng (mô hình logit, hồi quy bội).

3.3ĐIỀU TRA CHỌN MẪU

Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 905 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có đơn đặt hàng thường xuyên(6). Nếu căn cứ vào tổng tài sản của doanh nghiệp thì có 107 doanh nghiệp lớn và 795 doanh nghiệp vừa và nhỏ(7). Mẫu điều tra được chọn ra từ tổng thể 905 doanh nghiệp dựa trên những đặc trưng sau:

Thứ nhất, đơn vị của mẫu phải được chọn từ tổng thể 905 doanh nghiệp có đại diện của hai nhóm doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ hai, số cá thể thuộc các nhóm doanh nghiệp trong mẫu được lấy theo tỷ

lệ cá thể trong tổng thể. Tỷ lệ này được tính toán như sau:

Bảng 3.1: Tỷ lệ các nhóm doanh nghiệp

Phân loại doanh nghiệp Số doanh nghiệp Tỷ lệ

Doanh nghiệp lớn 107 12%

Doanh nghiệp vừa và nhỏ 795 88%

Tổng 905 100%

Nguồn: Thống kê của trường Đào tạo Dệt may Quốc tế -IGTC.

Thứ ba, kỹ thuật chọn mẫu được thực hiện bằng cách gửi bản câu hỏi cho lãnh đạo doanh nghiệp (Tổng Giám đốc, hoặc Phó Tổng Giám đốc doanh nghiệp) trước một vài ngày bằng thư điện tử (email) hoặc gửi trực tiếp. Sau đó phỏng vấn

viên sẽ hẹn gặpđể nhận lại thông tin phản hồi và kiểm tra hoàn chỉnh bản câu hỏi.

(6) Doanh nghiệp hoạt động có đơn đặt hàng thường xuyên nhằm phân biệt với doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh nhưng ít có đơn đặt hàng. Nguồn tin trên do TrườngĐào tạo Dệt may Quốc tế (IGTC) cung cấp tháng 11 năm 2007.

(7) Phân loại doanh nghiệp dựa vào tổng tài sản: Doanh nghiệpđược gọi là lớn nếu có tổng tài sản trên 100 tỷ, doanh nghiệp nhỏ có tổng tài sản thấp hơn 100 tỷ (phân loại của Hiệp hội Dêt may Việt Nam năm 2006).

Thư tư, mục tiêu nghiên cứu nhằm ước lượng tỷ lệ, đề tài thực hiện điều tra

thử nghiệm 50 doanh nghiệp để tính tỷ lệ doanh nghiệp có cải tiến (p) và phạm vi sai

số cho phép sai số chuẩn (SEp). Số quan sát tối thiểu được tính bởi công thức sau:

2/ 2 / 2 2 ( p) z pq n SE

Nguồn: Paul Newbold, 1995, Satistics for Business and Economics, Prentice Hall International, Inc.

Trong đó:

n là cỡ mẫu.

/ 2

z là hệ số tin cậy với mức ý nghĩa =5%.

p là tỷ lệ doanh nghiệp có thực hiện cải tiến, q là tỷ lệ doanh nghiệp không

thực hiện cải tiến (q=1-p), N là tổng thể (N=905).

(SEp)2 là phạm vi sai số có thể chấp nhận được.

Với phạm vi sai số nhỏ hơn 8%, độ tin cậy 95% và kết quả điều tra thử

nghiệm 50 doanh nghiệp ta xác định được tỷ lệ doanh nghiệp có thực hiện cải tiến là 47%. Cỡ mẫu tối thiểu cần phải điều tra là:

2 2 2 1, 96 0, 47 0, 53 149 0, 08 n    (doanh nghiệp).

Đề tài điều tra 170 doanh nghiệp lớn hơn cỡ mẫu tối thiểu cần phảiđiều tra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ năm, tính toán số đơn vị mẫu từ tổng thể mẫu phân theo các nhóm doanh nghiệp như bảng 3.2. Trong 170 doanh nghiệp điều tra có 20 doanh nghiệp lớn và 150 doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bảng 3.2: Số mẫu và tỷ lệ chọn mẫu phân theo các nhóm Loại doanh nghiệp

(1) Số doanh Số doanh nghiệp (2) Tỷ lệ (3) Tổng số mẫu (4) Số đơn vị mẫu (5)=(3)x(4) Doanh nghiệp lớn 107 12% 170 20

Doanh nghiệp vừa và nhỏ 795 88% 170 150

Tổng 905 100% 170

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên mục tiêu nghiên cứu.

Một phần của tài liệu phân tích đóng góp của vốn xã hộivào sựcải tiến doanh nghiệp: trường hợp nghiên cứu ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 28 - 30)