Ước lượng và lựa chọn mô hình

Một phần của tài liệu phân tích đóng góp của vốn xã hộivào sựcải tiến doanh nghiệp: trường hợp nghiên cứu ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 39 - 43)

- Mô hình kinh tế lượng (mô hình logit, hồi quy bội).

5.2.1.Ước lượng và lựa chọn mô hình

Để trả lời câu hỏi vốn xã hội có ảnh hưởng đến sự cải tiến không? Mô hình kinh tế lượng được thiết kế sau:

0 1 2 3 4 5 6 7

( /(1i i)

Logit PPTGMLTCTTQHTDCT+ ei (U)

Trong đó:

Logit(Pi/(1-Pi)) là logarít cơ số e của tỷ lệ xác suất doanh nghiệp cải tiến trên xác suất không cải tiến.

i

Các biếnđộc lập là các thành phần của khái niệm vốn xã hội, bao gồm TG là tài sản tham gia, ML là tài sản mạng lưới, TC là tài sản tín cẩn, TT là tài sản thị trường, QH là tài sản quan hệ, TD là tín dụng doanh nghiệp và CT là tài sản cạnh

tranh, được trình bày ở chương 2 và kiểm định độ tin cậy của thang đo được trình bày ở chương 4.

Kết quả ước lượng mô hình không áp đặt (U) thể hiện trong bảng 5.1

Bảng 5.1: Mô hình hồi quy logit không áp đặt (U)

Biến độc lập: logit xác suất cải/không cải tiến [logit(Pi/(1-Pi))] Log likelihood (LUR): – 26,071

Số quan sát: 170

2(7) : 182,68

Tên biến Hệ số hồi quy (β) Mức ý nghĩa (p)

Khoảng chắn -29,117*** 0,000

TG - Tài sản tham gia 0,630*** 0,000

ML - Tài sản mạng lưới 0,087** 0,036 TC - Tài sản tín cẩn 0,407 0,120 TT - Tài sản thị trường 0,381*** 0,009 QH - Tài sản quan hệ 0,523* 0,061 TD – Tín dụng doanh nghiệp 0,073 0,104 CT - Tài sản cạnh tranh 0,079 0,306

Nguồn: Tính tóan của tác giả từ dữ liệuđiều tra.

Ghi chú: (*), (**), (***) là các hệ số hồi quy lần lượt có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.

Mô hình hồi quy không áp đặt (U) cho thấy có 4 biến có ý nghĩa thống kê và 3 biến không có ý nghĩa thống kê. Hệ số hồi quy của các biến tài sản tham gia (TG)

và tài sản thị trường (TT) có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%; biến tài sản mạng lưới (ML) có ý nghĩa thống kế tại mức ý nghĩa 5% và biến tài sản quan hệ (QH) có ý

nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%. Biến tín dụng doanh nghiệp (TD) và biến tài sản cạnh tranh (CT) không có ý nghĩa thống kê nên loại chúng ra khỏi mô hình nhằm lựa chọn mô hình giải thích tốt. Mô hình sau khi loại biến TD và CT được gọi

là mô hình áp đặt (R) như sau:

0 1 2 3 4 5

( i/(1 i)) i

Logit PPTG MLTC TT QHe (R)

Kết quả ước lượng mô hình hồi quy áp đặt (R) thể hiện trong bảng 5.2.

Bảng 5.2: Mô hình hồi quy logit sau khi loại biến không cần thiết (mô hình áp đặt R)

Biến độc lập: Logit của xác suất cải/không cải tiến [logit(Pi/(1-Pi))] Log likelihood (LR): – 27,942

Số quan sát: 170 Hệ số xác định R2: 0,76 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2(7): 178,938

Tên biến Hệ số hồi quy (α) Mức ý nghĩa (p)

Khoảng chắn -2,637*** 0,000

TG - Tài sản tham gia 0,603*** 0,000

ML - Tài sản mạng lưới 0,089** 0,026

TC - Tài sản tín cẩn 0,433* 0,054

TT – Tài sản thị trường 0,460*** 0,001

QH - Tài sản quan hệ 0,597** 0,014

Nguồn: Tính tóan của tác giả từ dữ liệuđiều tra.

Ghi chú: (*), (**), (***) là các hệ số hồi quy lần lượt có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.

Việc loại bỏ biến CT và TD ra khỏi mô hình U, nghĩa là áp đặt giả thuyết hai hệ số hồi quy đứng trước biến TD và CT đồng thời bằng 0 (giả thuyết H0:

6 7 0

 ). Giá trị kiểm định chi - bình phương với bậc tự do bằng 2 (2(2) ) được tính toán như sau:

2(2) = –2ln(LR/LUR) = –2(lnLR – lnLUR)

= –2(-27,942 + 26,071) = 3,552 (9)Với mức ý nghĩa α = 5%, giá trị 2(α,m) = 5,99 (10) Với mức ý nghĩa α = 5%, giá trị 2(α,m) = 5,99 (10)

Ta thấy, giá trị kiểm định 2(2) < 2(α,m) nên giả thuyết H0 được chấp nhận,

nghĩa là mô hình (R) giải thích ảnh hưởng của vốn xã hội đến quyết định cải tiến

doanh nghiệp tốt hơn mô hình (U).

Mặt khác khi loại hai biến tín dụng doanh nghiệp (TD) và tài sản cạnh tranh

(CT) ta thấy hệ số hội quy trong mô hình biến thiên nhỏ, được minh họaở bảng 5.3.

Bảng 5.3: So sánh hệ số hội quy trong hai mô hình logit (U) và (R) Tên biến Hệ số hồi quy mô hình (U) Hệ số hồi quy mô hình (R)

Khoảng chắn -29,117*** -2,637***

TG - Tài sản tham gia 0,630*** 0,603***

ML - Tài sản mạng lưới 0,087** 0,089** TC - Tài sản tín cẩn 0,407 0,433* TT - Tài sản thị trường 0,381*** 0,460*** QH - Tài sản quan hệ 0,523* 0,597** TD – Tín dụng doanh nghiệp 0,073 - CT - Tài sản cạnh tranh 0,079 -

Nguồn: Tính tóan của tác giả từ dữ liệu điều tra.

Như vậy mô hình giải thích tốt nhất ảnh hưởng của vốn xã hộiđến quyếtđịnh

cải tiến doanh nghiệp là mô hình (R) với tất cả các hệ số hồi quy trong mô hình đều

có ý nghĩa thống kê. Hệ số hồi quy của hai biến tài sản tham gia (TG) và tài sản thị trường (TT) có ý nghĩa thống kế tại mức ý nghĩa 1%; biến tài sản mạng lưới (ML)

(9) Việc tính toán giá trị 2(2) được thực hiện dễ dàng với sự hỗ trợ của phần mềm Eview 4.1 với kiểm định

wald (xem phụ lục 5). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và tài sản quan hệ (QH) có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% và biến tín cẩn

(TC) có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%.

Mô hình (R) có hệ số xác định (McFadden R2 ) là 0,76. Điều này có nghĩa là tất

cả các biến giải thích, bao gồm tài sản tham gia, mạng lưới, tín cẩn, tài sản thị trường và quan hệ có thể giải thích 76% quyết định cải tiến của doanh nghiệp. Hai

biến tín dụng doanh nghiệp (tỷ lệ phần trăm nợ trên tổng tài sản) và tài sản cạnh

tranh không có ý nghĩa thống kê nên không có ý nghĩa trong việc giải thích quyết định cải tiến của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu phân tích đóng góp của vốn xã hộivào sựcải tiến doanh nghiệp: trường hợp nghiên cứu ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 39 - 43)