- Mô hình kinh tế lượng (mô hình logit, hồi quy bội).
5.3. ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN XÃ HỘI ĐẾN MỨC ĐỘC ẢI TIẾN 1 Ước lượng và lựa chọn mô hình
5.3.1. Ước lượng và lựa chọn mô hình
Biến phụ thuộc trong mô hình đo lường mức độ cải tiến sản phẩm là biến tỷ
lệ phần trăm doanh thu từ sản phẩm cải tiến trên tổng doanh thu (DTCT), được ước lượng theo các biến thành phần của khái niệm vốn xã hội và các biến số có chức năng làm đòn bẩy cho việc cải tiến là tỷ lệ phần trăm chi phí cho nghiên cứu phát
triển trên tổng chi phí (RD), nhân viên bộ phận nghiên cứu phát triển (NVRD), tỷ lệ
phần trăm chi phí nghiên cứu thị trường trên tổng chi phí (NCTT). Mô hình thiết kế như sau:
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 i
DTCT ML TTCT NVRD NCTT TG QHTDTC RDe
Trong đó, i là các hệ số hồi quy.
Việc lựa chọn mô hình được thực hiện theo nguyên tắc đưa dần từng biến giải
thích vào mô hình đến khi xuất hiện những biến mới thêm vào không có ý nghĩa
thống kê và làm hệ số hồi quy, hệ số xác định (R2) của các mô hình khác biến thiên nhiều thì ta xem xét và loại trừ những biến đó. Kế tiếp, ta dùng kiểm định giả thuyết áp đặt các biến không có ý nghĩa thống kê để thu được mô hình ước lượng tốt nhất được trình bày ở phụ lục 6.
Kết quả của mô hình tốt nhấtđược trình bày ở bảng 5.4, là mô hình không có sự hiện diện của 5 biến giải thích là tài sản tham gia (TG), tài sản tín cẩn (TC), tài sản quan hệ (QH), tín dụng doanh nghiệp (TD) và tỷ lệ phần trăm chi phí nghiên cứu
phát triển trên tổng chi phí (RD). Chỉ còn lại ba biến thuộc vốn xã hội là: tài sản
mạng lưới (ML), thị trường (TT), tài sản cạnh tranh (CT), và hai biến không thuộc
vốn xã hội là: tỷ lệ phần trăm chi phí nghiên cứu thị trường trên tổng chi phí (NCTT) và số nhân viên nghiên cứu phát triển (RD) ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê
Bảng 5.4: Mô hình hồi quy bộiảnh hưởng của vốn xã hội đến mứcđộ cải tiến
Biến độc lập: Tỷ lệ phần trăm doanh thu cải tiến trên tổng sản phẩm (DTCT)
Số quan sát: 79 Hệ số xác định R2: 75,04% Thống kê F: 43,89
Tên biến Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa (p)
Khoảng chắn 6,662*** 0,000
ML-Tài sản mạng lưới 0,038*** 0,000
TT -Tài sản thị trường 0,079*** 0,000
CT -Tài sản cạnh tranh 0,049** 0,042
NVRD - Nhân viên nghiên cứu phát triển 0,164*** 0,003
NCTT - Tỷ lệ chi phí nghiên cứu thị trường trên tổng chi phí
2,998*** 0,001
Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu điều tra.
Ghi chú: (*), (**), (***) là các hệ số hồi quy lần lượt có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.
Để ước lượng độ tin cậy của mô hình hồi quy ở bảng 5.4, sử dụng các kiểm định hệ số hồi quy (kiểm định T), mức độ giải thích của mô hình (hệ số xác định
R2), đa cộng tuyến và phương sai thay đổi.
Thứ nhất, tất cả các hệ số hồi quy trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê. Hệ
số hồi quy của các biến tài sản mạng lưới (ML) và tài sản thị trường (TT), số nhân
viên nghiên cứu phát triển (NVRD), tỷ lệ phần trăm chi phí nghiên cứu thị trường
trên tổng chi phí (NCTT) có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%; biến tài sản cạnh
tranh (CT) có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%.
Thứ hai, kết quả mô hình có hệ số xác định R2 là 75,04%. Điều này có nghĩa
là tất cả các biến giải thích, bao gồm tài sản mạng lưới, tài sản thị trường, tài sản
cạnh tranh, số nhân viên nghiên cứu phát triển và tỷ lệ phần trăm chi phí nghiên cứu
thu từ sản phẩm cải tiến trong doanh nghiệp. Năm biến tài sản tham gia, tín cẩn,
quan hệ, tín dụng doanh nghiệp, và tỷ lệ phần trăm chi phí nghiên cứu phát triển trên tổng chi phí không có ý nghĩa thống kê nên không có ý nghĩa trong việc giải thích sự thay đổi của mứcđộ cải tiến sản phẩm.
Thứ ba, để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, chúng ta dùng phương pháp
nhân tử phóng đại phương sai (VIF), (Gujarati, 1995). Theo Gujarati (1995) mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến khi hệ số nhân tử phóng đại (VIF) của các biến
giải thích đều nhỏ hơn 10. Hệ số VIF được tính bởi công thức sau:
Trong đó, R2j là giá trị hệ số xác định (R2) trong hàm hồi quy của Xj theo (k-
1) biến giải thích còn lại. Kết quả tính toán hệ số nhân tử phóng đại phương sai
(VIF) của các biến giải thích đều nhỏ hơn 10, nghĩa là mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến (xem phụ lục 6).
Thứ tư, để kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi, chúng ta dùng kiểm định Breusch-Pagan và Glejesr (Ramanathan, 2002, chương 8, trang 347-357). Kết
quả kiểm định cho thấy mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi (xem phụ
lục 6).