II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY 1 XÂY DỰNG TỔNG QUỸ LƯƠNG
2.2.CHẾ ĐỘ TRẢ THEO TIỀN LƯƠNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ
Tiền lương chuyên môn nghiệp vụ là chế độ tiền lương áp dụng cho các phòng ban công ty, khối hành chính văn phòng những người gián tiếp sản xuất. Để trả lương đúng phải căn cứ vào chất lượng và số lượng lao động.
Số lượng lao động được thể hiện ở mặt hao phí thời gian vào trong quá trình làm việc
Chất lượng lao động thể hiện ở trình độ, kinh nghiệm trong quá trình làm việc .
+ Chế độ trả theo tiền lương chuyên môn nghiệp vụ gồm các yếu tố sau :
• Tiêu chuẩn cấp bậc: Là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ của người lao động.
• Thang bảng lương : Thang lương là bảng xác định tỷ lệ về tiền lương giữa người làm việc trong khối phòng ban, khối lao động gián tiếp theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ của họ. Mỗi thang lương gồm có một số bậc lương và hệ số lương tương ứng. Hệ số lương chỉ rõ lao động trả theo tiền lương chuyên môn nghiệp vụ ở mỗi bậc nào đó được trả lương cao hơn người lao động giản đơn nhất mấy lần.
Ta có công thức tính sau:
Mức lương = Hệ số lương x Mức lương tối thiểu + phụ cấp ( nếu có ) Mức lương
Là số lượng tiền tệ để trả công lao động trong mỗi đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng) phù hợp với mỗi cấp bậc trong thang lương.
Mức lương tối thiểu
Mức lương tối thiểu là tiền lương trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong một tháng.
Mức lương tối thiểu được Nhà nước quy định theo từng thời kỳ phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của đất nước nhằm tái sản xuất mở rộng sức lao động của người lao động. Hiện nay mức lương tối thiểu là 290.000đ (áp dụng từ năm 2003)
Ngoài mức lương cơ bản của người làm chuyên môn nghiệp vụ còn được tính thêm các phụ cấp lương như: Phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp lưu động.
Như vậy tiền lương tháng của mỗi người làm việc trong các phòng ban bằng mức lương tháng của người làm việc trong các phòng ban cộng với phụ cấp lương (nếu có).
Tiền lương cấp bậc là chế độ tiền lương áp dụng cho công nhân những người trực tiếp sản xuất. Để trả lương đúng phải căn cứ vào chất lượng và số lượng lao động.
Số lượng lao động được thể hiện ở mặt hao phí thời gian để sản xuất ra sản phẩm.
Chất lượng lao động thể hiện trình độ lành nghề của công nhân. Chất lượng lao động này được xác định theo tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật.
+ Chế độ tiền lương cấp bậc gồm các yếu tố sau đây:
• Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật: Là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của người công nhân.
• Thang bảng lương của người công nhân: Thang lương là bảng xác định tỷ lệ về tiền lương giữa các công nhân cùng nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo trình độ cấp bậc của họ. Mỗi thang lương gồm có một số cấp bậc lương và hệ số lương tương ứng. Hệ số lương chỉ rõ lao động của công nhân ở mỗi bậc nào đó được trả lương cao hơn người lao động giản đơn nhất mấy lần.
Mức lương = Hệ số lương x Mức lương tối thiểu + phụ cấp( nếu có ) Mức lương
Là số lượng tiền tệ để trả công lao động trong mỗi đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng) phù hợp với cấp bậc trong thang lương.
Mức lương tối thiểu
Mức lương tối thiểu là tiền lương trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong một tháng.
Mức lương tối thiểu được Nhà nước quy định theo từng thời kỳ phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của đất nước nhằm tái sản xuất mở rộng sức lao động của người lao động. Hiện nay mức lương tối thiểu là 290.000đ (áp dụng từ năm 2003)
Cơ cấu mức lương tối thiểu gồm các khoản chi phí sau:
- Ăn, ở, mặc, đồ dùng trong nhà, các khoản đi lại chữa bệnh, học tập, và chi phí nuôi một người ăn theo.
Ngoài mức lương cơ bản của người lao động còn được tính thêm 7 phụ cấp lương như: Phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm ca đêm, phụ cấp thu hút, đắt đỏ và lưu động.
Như vậy tiền lương tháng của mỗi người công nhân bằng mức lương tháng của người công nhân cộng với phụ cấp lương (nếu có).