Nhà cung cấp:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DẦU KHÍ MÊKÔNG (Trang 72)

Mặt dù nước ta có trữ lượng dầu mỏ tương đối lớn nhưng hiện nay vẫn chưa sản xuất được xăng dầu mà còn phải nhập khẩu từ nước ngoài các sản phẩm từ dầu mỏ, gây bất lợi cho các nhà kinh doanh xăng dầu nói chung và công ty nói riêng. Tuy vậy nhưng công ty đã cố gắng tích cực tìm kiếm nguồn hàng cho mình. Hiện nay, công ty nhập khẩu từ các quốc gia như Singapo, Hàn Quốc, Thái Lan nên phụ thuộc rất lớn vào những quốc gia này. Khi nhà nhập khẩu ngưng hay gây khó khăn thì công ty sẽ bị gặp khó khăn vì không đủ hàng cung cấp, gây thiệt hại cho công ty trong lúc công ty đang sử dụng vốn vay là chủ yếu. Nếu công ty tìm nhà cung cấp mới thì phát sinh thêm chi phí. Vì vậy nhà cung cấp cũng tác động đến tình hình tài chính của công ty.

4.7. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH DẦU KHÍ MEKONG TRONG GIAI ĐOẠN 2004 - 2006:

Dựa trên kết quả đã phân tích ta thấy tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn 2004 – 2006 là khá tốt. Doanh thu của công ty tăng đều qua 3 năm, lợi nhuận của công ty đạt được tương đối khá. Tài sản cốđịnh đưa vào sử dụng đã mang lại hiệu quả. Song song với sự tăng trưởng của kết quả hoạt động kinh doanh là sự đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách nhà nước thông qua khoản thuế phải nộp ngày càng nhiều góp phần làm giàu cho tổ quốc. Tuy nhiên, tỷ số

thanh toán, hệ số tự tài trợ, khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy công ty

đang gặp khó khăn về thanh toán trong ngắn hạn. Đồng thời lượng vốn đi chiếm dụng khá lớn, và vốn vay khá cao. Vì vậy ta cần thấy rõ những ưu điểm và nhược

điểm của công ty đểđề ra giải pháp phù hợp.

4.7.1. Ưu điểm: 4.7.1.1. Về qui mô: 4.7.1.1. Về qui mô: 4.7.1.1. Về qui mô:

Công ty TNHH dầu khí MeKong là công ty có quy mô lớn. Thể hiện qua việc doanh thu bán hàng đạt hàng nghìn tỷđồng. Trong những năm qua quy mô của công ty ngày càng được mở rộng. Công ty mở rộng kinh doanh nhiều sản phẩm ngoài các loại xăng dầu còn kinh doanh gas, phân bón, nhựa đường. Sản phẩm của công ty ngày càng được khách hàng tín nhiệm và biết đến.

4.7.1.2. Về lợi nhuận sau thuế:

Tổng lợi nhuận sau thuế và doanh thu của công ty tăng thể hiện qua hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng tốt. Đây là sự nỗ lực rất lớn của công ty trong tình hình cạnh tranh gây gắt như hiện nay. Qua việc tăng doanh thu chứng tỏ công ty đã tạo được cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thương trường, gây được niềm tin đối với khách hàng. Chất lượng sản phẩm được ổn định và đạt tiêu chuẩn qui định thể hiện ở chỗ trong 3 năm qua công ty không có hàng bán bị trả lại.

4.7.1.3. Về tài sản cố định:

Trong các năm qua công ty không đầu tư mua sắm thêm tài sản cốđịnh. Nhưng tỷ suất sinh lợi trên tài sản cố định cao thể hiện công ty đã khai thác

được khả năng sinh lợi của tài sản cố định. Công ty có kho chứa có sức chứa

đến 36.000m3 và có hệ thống ống dẫn từ cảng biển vào kho đảm bảo có thể

nhập nhiều xăng dầu vào kho khi giá thị trường rẻ.

4.7.1.4. Sự giúp đỡ của cấp trên:

Tuy công ty hoạt động dưới hình thức công ty TNHH xong cũng được sự quan tâm giúp đỡ của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Khi công ty gặp khó khăn về vốn công ty có thể vay PetroVietnam, công ty còn được PetroVietnam cho sử dụng tài khoản trung tâm của mình. Nhờ vậy trong những năm qua công ty có đủ nguồn vốn để đảm bảo cho việc phát triển kinh doanh của mình. Hơn nữa khi vay vốn gặp khó khăn thì PetroVietnam đứng ra bảo lãnh giúp cho công ty vay vốn.

4.7.2. Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm như đã nên trên PetroMeKong cũng tồn tại một số nhược điểm như sau:

- Tài sản cố định của công ty chưa được sử dụng một cách có hiệu quả

hay nói cách khác công ty chưa khai thác triệt để tài sản cố định.

- Tài sản lưu động của công ty chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản nhưng khả năng sinh lợi chưa tương xứng. Công ty đang đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động mà khả năng mang lại hiệu quả của nó chưa cao.

- Tốc độ thu hồi công nợ còn chậm mặc dù công ty đã có chính sách bán hàng trả chậm nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả. Khoản phải thu còn cao thể

hiện qua kỳ thu tiền bình quân tăng lên. Nếu giải quyết được vấn đề này công ty có thể giảm được các khoản phải trả và tăng khả năng thanh toán. - Khả năng thanh toán chưa cao: tình hình và khả năng thanh toán thể

hiện qua các tỷ số tài chính vẫn còn thấp, điều này cho thấy khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của công ty thấp.

- Hàng tồn kho cao: lượng hàng tồn kho của công ty hiện nay khá cao và ngày càng tăng dẫn đến tình trạng lượng vốn của công ty bị ứ đọng, gây thiếu hụt vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Chi phí bán hàng cao và đang tăng lên: công ty cần có sự thay đổi về

chính sách bán hàng để giảm chi phí bán hàng góp phần nâng cao lợi nhuận cho công ty.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DẦU KHÍ MEKONG

TRONG THỜI GIAN TỚI

Trong bối cảnh hiện nay, để có thể khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường thì vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần phải tổ chức và quản lý tài chính một cách hợp lý để đem lại lợi nhuận cao nhất. Căn cứ vào những nhược điểm của công ty như trên tôi xin trình bày một số

biện pháp nhằm góp phần nâng cao tình hình tài chính tại công ty như sau:

5.1. QUẢN TRỊ TIỀN MẶT HỢP LÝ HƠN:

Khoản tiền mặt hiện nay của công ty còn tồn lại rất cao. Công ty cần biết cách quản trị tiền mặt cho hợp lý hơn. Để quản trị tốt tiền mặt ta có thể: * Xác định nhu cầu tiền mặt:

Thực trạng ở công ty trong những năm qua tiền mặt luôn chiếm một tỷ

trọng khá cao trong tổng tài sản. Biết rằng công ty dự trữ tiền mặt cho nhu cầu thanh toán. Tuy nhiên, công ty cần có chính sách tiền mặt hợp lý hơn. Cụ thể là dự báo chính xác nhu cầu thu chi tiền mặt hàng năm, hàng quý, hàng tháng, thậm chí hàng tuần dựa trên bảng kế hoạch kinh doanh. Để đảm bảo nhu cầu tiền mặt không thiếu cũng không thừa góp phần tăng hiệu quả

kinh doanh giảm các khoản đi vay khi bị thiếu vốn. * Tăng tốc độ thu hồi:

Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt, một mặt giúp cho các khoản phải thu giảm

đáng kể, khoản vốn bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng, mặt khác công ty có thể chủ động sử dụng nó vào các mục đích kinh doanh của mình để đem lại hiệu quả cao hơn. Có nhiều biện pháp tăng tốc độ thu hồi tiền mặt. Công ty có thể đem lại cho khách hàng những mối lợi để khuyến khích họ sớm trả

nợ. Hoặc bằng cách áp dụng các chiết khấu đối với các khoản nợ được thanh toán trước hay đúng hạn. Ngoài hai biện pháp trên công ty có thể quan tâm

của khách hàng nói riêng. Hiện nay công ty có áp dụng các biện pháp thanh toán qua ngân hàng, điều này được đánh giá là khá tốt. Tuy nhiên công ty cũng có thể xem xét một phương thức thanh toán khác cũng không kém hiệu quảđó là hộp thư chuyển tiền, phát tiền nhanh qua đường bưu điện. Điều này tạo điều kiện cho các cửa hàng của công ty ở vùng xa không gần ngân hàng có thể thanh toán tiền cho công ty mà không cần lên công ty. Vì hiện nay công ty có nhiều đại lý ở các xã vùng nông thôn. Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi tăng sự lựa chọn cho việc thanh toán của khách hàng.

* Giảm tốc độ chi tiêu:

Cùng với việc tăng tốc độ thu hồi tiền mặt, công ty còn có thể thu được lợi nhuận bằng cách giảm tốc độ chi tiêu, để có càng nhiều tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lợi càng tốt.

Thay vì dùng tiền mặt thanh toán sớm các hóa đơn mua hàng công ty nên tìm cách trì hoãn việc thanh toán trong phạm vi thời gian cho phép để

tránh được chi phí tài chính phát sinh làm tăng chi phí cho công ty. Công ty có thể áp dụng biện pháp chiến thuật chậm thanh toán các hóa đơn mua hàng tận dụng sự chênh lệch thời gian của các khoản thu chi.

5.2. QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU VÀ HÀNG TỒN KHO:

Vấn đề quản trị khoản phải thu và hàng tồn kho có liên quan có liên quan mật thiết đến quản trị tiền mặt. Vì vậy, để quản trị tiền mặt tốt công ty cần phải quan tâm đến quản trị hàng tồn kho. Bởi vì, đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc tồn đọng tiền trong doanh nghiệp mà không thểđem ra sử

dụng nhanh chóng khi cần thiết.

Như đã phân tích ở phần trước, giá trị khoản phải thu và hàng tồn kho của công ty biểu hiện dấu hiệu không tốt. Vì vậy công ty cần phải có chiến lược quản trị 2 mục tiêu này sao cho có hiệu quả hơn. Cụ thể:

- Đối với khoản phải thu:

Công ty nên hoạch định cho mình một chính sách tín dụng phù hợp với

+ Tiêu chuẩn tín dụng: công ty cần định rõ tài chính tối thiểu có thể

chấp nhận bán chịu cho khách hàng.

+ Cho hưởng chiết khấu tiền mặt: để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm các hóa đơn mua hàng.

+ Qui định thời hạn bán chịu và phải có biện pháp xử phạt đối với những khách hàng thanh toán quá hạn, hay cho hưởng thêm lợi từ việc khách hàng trả tiền đúng hạn hay sớm hạn.

+ Chính sách thu tiền: công ty nên qui định cụ thể và nghiêm khắc xử lý những khoản tín dụng thương mại quá hạn.

- Đối với hàng tồn kho:

+ Bên cạnh các chính sách bán hàng hiệu quả để nhanh chóng giải phóng hàng tồn trữ công ty cần phải qua tâm, hoạch định xem mức tồn kho cần thiết đối với từng thời điểm cụ thể là như thế nào, chi phí tồn kho có vượt quá lợi nhuận do nó đem lại hay không để từ đó công ty lập kế hoạch

đặt hàng và dự trữ hàng phù hợp.

5.3. TĂNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN:

- Đối với tài sản cốđịnh:

Tài sản nào đã đưa vào sử dụng thì nên khai thác triệt để công suất của nó, nếu không thì cho thuê. Chẳng hạn như tổng kho xăng dầu có sức chứa lên

đến 36.000m3 công ty không thể nào một lúc mà chứa đầy hết. Vì vậy nên có thể cho các đơn vị khác thuê để tận dụng triệt để hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Có kế hoạch sửa chữa nâng cấp những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng còn có thể sử dụng được nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Ví dụ công ty có một số xe bồn bị hư, chưa khấu hao hết công ty không nên thanh lý mà nên nâng cấp sửa lại để có thể giảm được chi phí. Những tài sản chưa dùng thì nên cho thuê để kiếm thêm thu nhập như xe bồn, bồn chứa... Cần xem xét kỹ để quyết định đầu tư đúng hướng trên cơ sở tiết kiệm chi phí

đầu tư ở mức thấp nhất. Luôn luôn cải tiến công nghệ, thay đổi nhưng tài sản lỗi thời nhằm làm giảm chi phí, tăng năng suất lao động. Một số máy thiết bị

với công suất thấp nên công ty có thể bỏ đi mua máy mới để tăng năng suất lao động góp phần giảm chi phí thuê người khác kiểm tra chất lượng.

- Đối với tài lưu động:

Công ty cần phân bổ tài sản lưu động cho hợp lý bằng cách giảm tỷ

trọng hàng tồn kho đến mức thấp nhất có thể nhằm đẩy mạnh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, bám sát qui trình quản lý hao hụt ở tất cả các khâunhư

nhập, tồn chứa, vận chuyển nhằm giảm hao hụt về số lượng cũng như chất lượng. Giảm tỷ trọng các khoản phải thu bằng cách giảm thời gian bán chịu hoặc tăng doanh thu tiêu thụ góp phần tăng vòng quay vốn. Để tăng doanh thu đòi hỏi phải nâng cao chất lượng dịch vụ và làm tốt công tác tiếp thị.

5.4. NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN:

Khả năng này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của công ty trên thương trường. Khi khả năng thanh toán thấp sẽ làm giảm lòng tin của khách hàng cũng như của các nhà tài trợ, các nhà đầu tư và cả nội bộ cán bộ công nhân viên công ty. Hiện nay các tỷ số thanh toán của công ty thấp cho thấy công ty đang gặp khó khăn về thanh toán nhất là các khoản nợ ngắn hạn. Do đó, tôi đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình này như định kỳ kiểm tra lượng tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, kết hợp với so sánh thu chi của các kỳ trước và lập kế hoạch tiền mặt để dự đoán trước lượng tiền cần sử

dụng, duy trì lượng tiền mặt hợp lý để có thể thanh toán những khoản bất ngờ... Song song đó công ty có thể tăng doanh số bán thu được nhiều lợi nhuận để bù đắp những khoản thiếu hụt, định kỳ kiểm kê vốn thanh toán để

xác định vốn lưu động hiện có của đơn vị từ đó xác định nhu cầu vốn cần thiết để có thể huy động kịp thời các nguồn vốn bổ sung.

5.5. TĂNG CƯỜNG VỐN CHỦ SỞ HỮU:

Hiện nay công ty đang thiếu nguồn vốn chủ sở hữu, vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn vay. Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như xứng tầm là công ty đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu công ty cần huy

bằng cách tăng cường thêm thành viên góp vốn hay có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần. Làm được điều này công ty sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn từ chi phí lãi vay.

Tăng cường vốn chủ sở hữu, tranh thủ những nguồn vốn tạm thời chưa sử dụng như thu nhập chưa phân phối, các nguồn quỹ công ty tạm thời chưa sử dụng, thu hút vốn từ nội bộ công ty để huy động vào kinh doanh. Từ đó có thể giảm bớt các khoản nợ phải trả như các khoản nợ vay...

5.6. BỐ TRÍ TÀI SẢN – NGUỒN VỐN HỢP LÝ:

Hiện nay cơ cấu nguồn vốn của công ty chưa thật hợp lý. Công ty cần bố trí lại cơ cấu tài sản của mình cho hợp lý. Bằng cách giảm bớt lượng đầu tư vào tài sản lưu động tăng cường đầu tư vào tài sản cốđịnh bằng cách giảm các khoản phải thu, giải phóng hàng tồn kho. Bởi vì tài sản lưu động chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản mà suất sinh lợi của nó thấp. Tỷ trọng nợ

phải trả rất lớn trong tổng nguồn vốn trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu thì chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn. Vì vậy công ty cần thay đổi cơ

cấu này bằng cách giảm các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn. Để làm được

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DẦU KHÍ MÊKÔNG (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)