Phân tích vốn và hiệu quả sử dụng vốn:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DẦU KHÍ MÊKÔNG (Trang 61 - 65)

4.4.3.1. Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân:

Vòng quay các khoản phải thu biểu hiện cứ bình quân một đồng các khoản phải thu thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này càng cao chứng tỏ tốc

độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh. Năm 2005 số vòng quay các khoản phải thu chậm hơn so với năm 2004 là 65,99 vòng. Sang năm 2006 số vòng quay này lại tăng lên 1,64 vòng. Điều này chứng tỏ kỳ thu tiền ngắn công ty thu hồi nhanh được các khoản nợ. Năm 2004 vòng quay khoản phải thu cao do phụ thuộc

vào chính sách bán hàng thu tiền trước của công ty. Điều này làm cho công ty giảm sức cạnh tranh. Nhận thấy điều đó công ty đã thay đổi chính sách bán hàng của mình ở năm 2005 và 2006 làm cho vòng quay khoản phải thu giảm xuống.

Bảng 13: TỔNG HỢP CÁC TỶ SỐ VỀ HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN

CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006

1. Doanh thu thuần Tr.đồng 1.309.820 1.545.350 1.738.002 2. Khoản phải thu Tr.đồng 16.889 133.581 131.595 3. DT bình quân ngày Tr.đồng 3.638 4.293 4.828 4. Hàng tồn kho Tr.đồng 59.935 263.679 380.144 5. Tài sản cốđịnh Tr.đồng 122.153 105.936 96.013 6. Tài sản lưu động Tr.đồng 88.352 464.038 626.468 7. Tổng tài sản Tr.đồng 210.505 569.975 722.481 8. Vốn chủ sở hữu Tr.đồng 110.756 129.173 128.304 9. Vòng quay các KPT (9 = 1 : 2) vòng 77,56 11,57 13,21 10. Kỳ thu tiền bình quân (10 = 2 : 3) ngày 4,64 31,12 27,26 11. Vòng quay HTK (11 = 1 : 4) vòng 21,85 5,86 4,57 12. Kỳ luân chuyển HTK bình quân (12 = 360 : 11) ngày 16,47 61,43 78,74 13. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (13 = 1 : 5) lần 10,72 14,59 18,10 14. Hiệu suất sử dụng TSLĐ (14 = 1 : 6) lần 14,83 3,33 2,77 15. Hiệu suất sử dụng toàn bộ TS (15 = 1 : 7) lần 6,22 2,71 2,41 16. Hiệu suất sử dụng vốn CSH (16 = 1 : 8) lần 11,83 11,96 13,55

Để hiểu rõ hơn ta phân tích kỳ thu tiền bình quân. Kỳ thu tiền bình quân năm 2004 là 5 ngày, năm 2005 là 31 ngày và năm 2006 là 27 ngày. Như vậy kỳ

thu tiền bình quân cũng ngày càng chậm hơn chứng tỏ công ty đang bị chiếm dụng vốn. Hay nói cách khác công ty quản lý vốn kém hiệu quả. Điều này có nghĩa là từ khi bán hàng khoảng 28 ngày sau công ty mới thu được nợ (năm 2006). Rõ ràng năm 2005 và 2006 công ty đã thay đổi chính sách bán chịu của mình nhằm để thu hút khách hàng.

4.4.3.2.Vòng quay hàng tồn kho và kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân:

Vòng quay hàng tồn kho là tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào. Từ tính toán trên cho ta thấy rằng vòng quay hàng tồn kho năm 2004 là 21,85 vòng tương đương với 17 ngày cho một vòng. Năm 2005 là 5,86 vòng ứng với 62 ngày cho một vòng. Năm 2006 là 4,57 vòng tương ứng với 79 ngày một vòng. Ta thấy vòng quay hàng tồn kho năm 2005 giảm xuống rất nhanh so với năm 2004. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho ngày càng tăng lên đây là điều cần chú ý. Vì đây là mặt hàng xăng dầu dễ bị hao hụt nếu để

trong kho lâu. Do đó làm giảm kỳ luân chuyển hàng tồn kho. Như vậy để làm

được điều này cần phải tăng vòng quay hàng tồn kho lên đồng nghĩa với cần giảm lượng hàng tồn trong kho cho hợp lý.

4.4.3.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cốđịnh:

Ta thấy hiệu quả của việc sử dụng tài sản cố định tăng đều qua 3 năm liền. Năm 2005 tăng 3,87 lần so với năm 2004, năm 2006 hiệu suất này tiếp tục tăng lên 3,51 lần so với năm 2005. Như vậy ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh của công ty là khá tốt. Từ bảng trên ta thấy cứ 100 đồng vốn cố định mang lại cho công ty 10,72 đồng doanh thu năm 2004, 14,59 đồng năm 2005 và 18,1 đồng năm 2006. Sỡ dĩ hiệu suất sử dụng tài sản cốđịnh qua 3 năm tăng lên là do doanh thu thuần của công ty tăng đều trong khi đó tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định của công ty giảm xuống. Ta thấy công ty đã khai thác tối đa sức sử dụng tài sản cố định của mình. Đây là điều đáng mừng công ty cần phát huy tối đa công suất của tài sản cốđịnh.

4.4.3.4. Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động:

Trái lại, trong khi hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng lên biểu hiện dấu hiệu tốt thì hiệu suất sử dụng tài sản lưu động lại có xu hướng giảm xuống. Năm 2005 hiệu suất này giảm xuống còn 3,33 lần tốc độ giảm là 77,5%. Đến năm 2006 hiệu suất sử dụng tài sản lưu động lại tiếp tục giảm xuống còn 2,77 lần tốc

độ giảm là 16,82%. Điều này cho thấy công ty quản lý vốn lưu động chưa tốt so với các năm về trước. Để thấy rõ hơn ta đi sâu phân tích thời gian một vòng quay vốn lưu động.

Thời gian một vòng quay vốn lưu động (2004) = 24 ngày. Thời gian một vòng quay vốn lưu động (2005) = 108 ngày. Thời gian một vòng quay vốn lưu động (2004) = 130 ngày.

Rõ ràng từ kết quả tính toán trên cho ta thấy. Cứ 100 đồng vốn lưu động

đầu tư thì công ty thu được 14,83 đồng doanh thu (năm 2004) và chỉ mất 24 ngày. Sang năm 2005 cứ 100 đồng vốn lưu động bỏ ra thì tạo ra được 3,33 đồng doanh thu nhưng mất tới 108 ngày. Đến năm 2006 thì hiệu quả sử dụng vốn lưu

động lại tiếp tục giảm xuống. Trong 100 đồng vốn lưu động bỏ ra thì chỉ thu về được 2,77 đồng doanh thu mà mất đến 130 ngày. Điều này cho thấy công ty sử

dụng vốn lưu động chưa đạt hiệu quả.

4.4.3.5. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản:

Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản là sự kết hợp giữa vòng quay tài sản cố định và vòng quay tài sản lưu động. Nhìn vào kết quả trên ta thấy trong năm 2004 cứ 100 đồng tài sản tạo ra được 6,22 đồng doanh thu. Sang năm 2005 tạo ra

được 2,71 đồng doanh thu, đến năm 2006 thì tạo ra được 2,41 đồng. Như vậy, trong 3 năm qua hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản giảm. Nếu xét riêng năm 2005, hiệu suất sử dụng tài sản cốđịnh có tăng nhưng bên cạnh đó hiệu suất sử dụng tài sản lưu động lại giảm xuống đáng kể. Do đó làm cho hiệu suất sử dụng toàn bộ

tài sản giảm. Tương tự năm 2006 cũng vậy, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động giảm kéo theo hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản giảm.Vì tỷ lệ tài sản lưu động chiếm khá lớn trong tổng tài sản nhưđã phân tích trên bảng kết cấu vốn.

Tóm lại, qua phân tích trên ta thấy công ty cần có biện pháp để sử dụng tài sản cho có hiệu quả hơn. Đặc biệt cần chú ý đến việc sử dụng tài sản lưu động của mình.

4.4.3.6. Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu:

Ngược lại hoàn toàn với hiệu suất sử dụng tài sản. Ta thấy nếu như năm 2004 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được 11,83 đồng doanh thu mất 31 ngày. Sang năm 2005 bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được 11,96 đồng doanh thu mà chỉ mất 30 ngày. Đặc biệt năm 2006 ta bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở

hữu thì thu được 13,55 đồng doanh thu chỉ mất có 27 ngày. Vậy rõ ràng công ty sử dụng vốn chủ sở hữu rất tốt và có xu hướng tăng năm sau cao hơn năm trước.

4.4.4. Phân tích nhóm tỷ sốđòn bẩy tài chính: Bảng 14: TỔNG HỢP CÁC TỶ SỐĐÒN BẨY TÀI CHÍNH Bảng 14: TỔNG HỢP CÁC TỶ SỐĐÒN BẨY TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DẦU KHÍ MÊKÔNG (Trang 61 - 65)