ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DẦU KHÍ MÊKÔNG (Trang 29)

CÔNG TY QUA 3 NĂM 2004 – 2006.

Trong ba năm qua, công ty dầu khí MeKong đã có những nổ lực phấn đấu không ngừng để theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước, từđó công ty

đã khẳng định được chỗđứng của mình trên thị trường. Một số kết quảđạt được như sau (bảng 2):

3.2.1. Doanh thu:

Từ bảng số liệu cho ta thấy doanh thu của công ty tăng trưởng đều qua ba năm liền. Từ hơn 1.310 tỷđồng năm 2004 tăng lên gần 1.548 tỷđồng năm 2005, với tốc độ tăng là 18,10%. Năm 2006 doanh thu có tăng lên nhưng hơi chậm lại với số tiền thu được là gần 1.743 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 12,60%. Doanh thu tăng liên tục như vậy chủ yếu là do thu từ bán hàng tăng lên. Ngoài ra doanh thu tăng cũng do thu từ hoạt động tài chính tăng cao ở năm 2005 và 2006.

3.2.2. Chi phí:

Đối với khoản mục chi phí ta thấy chi phí còn cao hơn nhiều và tăng đều qua các năm. Trong đó năm 2006 có chi phí cao nhất với tổng chi phí gần 2.050 tỷ đồng. So sánh giữa doanh thu với chi phí thoạt nhìn ta tưởng công ty làm ăn thua lỗ nhưng phần lợi nhuận ròng trong bảng vẫn có lãi. Lý do là công ty được nhà nước bù lỗ do nhà nước khống chế mức giá bán ra. Như vậy ta thấy năm 2005 số tiền nhà nước bù lỗ trên 153 tỷđồng. Năm 2006 tăng lên hơn gấp đôi so với năm 2005 là trên 322 tỷđồng.

3.2.3. Lợi nhuận:

Tuy doanh thu tăng qua các năm nhưng lợi nhuận lại giảm ở năm 2006. Năm 2005 lợi nhuận ròng tăng lên với số tiền là hơn 17,6 tỷđồng tốc độ tăng so với năm 2004 là 231,59%. Nhưng đến năm 2006 thì lợi nhuận ròng giảm xuống chỉ còn 13,6 tỷ đồng và tốc độ giảm so với năm 2005 là 22,89%. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận là công ty chịu ảnh hưởng bởi lượng hàng tồn kho quá lớn. Khi giá xăng dầu giảm làm cho doanh số bán ra giảm xuống so với giá

vốn mình mua vào. Ở đây, chỉ phân tích khái quát tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty xem trong những năm qua công ty hoạt động như thế nào.

Để hiểu rõ hơn tình hình tài chính công ty như thế nào ta sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề này ở phần sau.

Bảng 2: TỔNG HỢP DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA PETROMEKONG TỪ NĂM 2004 - 2006 ĐVT: triệu đồng CHÊNH LỆCH 2005/2004 CHÊNH LỆCH 2006/2005 CHỈ TIÊU N2004 ĂM N2005 ĂM N2006 ĂM Số tiền % Số tiền % 1 2 3 4 5 = 3 - 2 6 = 5 : 2 7 = 4 - 3 8 = 7 : 3 1. Doanh thu 1.310.631 1.547.859 1.742.880 237.228 18,10 195.021 12,60 2. Chi phí 1.304.543 1.681.064 2.049.814 376.521 28,86 368.750 21,94 3. LN trước thuế 6.088 20.1791 15.5662 14.091 231,46 -4.613 -22,86 4. Thuế 761 2.514 1.946 1.753 230,35 -568 -22,59 5. Số lỗđược bù 0 153.384 322.500 153.384 x 169.116 110,26 6. LN ròng 5.327 17.664 13.620 12.337 231,59 -4.044 -22,89

(Nguồn:Trích từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2004 – 2006 – phòng kế toán công ty PetroMeKong)

Trong đó:

(1): 20.179 = 1.547.859 - 1.681.064 + 153.384 (2): 15.566 = 1.742.880 - 2.049.814 + 322.500

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DẦU KHÍ MEKONG

4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN

ĐỐI KẾ TOÁN:

Để nắm được một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp cần phải đi sâu xem xét mối quan hệ cân

đối giữa tài sản và nguồn vốn nhằm rút ra nhận xét ban đầu về tình hình tài chính doanh nghiệp. Trước hết ta xem xét kết cấu và sự biến động của tài sản. Sau đó xem xét kết cấu và sự biến động của nguồn vốn. Cuối cùng là xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.

4.1.1. Phân tích tình hình tài sản: 4.1.1.1.Phân tích sự biến động về tài sản: 4.1.1.1.Phân tích sự biến động về tài sản: 4.1.1.1.Phân tích sự biến động về tài sản: 0 100.000.000 200.000.000 300.000.000 400.000.000 500.000.000 600.000.000 700.000.000 NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 A. TSLĐ & ĐTNH B. TSCĐ & ĐTDH Hình 01: Kết cấu tài sản. Từ bảng số liệu về tình hình tài sản (bảng 3) ta thấy tổng tài sản tăng đều qua 3 năm. Năm 2005 tăng hơn gấp đôi so với năm 2004 với số tiền hơn 359,5 tỷ đồng ứng với tốc độ tăng là 170,77%. Bước sang năm 2006 tỷ lệ tăng này có giảm so với năm 2005 chỉ tăng thêm với tỷ lệ là 26,76%. Tổng tài sản tăng nguyên nhân chủ yếu do công ty tăng đầu tư vào tài sản lưu động và đầu tư dài hạn. Ta thấy tỷ trọng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong tổng tài sản qua 3 năm đều tăng liên tục từ 41,97% năm 2004, qua năm 2005 tỷ lệ này là 81,41% và 86,71% năm 2006. Ngược lại tỷ trọng tài sản cố định và đầu tư dài hạn trong tổng tài sản liên tục giảm từ 58,03% năm 2004 xuống còn 13,29% năm 2006. Việc gia tăng đầu tư vào TSLĐ & ĐTNH của công ty là rất tốt. Nó đáp

ứng cho việc phát triển kinh doanh, mở rộng qui mô và phát triển công ty. Hiện nay công ty cần TSLĐ rất lớn đặc biệt là vốn bằng tiền để chuẩn bị cho những chuyến nhập khẩu xăng dầu (mỗi lần nhập khẩu công ty cần từ 300 đến 400 tỷ đồng). Tuy nhiên đây mới chỉ là sự phân tích trên toàn tổng thể nên chưa thấy rõ

được nguyên nhân làm gia tăng vốn. Nhưng nhìn chung tổng tài sản tăng chứng tỏ công ty đang mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Bảng 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN QUA 3 NĂM 2004 – 2006

ĐVT: triệu đồng NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 CHÊNH L2005/2004 ỆCH CHÊNH L2006/2005 ỆCH CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1 2 3 4 5 6 7 8 = 4 - 2 9 = 8 : 2 10 = 6 - 4 11 = 10 : 4 A. TSLĐ & ĐTNH 88.352 41,97 464.038 81,41 626.468 86,71 375.686 425,22 162.430 35,00 B. TSCĐ & ĐTDH 122.153 58,03 105.936 18,59 96.013 13,29 -16.217 -13,28 -9.923 -9,37 Tổng cộng 210.505 100,00 569.974 100,00 722.481 100,00 359.469 170,77 152.507 26,76

(Nguồn:Trích từ bảng cân đối kế toán 3 năm 2004 – 2006 – phòng kế toán công ty PetroMeKong)

4.1.1.2. Phân tích kết cấu về tài sản:

Phân tích tình hình tài sản, ngoài việc so sánh tổng tài sản qua các năm còn

đánh giá giữa các bộ phận tài sản cấu thành tổng tài sản của công ty nhằm thấy

được việc sử dụng tài sản, việc phân bổ các loại tài sản trong các giai đoạn của quá trình hoạt động kinh doanh có hợp lý không. Từ đó đề ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ta lập bảng kết cấu tài sản sau (bảng 4).

Thông qua bảng kết cấu tài sản ta có thể thấy được kết cấu của từng loại tài sản và có thể thấy được tổng tài sản tăng đều qua các năm là do nguyên nhân nào. Cụ thể ta đi vào phân tích từng chỉ tiêu.

a) Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn:

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (TSLĐ & ĐTNH) của công ty tăng

đều qua 3 năm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Cụ thể năm 2004 là hơn 88 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 41,97% so với tổng tài sản. Đến năm 2005 TSLĐ &

ĐTNH tăng lên đáng kể với số tiền là hơn 464 tỷ đồng chiếm 81,41% trong tổng tài sản. Năm 2006 cũng tiếp tục tăng với số tiền là hơn 626 tỷ đồng chiếm 86,71% so với tổng tài sản. Như vậy ta thấy có sự thay đổi rất lớn

trong kết cấu tài sản của công ty. Công ty đang tăng vốn lưu động để mở

rộng qui mô sản xuất kinh doanh đây là điều rất tốt. Sở dĩ có sự thay đổi về

kết cấu TSLĐ & ĐTNH là do những nhân tố sau: - Vốn bằng tiền tăng lên:

Vốn bằng tiền của công ty tăng lên rất nhanh trong 3 năm qua. Năm 2004 là gần 11 tỷ đồng chiếm 5,14% so với tổng tài sản. Đến năm 2005 tăng lên gấp 6 lần với số tiền trên 66 tỷ đồng chiếm 11,62% trong tổng tài sản. Sang năm 2006 vốn bằng tiền tiếp tục tăng lên hơn 114 tỷ đồng chiếm 15,83% so với tổng tài sản. Nguyên nhân vốn bằng tiền của công ty tăng là do chính sách của công ty là bán hàng thu tiền trước nên hạn chế được các khoản nợ phải thu hơn nữa công ty đang mở rộng quy mô hoạt động làm cho doanh thu tăng liên tục 3 năm liền. Rõ ràng ta thấy lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng tăng lên góp phần làm tăng vốn bằng tiền. Vốn bằng tiền tăng điều đó chứng tỏ sức mạnh tài chính của công ty là rất tốt có thể đáp

ứng khả năng thanh toán chuẩn bị vốn kịp thời cho những lần nhập khẩu xăng dầu. Nhưng vốn bằng tiền cao mà các khoản phải trả còn lớn đặc biệt là vay ngắn hạn còn nhiều công ty chưa tận dụng được tối đa tài sản hiện có. Điều này hoàn toàn không tốt đối với công ty.

- Các khoản phải thu cũng tăng lên:

TSLĐ & ĐTNH tăng còn do các khoản phải thu tăng. Các khoản phải thu năm 2005 tăng hơn so với các khoản phải thu năm 2004. Khoản phải thu năm 2004 gần 17 tỷ đồng chiếm 8,02% tổng tài sản. Bước sang năm 2005 khoản phải thu là 133,5 tỷ đồng chiếm 23,44%. So sánh năm 2005 với năm 2004 thì tỷ lệ tăng của khoản phải thu lên tới 690,96%. Chứng tỏ trong năm công ty còn chưa thu hồi được nợ làm vốn của công ty bị chiếm dụng khá lớn. Sang năm 2006 khoản phải thu có giảm chút ít còn 131,5 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 18,21% trong tổng tài sản. Nguyên nhân công ty thu hồi được nợ của một số khách hàng. Trong năm 2004 công ty bán hàng với hình thức thu tiền giao hàng chỉ cho một số khách hàng quen nợ lại

công ty bán hàng với chính sách thoáng hơn. Cụ thể công ty bán hàng cho các đại lý và tổng đại lý chiến lược của công ty bằng hình thức trả chậm dưới sự bảo lãnh của ngân hàng thương mại hoặc dùng tài sản thế chấp như đất, nhà... Thời hạn trả chậm không quá 10 ngày kể từ ngày giao hàng. Nên

đến năm 2006 khoản phải thu giảm xuống còn 131 tỷ đồng do công ty rất nghiêm khắc trong việc bán hàng trả chậm nên trong những năm qua công ty không có các khoản nợ quá hạn nào.

Qua so sánh giữa năm 2006 với 2005 ta thấy khoản phải thu của công ty giảm 1,49% tốc độ giảm cũng hơi khiêm tốn. Sỡ dĩ khoản phải thu cao phần lớn là do khách hàng mua hàng nhưng chưa thanh toán chiếm tỷ lệ

khá lớn trong khoản phải thu. Ngoài ra các khoản phải thu khác như thu từ

việc bù lỗ xăng dầu của nhà nước chiếm khá lớn. - Hàng tồn kho quá lớn:

Nhân tố lớn nhất tác động làm cho tổng tài sản tăng là hàng tồn kho của công ty quá lớn. Năm 2004 hàng tồn kho gần 60 tỷ đồng chiếm 28,47% trong tổng tài sản. Sang năm 2005 hàng tồn kho của công ty là 236,6 tỷ đồng chiếm 46,26% trong tổng tài sản. So sánh năm 2005 với năm 2004 thì tốc độc tăng của hàng tồn kho là 339,94%. Song chưa dừng lại ở đó năm 2006 hàng tồn kho lại tiếp tục tăng 380 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 52,62% trong tổng tài sản. Và tăng với tỷ lệ 44,17% so với năm 2005. Tuy hàng tồn kho có tăng chậm lại nhưng ta thấy hàng tồn kho vẫn khá lớn. Nguyên nhân hàng tồn kho lớn do công ty phải nhập khẩu theo tiến độ quota do bộ

thương mại cấp và tùy thuộc theo từng thời điểm giá xăng dầu thế giới rẻ

thì nhập nhiều. Sự biến động của giá cả xăng dầu thế giới thì vấn đề dự trữ

hàng hóa là điều hiển nhiên. Hơn nữa bộ thương mại qui định các công ty xăng dầu đầu mối (cả nước có 11 công ty) phải tồn kho tối thiểu 15 ngày dự

trữ bình quân. Vì xăng dầu là mặt hàng chiến lược của quốc gia chính phủ

không xây kho chứa để dự trữ như lúa gạo. Sự biến động của giá cả thị

nhiên việc dữ trữ này phải phù hợp với tình hình thực tế tại công ty nhằm tránh ứđộng vốn nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tất nhiên hàng tồn kho dự trữ quá lớn như vậy là không tốt. Bởi vì công ty đang hoạt động dựa trên vốn vay là chủ yếu. Vì vậy đây cũng là một vấn đề nan giải của công ty do nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh doanh của mình.

- Tài sản lưu động khác:

Tài sản lưu động khác của công ty thì có xu hướng giảm. Năm 2004 là hơn 716 triệu đồng đến năm 2005 giảm xuống còn 524 triệu đồng và năm 2006 còn 354 triệu đồng. Ta thấy rằng tài sản lưu động chiếm tỷ trọng không đáng kể so với tổng tài sản. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do tạm ứng của công ty giảm xuống. Đây là điều đáng mừng bởi vì chính sách hiện nay của công ty là giảm tối đa các khoản tạm ứng. Đây xem như là kết quả đạt được mà chính sách của công ty đề ra.

b) Tài sản cốđịnh và đầu tư dài hạn (TSCĐ & ĐTDH):

Tài sản cố định hữu hình của công ty hiện có gồm tổng kho xăng dầu có sức chứa 36.000 m3, xe bồn, xe xitéc, xà lan, nhà xưởng, máy móc phục vụ văn phòng, máy dùng để pha chế xăng dầu. Trong đó một số tài sản công ty đã khai thác triệt để như xà lan, nhà xưởng... Và vẫn còn một số tài sản chưa khai thác hết như tổng kho xăng dầu, máy dùng để pha chế, và máy dùng đo lường chất lượng đã cũ công suất thấp, xe bồn bị hỏng và xuống cấp thì bỏ đi tuy vẫn còn thời hạn sử dụng. Vì vậy công ty quản lý và sử

dụng tài sản cố định chưa được tốt cần có biện pháp khắc phục.

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn có dấu hiệu giảm xuống. Năm 2004 TSCĐ & ĐTDH công ty hơn 122 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 58,03% trong tổng tài sản. Đến năm 2005 khoản mục này giảm đi hơn 16 tỷ đồng và sang năm 2006 khoản mục này giảm xuống thêm gần 10 tỷ đồng tốc độ giảm là 9,37%. Việc TSCĐ & ĐTDH giảm đều qua các năm chủ yếu là do khoản mục tài sản cố định hữu hình. Năm 2004 tài sản cố định hữu hình hơn 120

tỷ chiếm tới 57,08% tổng tài sản. Đến năm 2005 khoản mục này giảm xuống còn hơn 101 tỷ đồng chiếm 17,76% và năm 2006 tiếp tục giảm còn 89,7 tỷ đồng chiếm 12,42% tổng tài sản. So sánh giữa năm 2005 với năm 2004 tốc độ giảm là 15,77%, năm 2006 tốc độ giảm là 11,36% so với năm 2005. Tài sản cố định hữu hình giảm chủ yếu là do công ty trích khấu hao tài sản cố định như (nhà xưởng, máy móc, bồn chứa, xe vận chuyển, xà lan,

ống dẫn dầu...) không đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị. Hơn nữa tài sản cố định hữu hình giảm từ 101 tỷ năm 2005 xuống còn 96 tỷ năm 2006 là do công ty có thanh lý một số tài sản cố định như xe bồn và thiết bị văn phòng... Do công ty không đầu tư mua sắm thêm tài sản cố định nên tài sản cốđịnh giảm là điều đương nhiên.

Tương tự như tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình cũng giảm xuống. Năm 2005 là 5,6 tỷ đồng sang năm 2006 giảm còn 5,3 tỷ đồng. Tài sản cố định vô hình của công ty chủ yếu là quyền sử dụng đất. Hàng năm công ty đều trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Áp dụng theo quyết định 206 Bộ Tài Chính ban hành 12/12/2003. Tài sản này được

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DẦU KHÍ MÊKÔNG (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)