CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 1. Nợ phải trả Tr.đồng 99.749 440.802 594.177 2. Tổng tài sản Tr.đồng 210.505 569.975 722.481 3. Tổng nguồn vốn Tr.đồng 210.505 569.975 722.481 4. Vốn chủ sở hữu Tr.đồng 110.756 129.173 128.304 5. Lãi trước thuế và lãi vay Tr.đồng 8.859 24.223 30.854 6. Lãi vay Tr.đồng 2.771 4.044 15.288 7 Tỷ số nợ trên tổng TS (7 = 1 : 2) % 47,39 77,34 82,24 8. Tỷ số nợ trên NV CSH (8 = 1 : 4) % 90,06 341,25 463,10 9. Tỷ số tổng TS trên NV CSH (9 = 2 : 4) lần 1,90 4,41 5,63 10. Tỷ số tự tài trợ (10 = 4 : 3) % 52,61 22,66 17,76 11. Khả năng thanh toán lãi vay (11 = 5 : 6) lần 3,20 5,99 2,02
Các tỷ số đòn bẩy tài chính đánh giá mức độ mà công ty tài trợ cho hoạt
động kinh doanh của mình bằng vốn vay. Các công ty có tỷ sốđòn bẩy tài chính cao có khả năng không trảđược nợ. Vì thế, khi công ty muốn vay tiền ngân hàng sẽđánh giá xem công ty có vay quá nhiều hay không để từđó ra quyết định cho vay. Vì vây, để biết được mức độ mà công ty tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay ta có bảng các tỷ sốđòn bẩy tài chính như trên. Để hiểu rõ hơn ta đi vào phân tích cụ thể.
4.4.4.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản:
Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty tăng lên qua 3 năm. Như vậy, ta nhận thấy tài sản của công ty được tài trợ ngày càng cao. Cụ thể, năm 2005 có 77,34% tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay. Trong khi đó năm 2004 chỉ có 47,39% tài sản của công ty được tài trợ bằng
xét rằng phần lớn tài sản của công ty có được là do đi vay. Điều này chứng tỏ
công ty còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn từ bên ngoài. 4.4.4.2. Tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu:
Các nhà cho vay dài hạn một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi mặt khác họ trú trọng đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Bởi vì điều này ảnh hưởng đến sự đảm bảo các khoản tín dụng của người cho vay.
Từ bảng tính trên cho ta thấy trong năm 2005 các nhà cho vay đã tài trợ
nhiều hơn vốn chủ sở hữu có đến 341,25 đồng nợ tham gia cùng 100 đồng vốn chủ sở hữu. Điều này giường như công ty sử dụng một lượng vốn vay đáng kể. Nhưng trước đó năm 2004, công ty hầu như không sử dụng vốn vay mà chủ yếu là dùng vốn chủ sở hữu của mình. Năm 2006, các nhà cho vay còn tài trợ nhiều hơn năm 2005 có đến 463,10 đồng nợ tham gia cùng 100 đồng vốn chủ sở hữu. Chứng tỏ công ty đang sử dụng lượng vốn vay khá lớn. Từđó ta có thể nhận xét rằng công ty ngày càng sử dụng nợ là chủ yếu ít sử dụng vốn chủ sở hữu.
4.4.4.3. Tỷ số tổng tài sản trên nguồn vốn chủ sở hữu:
Ta cũng có thể gọi tỷ số này là đòn bẩy tài chính hay rủi ro tài chính. Nhìn chung 3 năm qua tỷ số này có xu hướng tăng lên. Năm 2006 tỷ số này là cao nhất bằng 5,63 lần. Tỷ số này cho thấy năm 2006 công ty đã có được tổng tài sản gấp 5,63 lần so với vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy tình hình vay nợ của công ty ngày một tăng lên. Lãi vay từ những khoản nợ dài hạn như vậy sẽ làm gia tăng những rủi ro về tài chính nếu lợi nhuận của công ty làm ra không đủ trả lãi vay. 4.4.4.4. Tỷ số tự tài trợ:
Thể hiện mối quan hệ so sánh giữa nguồn vốn chủ sở hữu với tổng nguồn vốn đơn vịđang sử dụng. Tỷ số này cho ta thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty. Khi tỷ số tự tài trợ càng cao thì đơn vị càng có khả năng tự chủ về tài chính. Ba năm qua ta thấy khả năng tự chủ của công ty đang giảm dần. Bằng chứng là khả năng tự tài trợ của công ty đang bị giảm xuống. Từ 52,61% năm 2004 giảm còn 22,66% năm 2005 và 17,76 năm 2006. Nghĩa là trong 100 đồng tài sản của công ty thì chỉ có 17,76 đồng vốn chủ sở hữu mà thôi (năm 2006). Ta
thấy vốn chủ sở hữu 3 năm qua có tăng nhưng rất thấp. Trong khi đó tổng nguồn vốn tăng lên rất nhanh và chiếm tỷ trọng cao. Điều này cho thấy phần lớn tài sản
đang sử dụng đều được đầu tư bằng nguồn vốn chiếm dụng của các tổ chức khác. Chủ yếu là từ các khoản nợ ngắn hạn năm 2004 chiếm 40,89%, năm 2005 là 74,46% và năm 2006 là 80,78% trong tổng nguồn vốn. Với tỷ lệ này chứng tỏ
công ty đang bị ràng buộc bởi các chủ nợ. Vì vậy công ty cần cố gắng hơn nữa trong thời gian tới.
4.4.4.5. Khả năng thanh toán lãi vay:
Thông qua chỉ tiêu này cho ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước hết có đủ để chi trả lãi vay hay không. Chỉ tiêu này còn có thể cho ta biết tình hình hoạt động kinh doanh của công ty và cũng phản ảnh hoạt động tài chính của công ty. Nhìn chung 3 năm qua ta thấy lợi nhuận của công ty có thể đảm bảo trả được lãi vay và biến động không đều. Ta thấy năm 2004 có 3,2 đồng lợi nhuận
để thanh toán một đồng lãi vay. Năm 2005 thì có khả quan hơn lợi nhuận của công ty từ hoạt động kinh doanh dưđể đảm bảo thanh toán lãi vay, có tới 6 đồng lợi nhuận để thanh toán một đồng lãi vay. Năm 2006 thì khả năng thanh toán lãi vay thấp hơn có 2,02 đồng lợi nhuận để thanh toán một đồng lãi vay. Sỡ dĩ năm 2006 khả năng thanh toán lãi vay thấp là vì khoản vay của công ty rất lớn trong khi đó lợi nhuận công ty mang về bị giảm sút. Công ty cần hạn chế vốn vay để đảm bảo không mất khả năng trả nợ vay.