Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường : “Cách đây một thế kỷ, Việt Nam còn rất nhiều rừng giàu chất lượng cao, che phủ gần như cả nước. Năm 1943, diện tích rừng giảm xuống chỉ cịn 14,3 triệu ha hoặc 43% diện tích lãnh thổ và đặc biệt suy giảm trong những năm chiến tranh và giai đoạn 1976- 1985. Đến năm 1990, diện tích rừng đã giảm xuống còn 10,88 triệu ha hoặc 28,2%. Nguyên nhân gây giảm diện tích rừng trong thập niên 90 chủ yếu là do cháy rừng và mở rộng diện tích đất nơng nghiệp. Tuy nhiên, từ năm 1993 nhờ các chương trình quốc gia lớn như 327, chương trình 5 triệu ha rừng hay cịn gọi chương trình 661 đã đẩy mạnh phủ xanh, tái trồng rừng và cải thiện cơng tác quản lý rừng, góp phần làm xoay chuyển chiều hướng tiêu cực. Theo thống kê chính thức năm 2004, diện tích rừng đã tăng lên 12,3 triệu ha. Chương trình 5 triệu ha rừng hay 661 nhằm mục đích tái lập độ che phủ 43% vào năm 2010.
Mặc dù diện tích rừng tăng song chất lượng của các khu rừng tự nhiên tiếp tục bị suy giảm và chia cắt. Hơn hai phần ba diện tích rừng của Việt Nam là rừng nghèo hoặc rừng đang phục hồi, trong khi đó rừng giàu và rừng kín chỉ chiếm 3,4% (năm 2000) và 4,6% (năm 2004). Hầu như khơng cịn các khu rừng ở các vùng thấp với tính đa dạng sinh học còn nguyên vẹn. Các cơ hội để phục hồi hồn tồn đang giảm đi nhanh chóng vì các vùng rừng giàu đã bị chia cắt và cô lập thành những mảnh nhỏ.
Các khu rừng ngập mặn Việt Nam đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng. Trong giai đoạn từ 1943 đến 1999, diện tích rừng ngập mặn trên phạm vi toàn quốc đã giảm từ 409.000 ha xuống còn 155.000 ha, tương đương 62% do sự tàn phá của chiến tranh và sự phát triển hàng loạt các vùng nuôi trồng thuỷ sản. Sau nhiều năm cố gắng nỗ lực trồng lại, hiện nay diện tích rừng ngập mặn đã được tăng lên .