II. HOẠT ĐỘNG : KHAI THÁC TRÁI PHÉP VÀ BẢO VỆ RỪNG (45 PHÚT)
3. Sự suy giảm đa dạng sinh học
Cùng với sự phát triển của loài người, đa dạng sinh học đang ngày càng bị suy giảm, do một số nguyên nhân sau :
Sự suy giảm và mất nơi cư trú của các loài sinh vật do các hoạt động của con người như chặt phá rừng, đốt nương rẫy, mở rộng diện tích đất nơng nghiệp, cháy rừng, sự tàn phá của chiến tranh và thiên tai như : bão, lụt, hạn hán, biến đổi khí hậu, sâu bệnh…
Sự khai thác q mức, khai thác có tính huỷ diệt và sử dụng khơng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học do áp lực của sự tăng dân số, đói nghèo và mục đích thương mại.
Ơ nhiễm mơi trường do chất thải cơng nghiệp, khai khống, hố chất nông nghiệp, chất thải đô thị, ô nhiễm dầu ở các vùng cửa sông ven bờ.
Sự di nhập một số loài động thực vật ngoại lai thiếu kiểm sốt, ví dụ : mai dương, ốc bươu vàng... - ° - - - - - ° ° ° ° °
HST rừng và đồng cỏ ở VQG Lò Gò Xa Mát HST rừng nhiệt đới ở KBTTN Sông Thanh
HST rừng khộp ở VQG Yok Đôn HST rừng trên núi đá vôi ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
HST trung du HST rừng ngập mặn ở VQG Xuân Thủy
HST đồng bằng Bắc bộ HST đất ngập nước Vân Long HST
sông Cửu Long
HST Đồng Tháp Mười.
HST hồ ở VQG Ba Bể
HST đới ven bờ
Những nguyên nhân nói trên đều bắt nguồn từ các nguyên nhân sâu xa sau :
Sự gia tăng dân số nhanh ở các quốc gia đang phát triển - nơi có tiềm năng đa dạng sinh học lớn - đã dẫn đến mở rộng diện tích đất canh tác nơng nghiệp. Khai thác gỗ, xây dựng cơ sở hạ tầng, phá rừng ngập mặn ven biển để nuôi trồng thuỷ sản đã làm cho diện tích rừng bị giảm sút nhanh chóng.
Người dân ở những vùng có tính đa dạng sinh học cao vẫn sống dựa vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, đời sống kinh tế cịn nhiều khó khăn, tỷ lệ các hộ đói nghèo cao.
Nhận thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của người dân nói chung cịn thấp. Sự tham gia của các cộng đồng dân cư vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học cịn ít và hiệu quả chưa cao.
Hiệu lực thi hành các văn bản pháp luật liên quan đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học chưa cao. Việc thực hiện nhiều chủ trương, chính sách cịn kém hiệu quả do thiếu sự kiểm tra, đôn đốc và phối hợp giữa các ngành, các cấp và các địa phương.