A. Chuỗi, lưới thức ăn
1. Chuỗi thức ăn
“Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều lồi sinh vật có quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng. Mỗi lồi là một mắt xích thức ăn, tiêu thụ mắt xích phía trước và bị mắt xích phía sau tiêu thụ”.
Chuỗi thức ăn thường mở đầu bằng sinh vật sản xuất (cây xanh) và thường kết thúc bằng sinh vật phân huỷ (vi sinh vật).
Các thành phần trong chuỗi thức ăn : Sinh vật sản xuất : Cây xanh, tảo. Sinh vật tiêu thụ :
Sinh vật tiêu thụ bậc 1 : Động vật ăn thực vật. Sinh vật tiêu thụ bậc 2, 3, ..n : Động vật ăn động vật. Sinh vật phân huỷ : Vi sinh vật, nấm.
- - - ° ° - - * * *
Chuỗi thức ăn trên cạn điển hình : Lúa → Châu chấu → Ếch → Rắn Chuỗi thức ăn dưới nước điển hình : Tảo → Cá bé → Cá lớn → Con người
2. Lưới thức ăn
“ Lưới thức ăn là một tập hợp của nhiều chuỗi thức ăn có các mắt xích chung”.
3. Vai trị của chuỗi thức ăn và lưới thức ăn thức ăn
Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ của các loài sinh vật về mặt dinh dưỡng. Vì vậy, qua lưới thức ăn ta có thể xác định được sự biến đổi của một lồi nào đó dựa vào lồi phía trước và lồi phía sau. Điều này cho phép các nhà khoa học tiên đoán sự phát triển hay suy vong của một loài trong tự nhiên dựa vào nguồn thức ăn cung cấp và kẻ thù nguy hiểm tác động.
B. Hệ sinh thái
“Hệ sinh thái được định nghĩa là một đơn vị gồm các loài sinh vật và các yếu tố vô sinh của một khu vực nhất định có sự tác động qua lại, trao đổi chất với nhau.”
hoặc :
“Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh, tương đối ổn định, bao gồm quần xã và sinh cảnh của nó”.
Các thành phần của một hệ sinh thái gồm :
Các thành phần sống : Sinh vật (sinh vật sản xuất, các sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân huỷ).
Các thành phần không sống : đất, nước, khơng khí, điều kiện khí hậu...