Cần gỡ bỏ những quy định tạo nên rào cản, phân biệt giữa các ngân hàng quốc doanh và ngoài quốc doanh trong quá trình hoạt động, tạo thế cạnh tranh công bằng trong hoạt động của các ngân hàng. Các quy định pháp lý cũng nên rõ ràng thông thoáng, không nên quá rườm rà, hướng đến giao dịch một cửa tạo sự thuận tiện đối với cả ngân hàng và khách hàng.
6.2.2. Đối với ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL.
- Đầu tư thêm cơ sở vật chất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị
trường.
- Quảng bá, tiếp thị hình ảnh về ngân hàng nhiều hơn nữa trong thời gian tới, các trang web cần được bổ sung và cập nhật thông tin liên tục nhằm cung cấp các thông tin đến khách hàng một cách đầy đủ nhất thông tin về ngân hàng.
- Hiện nay trên thị trường các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là chưa nhiều so với các ngân hàng khác do đó đa dạng hóa các sản phẩm của ngân hàng là một biện pháp để khách hàng quan tâm đến ngân hàng nhiều hơn. Cụ thể là ngân hàng nên có máy rút tiền tựđộng và các dịch vụ thanh toán thẻ có liên quan. Nếu có thể, ngân hàng nên có hình thức thanh toán liên ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu thanh toán của khách hàng ngày phong phú. Để tạo thêm được nguồn thu mới cũng nhưđa dang hóa các loại hình hoạt động, nên có phương án để thực hiện mô hình Bancassurance, đây là hướng phát triển mới trong tương lai đối với hoạt động của nhiều ngân hàng.
6.2.3. Đối với các ngành hữu quan.
- Cần tạo điều kiện thông thoáng cho quá trình hoạt động của ngân hàng như
- Cần quy định đối với các doanh nghiệp, công ty về chếđộ hạch toán kế toán theo đúng quy định hiện hành, các báo cáo tài chính phải được kiểm soát chặt chẽ… - Khi cấp giấy phép kinh doanh cho một doanh nghiệp đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền phải giám sát kinh doanh và chịu trách nhiệm về tư cách pháp nhân của khách hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Hồ Diệu (2000). Tín Dụng ngân hàng. Nhà Xuất Bản Thống Kê.
2. TS. Ngô Văn Quế (2003). Quản lý và phát triển Tài Chính Tiền Tệ Tín Dụng Ngân Hàng, Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật.
3. PTS. Nguyễn Văn Dờn. Tín dụng và nghiệp vụ ngân hàng, Nhà xuất bản Tài Chính, 1998.
4. ThS. Thái Văn Đại. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Tủ sách trường
Đại học Cần Thơ.
5. Các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ.
6. Các báo cáo về tình hình cho vay, thu nợ và dư nợ tín dụng tại ngân hàng PTN
ĐBSCL-Cần Thơ.
7. Nghị định số 178/1999/NĐ.CP ngày 29/12/1999 của Chính Phủ vềđảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng.
8. Nghịđịnh 488/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về trích lập dự phòng rủi ro. 9. Sổ tay tín dụng của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ.
10. Tạp chí Ngân hàng các kỳ trong năm 2004, 2005, 2006.
11. Tạp chí Tình hình Kinh tế xã hội Thành Phố Cần Thơ các kỳ trong năm 2004, 2005, 2006.