Phương pháp phân tích số liệ u:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 27)

- Các số liệu được thu thập và phân tích thông qua việc phân tích các chỉ số tài chính nhằm đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

- Sử dụng phương pháp phân tích số tuyệt đối và số tương đối qua các năm nhằm làm nổi bật sự chênh lệch tăng hay giảm thể hiện sự phát triển hay không trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG

Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long là Ngân Hàng Thương mại Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 796/TTg ngày 18/09/1997 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch là Housing Banking of Mekongdelta (MHB). Với mục tiêu là một ngân hàng thương mại hoạt động đa năng, vận hành theo cơ

chế thị trường, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long được huy động mọi nguồn vốn và đầu tư chuyên sâu vào lĩnh vực tín dụng trung, dài hạn, đặc biệt là

đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội.

Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4/1998 đến nay, Ngân hàng Phát triển nhà

đồng bằng sông Cửu Long đã có trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và một hệ

thống mạng lưới bao gồm 01 Sở giao dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, 01 văn phòng

đại diện tại Hà Nội và gần 100 chi nhánh, phòng giao dịch tại các vùng kinh tế trọng

điểm trên khắp cả nước. Tuy là một ngân hàng non trẻ, Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long đã và đang thực hiện dự án hiện đại hóa ngân hàng theo hướng tự động hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế, có nhiều dịch vụ hiện đại phục vụ khách hàng. Trong những năm tới, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả trong tất cả các mặt kinh doanh của ngân hàng cũng như nâng cao phong cách phục vụ khách hàng.

3.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trong quá trình hoạt động và mở rộng mạng lưới của mình, ngày 21/04/1999 Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký văn bản số 350/CV chấp nhận cho Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long thành lập Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh TP Cần Thơ. Chi nhánh chính thức đi vào

hoạt động ngày 26/05/ 1999 với trụ sở đặt tại số 05 Phan Đình Phùng, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Từ một chi nhánh được thành lập vào năm 1999, đến nay, Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL đã mở rộng thêm 3 chi nhánh hoạt động tại các địa bàn Quận Ninh Kiều, Quận Ô Môn và tại Thị Xã Vị Thanh – Hậu Giang.

Với mạng lưới công nghệ thông tin hiện đại, luôn được cải tiến và đổi mới nâng cao theo xu hướng hiện nay, Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL Chi nhánh Cần Thơ đã có mối quan hệ thanh toán với tất cả các ngân hàng trong và ngoài hệ thống trên toàn quốc. Ngoài ra Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL Chi nhánh Cần Thơ còn tham gia thanh toán với hơn 100 đại lý thanh toán quốc tế trên thế giới.

Bên cạnh chuỗi sản phẩm - dịch vụđa dạng như các Ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL Chi nhánh Cần Thơ đặc biệt chú trọng cho vay xây dựng nhà ở & cơ sở hạ tầng với các hình thức: cho vay trực tiếp hộ gia đình mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở; cho vay các đơn vịđầu tư xây dựng các khu dân cư tập trung. Đến cuối năm 2003, chi nhánh đã đầu tư 450 tỷ đồng cho hơn 5.000 hộ trên địa bàn Tỉnh Cần Thơ (cũ) để mua, xây dựng, sửa chữa nhà; tham gia đầu tư vào các khu dân cư lớn của địa phương như: khu dân cư 91B, Thành phố Cần Thơ, khu dân cư Chữ

Thập Đỏ, Thành phố Cần Thơ, khu dân cư phường Hưng Phú, Thành phố Cần Thơ, khu dân cư vượt lũ Thốt Nốt, khu dân cư – du lịch Cồn Khương…

Với những nỗ lực không ngừng, Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL Chi nhánh Cần Thơ sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược tăng trưởng lâu dài bằng việc đầu tư công nghệ, nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên, nhằm đưa ra những sản phẩm - dịch vụ tối

3.3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ.

3.3.1. Về huy động vốn.

Hoạt động kinh doanh đa năng, sẵn sàng cung cấp các dịch vụ về tiền gửi và kinh doanh tiền tệ trên thị trường liên ngân hàng với thời hạn đa dạng và lãi suất hấp dẫn, các sản phẩm của Ngân hàng về huy động vốn hiện nay như sau:

- Huy động vốn từ tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn (loại 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và các kỳ hạn dài hơn đến 5 năm) và tiền tiết kiệm bằng VND và ngoại tệ nhằm tận dụng tối đa các nguồn các vốn nhàn rỗi trong dân cư.

- Nhận tiền gửi của các tổ chức tài chính – tín dụng trong nước với lãi suất cao. - Nhận vốn tài trợ, ủy thác đầu tư của các tổ chức trong nước và tổ chức tài chính quốc tếđể phục vụ cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam. - Huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá như trái phiếu, kỳ phiếu (loại 3 tháng, 6 thàng, 9 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng tùy theo mục đích từng đợt huy động), tín phiếu ngắn hạn và dài hạn.

- Huy động vốn thông qua thanh toán liên hàng.

- Ngoài ra, Ngân hàng còn huy động từ ngụồn vay vốn từ Ngân hàng phát triển nhà Trung Ương cũng như từ các tổ chức tín dụng khác.

3.3.2. Về hoạt động Tín dụng.

- Cũng như những Ngân hàng khác, Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL cũng thực hiện các nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với những đối tượng kinh tế và các thành phần kinh tế khác nhau trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên Ngân hàng cho vay các khoản vay chủ yếu nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng nhà cửa, mua nhà mới, gia cố, sửa chữa hay xây dựng cơ sở hạ tầng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng còn thực hiện các hoạt động tín dụng sau:

- Thực hiện các hoạt động tín dụng ngắn hạn hỗ trợ kinh doanh và dịch vụ khi khách hàng có nhu cầu.

- Thực hiện tín dụng để nhập khẩu các trang thiết bị máy, vật tư thiết bị hay cho vay để tài trợ thanh toán xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp thường xuyên kinh doanh giao dịch với đối tác ở nước ngoài.

- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, thanh toán. - Thanh toán Quốc tế, chuyển tiền qua mạng SWIFT đảm bảo nhanh chóng, an toàn và chi phí thấp.

- Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh qua WESTERN UNION.

- Củng cố và mở rộng hệ thống khách hàng truyền thống, đó là các doanh nghiệp xây lắp, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ, cung ứng thiết bị, khảo sát thiết kế và một số khách hàng truyền thống khác.

- Mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác với các ngân hàng trong, ngoài nước, các tổ chức tín dụng. 3.4. CƠ CẤU BỘ MÁY. 3.4.1. Cơ cấu tổ chức. Phòng hành Chánh Nhân Sự Phòng Nghiệp Vụ Kinh Doanh Phòng Nguồn Vốn Phòng Kiểm Soát Nội Bộ Ban Giám Đốc Phòng Kế Toán Ngân Quỹ Hình 1: SƠĐỒ TỔ CHỨC 3.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban. 3.4.2.1. Ban Giám Đốc.

- Ban Giám Đốc có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động trong đơn vị, phân chia công việc phù hợp với chức năng, vai trò và nhiệm vụ của các phòng ban. Chịu trách nhiệm chung các vấn đề phát sinh trong đơn vị.

- Tiếp nhận các ý kiến và thông tin phản hồi từ cấp dưới nhằm kịp thời điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của Ngân Hàng.

- Ban Giám Đốc có toàn quyền quyết định mức vay của một khoản vay.

- Có quyền quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng lương cho các cán bộ công nhân viên trong đơn vị của mình, ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm soát trưởng.

3.4.2.2. Phòng Hành chánh nhân sự.

- Lập các chương trình và tổ chức thực hiện quy hoạch cán bộ, quản lý nhân sự

và lao động, chi trả lương cho lao động. Đào tạo nhân viên, thực hiện chính sách cán bộ, thực hiện công tác thi đua khen thưởng.

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc xây dựng cơ bản, mua sắm các trang thiết bị và công cụ lao động.

- Lập các báo cáo về công tác cán bộ lao động, tiền lương và các công tác hành chánh, quản trị theo quy định.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Giám Đốc giao.

3.4.2.3. Phòng Nghiệp vụ kinh doanh.

- Trước tiên phòng Nghiệp vụ kinh doanh thực hiện nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội trong phạm vi hoạt động với mục đích phục vụ cho việc:

+ Lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đồng thời thực hiện các kế hoạch đó.

+ Lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch dự án khai thác nguồn vốn.

- Phòng Nghiệp vụ kinh doanh sẽ thực hiện tiếp cận thị trường, nắm bắt thông tin về các nhu cầu, từ đó đề xuất các phương án kinh doanh hoặc liên kết với các tổ

- Giữ vững quan hệ với khách hàng cũ – khách hàng truyền thống, mở rộng quan hệ với khách hàng mới theo chiến lược của Ngân hàng. Nhân viên tín dụng của phòng Nghiệp vụ Kinh doanh có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay tín dụng theo đúng quy trình nghiệp vụ, đồng thời tiếp cận và giải quyết hồ sơ vay theo chế độ tín dụng của Ngân Hàng Nhà Nước và theo hướng dẫn của Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long

- Tiến hành thẩm định dự án, phương án đầu tư theo quyết định về thẩm định dự án đầu tư trong phạm vi phân cấp ủy quyền của Tổng Giám Đốc và các quy định khác do Tổng Giám Đốc ban hành.

- Tổ chức việc thực hiên, kiểm tra, kiểm soát theo đúng chế độ đã quy định.

Đôn đốc việc thu hồi các khoản nợ đến hạn và đề ra các biện pháp xử lý nợ quá hạn. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán đối ngoại và kinh doanh ngoại tệ theo các quy định của Nhà nước, Ngân Hàng Nhà Nước và quy định của Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long.

- Thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh trong và ngoài nước theo đúng quy định.

- Phòng ngừa rủi ro bằng cách thực hiện công tác thông tin cần thiết.

- Thống kê và báo cáo về các nghiệp vụ tín dụng thẩm định thanh toán đối ngoại, kinh doanh ngoại tệ.

- Theo dõi và quản lý các tài sản do khách hàng thế chấp lúc đi vay là bất động sản và các tài sản cầm cốđược lưu giữ tại kho.

- Riêng đối với hồ sơ tín dụng, Phòng Nghiệp vụ Kinh doanh phải thực hiện công tác bảo quản cẩn thận kể cảđối với hồ sơ hồ sơ thẩm định, kinh doanh đối ngoại và các báo cáo nghiệp vụ theo chếđộ quy định.

3.4.2.4. Phòng Kế toán - ngân quỹ.

- Theo dõi và hạch toán kế toán, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính, quản lý tài sản và nguồn vốn của chi nhánh.

- Thường xuyên theo dõi các tài khoản giao dịch với khách hàng. Các nghiệp vụ nếu có phát sinh phải được kiểm tra cẩn thận.

- Theo dõi và thông báo về thu nợ và trả nợ tiền gửi của khách hàng. - Lên cân đối nguồn vốn và sử dụng hàng ngày để trình lên Giám Đốc.

- Ngoài ra phòng còn thực hiện chiết khấu chứng từ có giá, mở L/C, chuyển tiền điện tử.

3.4.2.5. Phòng Kiểm Soát nội bộ.

- Thực hiện công việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ tất cả các hoạt động của Ngân hàng theo đúng chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà Nước, quy chế, quy định,

điều lệ hoạt động của Ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản.

- Kiểm ra công tác quản lý và điều hành Ngân hàng, theo dõi và kiểm tra việc sửa chữa những sai phạm, việc thực hiện kiến nghị của đoàn thanh tra.

- Thực hiện báo cáo kết quả công tác kiểm tra nội bộ theo đúng quy định của Hội đồng quản trị, của Tổng Giám Đốc.

- Phối hợp với đoàn thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng Nhà Nước và của Hội Sở Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long trong khi kiểm tra, thanh tra tại chi nhánh.

3.4.2.6. Phòng Nguồn Vốn.

- Tổ chức khảo sát, nghiên cứu thị trường để xây dựng kế hoạch huy động vốn cho cho nhánh phù hợp với định hướng của MHB.

- Nghiên cứu, đề xuất và triển khai các hình thức huy động vốn thích hợp nhằm đáp ứng mục tiêu huy động của chi nhánh và thực hiện tốt kế hoạch huy động vốn được Tổng Giám Đốc giao.

- Thực hiện tốt các kế hoạch huy động vốn được triển khai trong toàn hệ thống MHB trong từng thời kỳ.

- Theo dõi, giám sát tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của chi nhánh, tham mưu cho Giám Đốc chi nhánh thực hiện được các quy định về quản lý và điều hành nguồn vốn của MHB trong từng thời kỳ, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

- Thực hiện các nghiệp vụ mua bán, hoán đổi ngoại tệ trong và ngoài hệ thống MHB trong phạm vi được Tổng Giám Đốc cho phép.

- Khảo sát và thu thập trông tin trên địa bàn, thanh toán và đề xuất cho Giám

Đốc chi nhánh ban hành mức lãi suất huy động vốn và cho vay phù hợp đảm bảo hiệu quả hoạt động của chi nhánh và tuân thủ các quy định của MHB trong từng thời kỳ.

- Tổ chức thực hiện việc quản lý rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản tại chi nhánh, đảm bảo khả năng thanh toán an toàn và hiệu quả.

- Thực hiện công tác báo cáo thống kê định kỳ và đột xuất về nguồn vốn của Chi nhánh theo quy định của MHB.

- Quy định tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế, thu thập các số liệu phát sinh, lên cân đối nguồn vốn và sử dụng hàng ngày để trình lên Giám Đốc.

- Thực hiện các báo cáo Thống kê theo chếđộ thông tin báo cáo do Ngân hàng Nhà Nước quy định và do Giám Đốc ban hành.

3.5. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH TP CẦN THƠ. 3.5.1. Nguyên tắc cho vay.

Các chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long được lựa chọn khách hàng để cho vay theo các nguyên tắc sau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Bảo đảm hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đầy đủ, đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

3.5.2. Điều kiện cho vay.

Chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long nơi cho vay xem

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 27)